Rối loạn cảm giác da – Di chứng não nguy hiểm và cách phòng tránh

Các tổn thương ở não bộ, hệ thần kinh luôn gây ra nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, một trong số đó phải kể tới tình trạng rối loạn cảm giác da. Vậy rối loạn cảm giác da là hiện tượng như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ cơ thể khi những cảm giác trên da bị suy giảm? Để có câu trả lời cho các vấn đề trên, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Mất cảm giác trên da - Tình trạng rối loạn cảm giác da nguy hiểm nhất!

5 giác quan chính của con người là cơ quan đảm nhiệm cho sự kết nối với môi trường bên ngoài. Một nguyên nhân nào đó như tổn thương não bộ có thể gây ra tình trạng rối loạn cảm giác trên da. Điều này khiến người bệnh khó chịu, không cảm nhận được những kích thích từ môi trường bên ngoài, thậm chí có thể bị tổn thương bởi những vật thể nhỏ.

Mất cảm giác trên da là hiện tượng rối loạn cảm giác nghiêm trọng và nặng nề nhất. Khi đó, tay hay chân không thể cảm nhận gì về những vật thể xung quanh. Nguyên nhân thường là do sự tổn thương não sau một chấn thương, cơn tai biến mạch máu não hay bệnh mạn tính như tiểu đường. Đôi khi, mất cảm giác trên da đột ngột cũng có thể là dấu hiệu báo trước của cơn đột quỵ sắp xuất hiện. Không phải tự nhiên mà tình trạng mất cảm giác trên da lại là hiện tượng rối loạn cảm giác nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân là do:

Không nhận biết được cảm giác đau

Da không chỉ là lớp vỏ bao bọc, bảo vệ cơ thể mà còn đảm nhiệm chức năng như một thụ cảm thể. Một trong những cảm giác mà da cảm nhận được đó là đau. Dựa vào cảm giác này, các cung phản xạ sẽ hình thành và giúp cơ thể tránh khỏi những mối nguy hại. Nếu như da mất cảm giác, bạn có thể làm tổn thương chính mình mà không hề biết. Ví dụ khi đâm vào gai nhọn, cảm giác đau sẽ khiến bạn rụt tay, chân hay bộ phận đang bị gai cắm ra. Nhưng khi da bị mất cảm giác, nhiễm trùng sẽ xảy ra nếu như gai vẫn găm vào và không được loại bỏ do bạn không hề biết đến sự có mặt của chúng. Thật nguy hiểm!

Mất định hướng không gian

Đôi khi, mất cảm giác trên da cũng khiến bạn không hề có định hướng về vị trí của bộ phận trong không gian. Thay vì để tay trên đùi, nhiều người sẽ để tay buông thõng. Thêm vào đó, họ cũng không nhận biết được tay của mình đang tiếp xúc với vật gì để tránh. Do vậy, tổn thương là không tránh khỏi.

Do đó, khi bị rối loạn cảm giác, đặc biệt là mất cảm giác trên da, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, trong giai đoạn chưa hồi phục cảm giác, người bệnh nên lựa chọn biện pháp giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương có thể xuất hiện. 

Làm gì để bảo vệ cơ thể khi bị rối loạn cảm giác da?

Khi nhận ra mình bị rối loạn cảm giác da, rất nhiều người sẽ trở nên hoảng loạn và không biết cần phải làm gì? Câu hỏi: “Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khi cảm giác ngoài da đã bị mất (suy giảm) đi” trở thành một vấn đề lớn. Lúc này, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

Tìm hiểu về môi trường xung quanh

Khi đến nơi ở mới, bạn nên nghiên cứu về môi trường xung quanh, nhận biết rõ những vị trí có thể gây tổn thương cho bản thân. Khi ngồi xe lăn, cần chú ý đến vị trí của tay và chân để tránh những thương tích có thể xuất hiện.

Ngăn ngừa bỏng

Bỏng là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện do rối loạn cảm giác. Do vậy, bạn cần lưu ý:

- Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước khi vào bồn tắm.

- Không bê hay cầm một đĩa thức ăn nóng bằng tay không.

- Mang gang tay bảo vệ và cẩn thận khi xử lý các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại như thuốc giặt tẩy.

- Đeo găng tay vào mùa đông lạnh.

Đeo găng tay vào mùa đông để tránh bị lạnh cóng do rối loạn cảm giác da

Đeo găng tay vào mùa đông để tránh bị lạnh cóng do rối loạn cảm giác da

Bảo vệ chân của bạn  

Nếu cảm giác ở chân bị suy giảm, bạn cần có những biện pháp chăm sóc đặc biệt cho cơ quan này. Để bảo vệ cho đôi chân, bạn nên:

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm các vết thương có thể xuất hiện.

- Mang giày, tất vừa vặn, không quá chật, không nên đi chân trần.

- Kiểm tra xem trong giày có vật thể lạ như: Đá, sỏi,... gì hay không?

- Cắt móng chân thường xuyên.

- Rửa chân bằng nước ấm và xà phòng, không ngâm hay chà mạnh.

- Lau khô và sử dụng kem dưỡng da đặc biệt để tránh bị khô, nứt nẻ.

Ngăn ngừa té ngã

Rối loạn cảm giác da là nguyên nhân làm tăng khả năng té ngã. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

-  Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ các chướng ngại vật.

- Giữ cho sàn nhà và hành lang sạch sẽ, không có những vật nhỏ như đồ chơi trẻ em hay đồ trang trí.

- Sử dụng các phương tiện như xe lăn, xe tập đi hay gậy theo hướng dẫn.

Khi bị rối loạn cảm giác da, nên sử dụng xe lăn theo đúng hướng dẫn để tránh bị té ngã

Khi bị rối loạn cảm giác da, nên sử dụng xe lăn theo đúng hướng dẫn để tránh bị té ngã

Chống loét

Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ dành phần lớn thời gian trên giường. Để hạn chế viêm loét xuất hiện, cần làm những điều sau:

- Thay đổi vị trí nằm thường xuyên.

- Sử dụng đệm hơi, đệm xe lăn để hạn chế áp lực của cơ thể lên chăn đệm.

- Kiểm tra làn da hàng ngày để phát hiện những vết bầm tím, vết cắt sớm nhất có thể.

Các biện pháp trên đây giúp hạn chế những tổn thương có thể gặp phải ở những người bị rối loạn cảm giác da. Hiện nay, để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng não bộ và lấy lại cảm giác trên da, giới chuyên gia khuyên nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận