Nguyên nhân gây hội chứng sa sút trí tuệ bạn nên biết. CLICK NGAY!

Sa sút trí tuệ là hội chứng liên quan đến sự suy giảm chức năng não liên tục. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, đây không phải bệnh lý gây ra bởi sự lão hóa của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về sa sút trí tuệ cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh lý này, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Hội chứng sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ là tên gọi chung cho các bệnh gây suy giảm về mặt trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề cũng như tư duy. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng như khiến họ hoảng sợ, hoang mang, lo lắng.

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.jpg

Sa sút trí tuệ là tên gọi chung của các bệnh gây suy giảm trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và tư duy

Triệu chứng sa sút trí tuệ thường gặp

Sa sút trí tuệ xảy ra do nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người mắc có thể xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng điển hình nhất của hiện tượng sa sút trí tuệ là:

- Mất trí nhớ tạm thời.

- Khó khăn để tập trung, dễ dàng bị phân tâm bởi nhiều vấn đề xung quanh.

- Khó khăn trong thực hiện những công việc quen thuộc hàng ngày.

- Luôn gặp vấn đề khi ghi nhớ thời gian và địa điểm.

- Gặp rắc rối trong giao tiếp, khó tìm kiếm một từ chính xác để diễn đạt.

- Tâm trạng thay đổi thất thường.

Những triệu chứng sa sút trí tuệ nêu trên thường rất nhẹ và nếu như không được chú ý đến, bệnh nhân cũng như người thân xung quanh khó có thể nhận ra. Đôi khi, các triệu chứng có thể tiến triển nặng, đặc biệt là suy giảm trí nhớ. Khi bước vào giai đoạn sau của sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng:

- Không nhận ra người thân trong gia đình.

- Mất khả năng giao tiếp hoàn toàn, chỉ có thể sử dụng nét mặt và cử chỉ để biểu lộ mình đang nói gì.

- Giảm khả năng di chuyển, thường không thể đi bộ mà cố định ở xe lăn hoặc trên giường bệnh.

- Thường xuyên bị kích động kèm theo trầm cảm, lo lắng, đi lang thang, ảo giác.

- Bàng quang không tự chủ.

- Gặp khó khăn khi ăn, nuốt nên rất dễ nghẹn thở, nhiễm trùng ngực và nhiều vấn đề khác.

Sa sút trí tuệ không phải bệnh lý của tuổi già mà có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Theo các chuyên gia, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh từ sớm sẽ giúp nhanh chóng cải thiện hội chứng sa sút trí tuệ.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thường gặp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do các tế bào não bị tổn thương, gây cản trở sự giao tiếp giữa chúng. Khi đó, các hoạt động bình thường của con người như: Giao tiếp, suy nghĩ, hành vi, cảm xúc,… sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Các tế bào não bị tổn thương gây cản trở dẫn truyền thần kinh dẫn tới sa sút trí tuệ

Các tế bào não bị tổn thương gây cản trở dẫn truyền thần kinh dẫn tới sa sút trí tuệ

Bộ não được cấu tạo gồm nhiều vùng riêng biệt. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm cho các hoạt động sống khác nhau. Khi tế bào não của một vùng bị hỏng, khu vực đó sẽ không thể thực hiện được các chức năng sống bình thường. Các tình trạng sa sút trí tuệ liên quan đến tổn thương một phần của não như:

Bệnh Alzheimer

Sự tích tụ bất thường của protein mang tên amyloid tạo thành một lớp màng bao bên ngoài các tế bào não. Một loại protein khác được gọi là tau, có thể tích tụ lại bên trong các tế bào não, khiến cho cấu trúc của tế nào này bị rối loạn. Khi đó, các tế bào não gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin, tín hiệu với nhau. Bên cạnh đó, trong bệnh Alzheimer, nồng độ acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt thấp. Điều này cũng ngăn cản sự giao tiếp giữa các tế bào não, khiến thông tin không được lan truyền.

Giảm lưu lượng máu đến não

Giảm lưu lượng máu đến não do một tổn thương nào đó khiến cho các tế bào não bị hư hại. Kết quả là các tế bào não sẽ chết đi do thiếu dinh dưỡng và oxy. Giảm lưu lượng máu não có thể là hệ quả của những căn bệnh sau:

- Thu hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ của não.

- Tai biến mạch máu não khiến một phần não không được cung cấp chất dinh dưỡng.

- Tai biến mạch máu não thoáng qua gây tổn thương nhỏ trên não nhưng có thể lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.jpg

Giảm lưu lượng máu đến não do cục máu đông là nguyên nhân dẫn tới sa sút trí tuệ

Ngoài ra, huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì,… cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn làm giảm lưu lượng máu đến não.

Sa sút trí tuệ thể Lewy

Sa sút trí tuệ thể Lewy là bệnh xuất hiện khi các khối protein hình thành bên trong tế bào não. Chuyên gia cho rằng, chính những protein này đã can thiệp vào tín hiệu trao đổi giữa các tế bào não và gây sa sút trí tuệ ở người bệnh, đặc biệt là suy giảm trí nhớ.

Sa sút trí tuệ trước trán

Bệnh xảy ra do sự hình thành bất thường của các protein bên trong tế bào não, làm hỏng và khiến cho sự hoạt động của chúng trở nên bất thường. Một điểm đặc biệt đó là protein thường tích lũy tập trung ở thùy trán, thái dương. Đây là những khu vực quan trọng trong kiểm soát hành vi, ngôn ngữ và tư duy tổ chức.

Hầu hết các trường hợp gây ra sự tổn thương tế bào não là khó hồi phục. Tuy nhiên, sa sút trí tuệ có thể được điều trị nếu nó xuất phát từ những nguyên nhân như:

- Căng thẳng, stress kéo dài.

- Tác dụng phụ của thuốc.

- Lạm dụng đồ uống có cồn: Bia, rượu,…

- Thiếu các vitamin.

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sa sút trí tuệ khiến người mắc bị lệ thuộc. Do vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu của sa sút trí tuệ, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng này tiến triển.

Các cách điều trị sa sút trí tuệ hiện nay

Hiện nay, để cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, cần phải dựa trên các nguyên nhân gây bệnh để xác định phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả. Thông thường, hướng điều trị sa sút trí tuệ hiện nay gồm:

Sử dụng thuốc làm chậm tiến triển của bệnh

Các thuốc kháng cholinesterase có tác dụng cải thiện tốt khả năng nhận thức trong bệnh Alzheimer. Các thuốc trong nhóm này gồm: Donepezil, rivastigmine và galantamine giúp ức chế có hồi phục acetylcholinesterase. Từ đó, làm tăng trí nhớ cũng như chức năng điều hành và cải thiện một cách tích cực mối tương tác phức tạp giữa các hệ phản ứng: Cholinergic, noradrenergic và dopaminergic. Tuy nhiên, các thuốc trên lại có những tác dụng phụ như: Nôn, buồn nôn, tăng tiết axit dạ dày, chuột rút, mệt, mất ngủ, ngất,…

Điều trị các rối loạn hành vi

- Thay đổi môi trường sống.

- Điều trị trầm cảm cho bệnh nhân.

- Điều trị tình trạng kích động, bạo lực của bệnh nhân.

- Điều trị loạn thần.

- Điều trị mất ngủ.

Sử dụng thuốc bảo vệ tế bào thần kinh

- Sử dụng thuốc chống gốc tự do: Vitamin E, gingko, cerebrolysin,...

- Sử dụng thuốc thay thế hormone sinh dục: Estrogen, progesteron (có thể có hại),... được nghiên cứu có tác dụng làm chậm khởi phát Alzheimer ở phụ nữ.

- Sử dụng nhóm thuốc statin: Lovastatin, pravastatin, simvastatin,... có tác dụng ngăn ngừa sự lắng đọng amyloid trong não thông qua việc ngăn chặn hình thành cholesterol.

Với mỗi thể trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị chuyên biệt. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận