Có nên uống thuốc bổ não thường xuyên không?
Ngoài những căn nguyên từ một số loại bệnh dẫn đến suy giảm trí nhớ thì môi trường làm việc áp lực, căng thẳng, chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi không đảm bảo cũng khiến trí nhớ bị giảm sút. Vậy khi bị suy giảm trí nhớ có nên uống thuốc bổ não thường xuyên không?
Thông thường trí nhớ của mỗi người được quyết định bởi các yếu tố: Bẩm sinh, rèn luyện, học tập, tích lũy tri thức và lối sống lành mạnh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ não, thuốc giúp tăng trí nhớ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng của chúng đến đâu thì hầu hết người dùng vẫn còn chưa tường tận.
Thực tế, các loại thuốc bổ nếu sử dụng sai cách sẽ gây phản ứng ngược và để lại nhiều biến chứng, thậm chí tử vong nếu lạm dụng. Điều quan trọng là các loại thuốc chữa giảm trí nhớ, thuốc bổ não đều khiến người dùng hưng phấn khi sử dụng do tác động kích thích não hoạt động. Nhưng nếu dùng liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến phụ thuộc thuốc, gây hội chứng tâm thần, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan/thận, suy nhược cơ thể,...
Thuốc chữa suy giảm trí nhớ theo tây y
Để điều trị chứng suy giảm trí nhớ trước hết cần có sự thăm khám kỹ lưỡng bởi các y, bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, loại thuốc và liều lượng phù hợp, tuyệt đối không tự ý lạm dụng. Dưới đây là một số nhóm thuốc chữa suy giảm trí nhớ theo tây y tiêu biểu:
– Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamine có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh, giúp tăng nồng độ acetylcholine để ức chế cholinesterase đối với người bệnh sa sút trí tuệ, người bị Alzheimer. Hoạt chất memantine dùng cho người lú lẫn vừa và nặng để bảo vệ tế bào não khỏi các tổn thương.
– Thuốc giãn mạch ngoại biên, hoạt hóa não: Thường là co-dergocrine, flunarizine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline hay ginkgo biloba,… giúp tăng cường máu và oxy lên não, đảm bảo dòng lưu thông dưỡng chất lên não ổn định để điều trị suy giảm trí nhớ.
– Thuốc hướng thần kinh, bổ thần kinh: Chủ yếu là idebenone, piracetam và pyritinol giúp bảo vệ não khỏi tình trạng thiếu hụt oxy huyết, tăng cường tiêu thụ glucose trong não. Thuốc này có nhiều tác dụng không mong muốn, không nên dùng cho người đang gặp vấn đề liên quan đến gan, thận.
– Các loại vitamin A, D, E: Có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm tiến triển của bệnh lú lẫn.
Nhóm vitamin giúp làm chậm thoái hóa não
Các loại thuốc bổ não, điều trị suy giảm trí nhớ kể trên ít nhiều đều để lại tác dụng phụ đối với cơ thể. Không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này, cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài phương pháp bổ não, điều trị suy giảm trí nhớ theo tây y thì đông y cũng kết hợp các nhóm thảo dược giúp phục hồi chức năng não bộ theo cơ chế 3 tác động toàn diện.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.