Các bệnh thường gặp gây thoái hóa thần kinh và cách điều trị, xem ngay!

Thuật ngữ thoái hóa thần kinh thường dùng để chỉ về việc tổn thương cấu trúc, giảm chức năng của các tế bào thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, thăng bằng, giao tiếp, tư duy và trí nhớ… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết tình trạng này thường gặp trong những bệnh lý nào và cách điều trị ra sao?

Triệu chứng thoái hóa thần kinh có trong bệnh nào?

Các bệnh lý liên quan tới thoái hóa dây thần kinh thường tiến triển nặng dần theo thời gian và không có cách nào đảo ngược. Một số vấn đề có sự thoái hóa thần kinh thường gặp bao gồm:

Bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh thoái hóa tế bào thần kinh phổ biến nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt ở người cao tuổi. Tình trạng này thường liên quan đến sự suy giảm chức năng của những vùng não bộ kiểm soát về suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ. Người mắc có thể gặp khó khăn khi nhớ tới những điều mới xảy ra hoặc tên người quen. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, họ thậm chí có thể không nhận ra được các thành viên trong gia đình; gặp khó khăn khi nói, đọc hoặc viết và quên đi cách thực hiện những công việc đơn giản thường ngày như đánh răng, chải tóc,… Lúc này, cuộc sống của họ phụ thuộc lớn vào sự chăm sóc của người thân, gia đình.

Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường khởi phát sau 50 tuổi hoặc sớm hơn. Nó liên quan đến sự chết dần của các tế bào thần kinh sản xuất dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vận động của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh tiến triển từ từ, thường bắt đầu ở một bên của cơ thể, sau đó ảnh hưởng đến cả hai bên. Chúng bao gồm: Sự run rẩy ở bàn tay, cánh tay, chân, hàm và mặt, cứng cơ, chuyển động chậm chạp, khó giữ thăng bằng. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại và làm các công việc đơn giản. Họ cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, khó khăn khi nhai, nuốt, hoặc nói chuyện.

Người mắc bệnh Parkinson hay bị run tay

Bệnh thoái hóa tiểu não

Tình trạng này xảy ra khi các tế bào thần kinh trong tiểu não (vùng não điều khiển sự phối hợp và cân bằng) bị thoái hóa và chết đi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với triệu chứng nổi bật nhất là thất điều (mất sự điều khiển), gây rối loạn thăng bằng và dáng đi. Các triệu chứng khác bao gồm: Giảm trương lực cơ, run khi làm động tác có chủ đích, giật nhãn cầu, chữ viết nguệch ngoạc…

Teo cơ xơ cứng cột bên 

Đây là bệnh do hệ thống thần kinh tự tấn công chính các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Những tế bào này làm nhiệm vụ truyền tải thông điệp từ não và tủy sống đến các cơ bắp của bạn như ở cánh tay, chân và ngực… Giai đoạn đầu, nó chỉ gây ra những rối loạn vận động cơ nhẹ, một số người có thể nhận thấy khó khăn khi đi bộ hoặc chạy, khó viết, khó nói. Nhưng về sau, bạn có thể bị mất hẳn khả năng di chuyển, thậm chí không thể hít thở và cuối cùng, hầu hết người bệnh đều bị chết vì suy hô hấp.

Thoái hóa dây thần kinh có thể gây rối loạn vận động

Như vậy, có rất nhiều bệnh lý liên quan tới yếu tố thoái hóa thần kinh và tất cả đều gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, nhận thức… Nếu không can thiệp sớm, người mắc có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cách điều trị chứng thoái hóa thần kinh

Giới chuyên gia nhận định, hiện tại chưa tìm ra một loại thuốc hay phương pháp nào có thể giúp chữa trị được các bệnh lý về thoái hóa thần kinh. Tùy thuộc vào từng dạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các cách khác nhau để giúp cải thiện một số triệu chứng về vận động, tâm thần, giảm đau và tăng sự linh hoạt... 

Những biện pháp hỗ trợ khác có thể góp phần làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh bao gồm:

- Dinh dưỡng: Người bị thoái hóa tế bào thần kinh có thể gặp phải các vấn đề về hấp thu, khó nhai nuốt, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và suy kiệt sức khỏe. Vì vậy, để có được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, nên chia nhỏ bữa ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp, mềm, ướt, dễ nuốt và sử dụng các loại đồ dùng dành riêng cho những người bị hạn chế vận động, chẳng hạn như bát đĩa có nắp đậy nối với ống hút để người bệnh ăn uống dễ dàng hơn.

Chú ý dinh dưỡng khi bị thoái hóa thần kinh

- Vật lý trị liệu: Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa thần kinh, giúp họ có thể điều hòa, phối hợp các vận động chân tay, giảm độ cứng của cơ bắp và làm chậm tiến triển của bệnh.

- Thảo dược bổ sung: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược: Thạch tùng răng, thiên ma… đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não. Nhờ đó, chúng có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa của não và góp phần cải thiện các triệu chứng về vận động, tâm thần cho người bệnh thoái hóa thần kinh.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận