Nguyên nhân gây ra tình trạng méo miệng là gì?
Méo miệng là rối loạn thần kinh vận động. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng lượng cuộc sống của người bệnh.
Méo miệng được hiểu là tình trạng miệng bị mất đối xứng hai bên mặt, xuất hiện khi tổn thương dây thần kinh số 7. Tổn thương này khiến cơ mặt không hoạt động linh hoạt được như bình thường.
Méo miệng là một di chứng của tai biến mạch máu não
Các nguyên nhân liên quan tới não bộ gây tình trạng méo miệng là:
Tai biến mạch máu não
Méo miệng được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của cơn tai biến sắp đến. Tai biến mạch máu não làm tổn thương tới vùng não có vai trò chi phối các cơ mặt và gây ra tình trạng méo miệng.
Chấn thương sọ não, tai nạn
Chấn thương sọ não, tai nạn khiến cho não bộ bị tổn thương và làm giảm chức năng của hệ thống thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7 chi phối cơ mặt và dẫn tới tình trạng méo miệng, liệt mặt.
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan tới não bộ, méo miệng còn có thể do một số loại virus như herpes virus, virus thủy đậu, adenovirus, rubella, virus quai bị,...
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng méo miệng
Méo miệng có thể xảy đến rất đột ngột. Nhiều người sau một đêm ngủ dậy thì phát hiện mình có một số triệu chứng bất thường trên khuôn mặt như:
- Giảm khả năng biểu cảm trên khuôn mặt, hoạt động giao tiếp hay cười nói trở nên rất khó khăn.
- Một bên mặt bị xệ xuống, miệng và nhân trung méo về bên mặt còn lại, xuất hiện các nếp nhăn trên mặt.
- Chảy nước dãi, co giật ở cơ mặt.
- Đau đầu, nhạy cảm với âm thanh.
- Quan sát thấy một bên mắt không nhắm kín được do liệt cơ khép vòng mi, nhãn cầu bị đẩy lên làm lộ một phần lòng trắng.
- Một số người bệnh cảm thấy tê một bên mặt, không cảm nhận được vị ở 2/3 trước lưỡi, khô miệng và mắt.
Co giật cơ mặt là một dấu hiệu của méo miệng
Thời gian tốt nhất để điều trị méo miệng là trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng đã đề cập trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Cần làm gì để xử trí tình trạng méo miệng do tổn thương não bộ?
Tùy vào nguyên nhân gây ra di chứng méo miệng và tình trạng bệnh, mỗi người sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Dưới đây là các phương pháp xử trí tình trạng méo miệng do tổn thương não bộ:
Sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị méo miệng bao gồm:
- Các thuốc thuộc nhóm corticoid để giúp giảm viêm.
- Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol,... để làm giảm các triệu chứng đau của người bệnh.
- Các thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh.
Phẫu thuật
Với một số trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để cải thiện méo miệng. Với những người không thể phục hồi hoàn toàn thì phẫu thuật thẩm mỹ là một lựa chọn phù hợp để chỉnh sửa lại phần khóe miệng và mí mắt ở bên mặt bị liệt. Thêm vào đó, phẫu thuật cũng là giải pháp để khắc phục các dây thần kinh bị tổn thương.
Điều trị bổ trợ
Điều trị bổ trợ méo mặt bằng các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,... Các phương pháp này giúp tăng trương lực cơ, tăng tuần hoàn máu, phục hồi cơ mặt bị teo. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập các bài tập cơ miệng để có thể lấy lại khả năng giao tiếp bình thường.
Hỗ trợ cải thiện méo miệng do tổn thương não bộ nhờ thảo dược
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược để cải thiện chức năng não bộ và hệ thần kinh từ sâu bên trong. Một số thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện di chứng méo miệng do tổn thương não bộ như:
- Thạch tùng răng: Thảo dược này chứa hoạt chất huperzine A với công dụng ngăn chặn sự phân hủy của acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh. Do đó thạch tùng răng làm tăng khả năng dẫn truyền thần kinh và kết nối các tế bào thần kinh lành với tế bào tổn thương. Vì điều này, thạch tùng răng được coi là “thần dược” với người bị chấn thương não bộ.
Thạch tùng răng giúp hỗ trợ phục hồi di chứng méo miệng do chấn thương não
- Đinh lăng: Đinh lăng là thảo dược rất tốt cho não bộ do làm tăng tuần hoàn máu não và cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho não bộ, giúp chức năng não bộ phục hồi sau những tổn thương.
- Bạch quả: Trong bạch quả chứa hoạt chất ginkgo biloba đem tới nhiều lợi ích cho não bộ như làm tăng lưu lượng máu đến não, ngăn cản các tác nhân oxy hóa tấn công não bộ.
- Rau má: Rau má có chứa nhiều vitamin như vitamin B6, B2, B1,... cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho não bộ. Rau má giúp tăng cường tuần hoàn não và hoạt hóa các tế bào thần kinh giúp cải thiện chức năng não bộ.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho người bị méo miệng
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần chú ý một vài điều sau đây để cải thiện tình trạng méo miệng:
- Người bệnh khi ra ngoài nên đeo kính râm và khẩu trang để bảo vệ mặt, tránh các tác nhân bất lợi làm tình trạng méo miệng nặng thêm.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh, còn ấm nóng, hạn chế ăn đồ lạnh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên tránh tập ở những nơi có gió lạnh.
- Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường ở vùng mặt, người bệnh nên đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về di chứng méo miệng do tổn thương não bộ. Nếu bạn có thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bells-palsy/symptoms-causes/syc-20370028
https://www.healthline.com/health/bells-palsy
http://benhvienhuulung.vn/canh-bao-benh-liet-nua-mat-meo-mieng-tang-cao-khi-thoi-tiet-ret-dam/