Làm sao để dự phòng đột quỵ tái phát?

Dù đã được điều trị qua khỏi cơn nguy kịch nhưng khi về nhà, bệnh nhân vẫn cần dự phòng đột quỵ tái phát bởi nếu tình trạng này xảy ra, các di chứng sẽ nặng nề hơn so với trước, thậm chí khả năng tử vong là rất cao. 

Bị tái phát cơn đột quỵ nguy hiểm ra sao?

Giới chuyên gia cho biết, bệnh nhân sau đột quỵ phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu chiếm khoảng 20% trong một năm đầu và từ 10 - 50% trong 5 năm sau.

dot-quy-rat-de-bi-tai-phat.jpg

Đột quỵ rất dễ bị tái phát

Cũng theo một nghiên cứu, sau cơn đột quỵ, khoảng 30% số người bệnh bị rối loạn nhận thức, gần 50% gặp khó khăn trong sinh hoạt, vận động hoặc không thể tự chăm sóc bản thân mình, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Số lượng bệnh nhân tử vong do đột quỵ tái phát lần 2 cũng cao gấp 2,67 lần so với lần đầu. Thực tế cho thấy, cơn tai biến lần sau thường để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị cao hơn rất nhiều so với những lần trước đó.

Làm sao để dự phòng đột quỵ tái phát?

Để giảm bớt các di chứng sau đột quỵ và phòng ngừa bệnh tái phát, khi cấp cứu xong và trở về nhà, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân vẫn cần phải được chăm sóc sức khỏe cẩn thận hàng ngày:

- Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhân lúc đó. Cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị lúc xuất viện để chọn nơi tái khám tốt và thuận tiện nhất.

- Với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, tinh thần hoảng loạn sau đột quỵ, nếu cần thiết có thể kê thuốc chống trầm cảm. Việc này giúp bệnh nhân sớm cân bằng được trạng thái và có tinh thần lạc quan, tích cực trong điều trị vận động sớm.

dung-thuoc-dung-chi-dinh-tranh-tai-bien-tai-phat.jpg

Dùng thuốc đúng chỉ định tránh tai biến tái phát

- Cần đảm bảo cho bệnh nhân chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như: Cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi và hạn chế ăn mặn. Bên cạnh đó, nên tránh cho người bệnh ăn các thực phẩm chứa chất béo và một số chất kích thích như: Cà phê, trà, rượu, bia, nước uống có ga,…

- Cho bệnh nhân tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Việc vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như: Viêm phổi, nhiễm trùng do loét tì đè,… gây ra. Người nhà cần hướng dẫn, động viên, khuyến khích bệnh nhân tập luyện. Tránh một sai lầm là tự ý ngừng điều trị khi thấy trong người khỏe hơn và cho là đã hết bệnh.

- Ngoài chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày, bệnh nhân đột quỵ có thể kết hợp thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng sản phẩm từ thảo dược để cơ thể nhanh chóng phục hồi, đẩy lùi di chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

bam-huyet-giup-phong-ngua-dot-quy-tai-phat.jpg

Bấm huyệt giúp phòng ngừa đột quỵ tái phát

Lưu ý: Khi thấy các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi cho các triệu chứng mất đi. Thông báo cho các thành viên gia đình hoặc những người bạn xung quanh khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận