Đột quỵ thầm lặng nguy hiểm như thế nào? Giải pháp khắc phục là gì? Xem ngay!

Khi nghe đến đột quỵ, mọi người sẽ hình dung ngay những biểu hiện như: Nói khó, tê liệt, vận động kém trên cơ thể hoặc mặt. Tuy nhiên, đột quỵ thầm lặng lại không có dấu hiệu để dễ dàng nhận biết như vậy. Chính vì thế, nó được liệt vào danh sách những bệnh đáng sợ nhất hành tinh. Vậy cụ thể, tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục được? Hãy cùng theo dõi và tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Đột quỵ thầm lặng nguy hiểm như thế nào? 

Đột quỵ thầm lặng là cơn đột quỵ mà bạn không thể nhận ra bằng những dấu hiệu thông thường. Gọi là “thầm lặng” vì chúng ta chỉ có thể tình cờ phát hiện ra thông qua chụp cắt lớp CT não hoặc cộng hưởng từ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đang tầm soát một bệnh nào đó.

Theo chiều hướng tích cực, đột quỵ thầm lặng cho thấy bạn có một sức khỏe tốt. Nếu não của bạn có thể hoạt động vững vàng trước một cơn đột quỵ nhỏ tức là nó đang vận hành hiệu quả. Giới chuyên gia đã chỉ ra rằng, những người có sức khỏe não bộ tốt thường có tinh thần và thể lực tốt, khả năng phục hồi sau đột quỵ cũng cao hơn, ít di chứng hơn.

Tuy nhiên, xét theo chiều hướng tiêu cực hơn, đột quỵ thầm lặng cảnh báo bạn có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, chỉ số cholesterol cao, rối loạn đông máu, sử dụng chất kích thích, tiền sử gia đình,…

Nếu bạn thường xuyên bị đột quỵ thầm lặng, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

- Bệnh Parkinson, bệnh mạch máu, tích lũy tổn thương não,… Các vùng não có thể “bù trừ” kiểm soát chức năng cho nhau nhưng nếu có nhiều vùng não bị tổn thương thì khả năng này sẽ hao mòn dần.

dot-quy-tham-lang-co-the-bao-mon-chuc-nang-nao.jpg

- Bên cạnh đó, nếu đột quỵ thầm lặng xảy ra, người bệnh có thể mắc các triệu chứng suy nhược thần kinh và nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn trong tương lai.

Có thể thấy, đột quỵ thầm lặng nguy hiểm không kém đột quỵ thông thường. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng nên lưu lại cho mình giải pháp phòng ngừa và áp dụng càng sớm càng tốt.

Làm gì để ngăn chặn đột quỵ thầm lặng?

Dẫu biết rằng đột quỵ rất nguy hiểm, nhưng việc chúng ta cần làm là nâng cao tinh thần cảnh giác để phòng ngừa chứ không nên quá lo lắng, bối rối. Điều quan trọng nhất trong thời điểm này là xây dựng một chiến lược chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật tốt.

Khi bác sĩ thông báo tình trạng bệnh lý xảy ra với bạn, họ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm để đánh giá các yếu tố nguy cơ đột quỵ và đề xuất phương án kiểm soát thông qua những biện pháp sau:

duy-tri-huyet-ap-on-dinh-phong-ngua-dot-quy-tham-lang.jpg

Duy trì huyết áp ổn định phòng ngừa đột quỵ thầm lặng

- Duy trì huyết áp ổn định: Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra 80% số ca đột quỵ. Bạn cần kiểm tra huyết áp mỗi ngày, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để không bị tăng huyết áp, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

- Điều trị bệnh mạch máu (nếu có): Những tổn thương trong mạch máu tích lũy qua thời gian chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các cơn đột quỵ. Bạn cần tầm soát, chẩn đoán và điều trị kịp thời chứng bệnh này.

- Điều trị bệnh tim (nếu có): Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch như: Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim,… thì cần tuân thủ các chỉ định điều trị.

- Kiểm soát bệnh tiểu đường (nếu có): Người bị tiểu đường thường có chỉ số đường huyết cao, đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Bạn cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân.

can-xay-dung-loi-song-lanh-manh-khi-bi-dot-quy-nao-tham-lang.jpg

Cần xây dựng lối sống lành mạnh khi bị đột quỵ não thầm lặng

- Kiểm soát triglyceride và cholesterol máu: Giảm nồng độ triglyceride và cholesterol máu là phương pháp quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể giảm triglyceride và cholesterol bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc dùng thuốc điều trị.

- Không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện: Thuốc lá, rượu, bia và các chất gây nghiện như cocain hay methamphetamine có thể dẫn đến đột quỵ bởi nó khiến mạch máu bị tổn thương. Do đó, bạn hãy từ bỏ chúng.

- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu đạm và chất xơ, ít dầu mỡ, ít muối, ít đường,… có thể giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

- Tăng cường vận động và nghỉ ngơi, thư giãn: Tập thể dục hàng ngày kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ đột quỵ.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chức năng não bộ có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa đột quỵ và phục hồi sau tai biến.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận