Dấu hiệu đột quỵ là gì? Nhận biết để có hướng xử trí ngay

Các dấu hiệu đột quỵ nếu được phát hiện sớm sẽ giúp chúng ta định hướng được cách sơ cứu, tăng khả năng cứu chữa và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng gây tử vong của căn bệnh này. Do đó việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được các dấu hiệu đột quỵ và có hướng xử trí đúng đắn, kịp thời.

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh?

Đột quỵ hay còn được gọi với tên khác là tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra khi dòng máu đến não để cung cấp dinh dưỡng và oxy bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột do mạch bị tắc nghẽn gây nhồi máu hoặc vỡ mạch dẫn đến chảy máu trong não. Các tế bào não do thiếu dưỡng chất và oxy nên bị tổn thương, hoại tử và chết đi làm suy giảm chức năng não.

Sơ lược về căn bệnh nguy hiểm - Đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh gây tổn thương ở não, làm suy giảm chức năng não một cách đột ngột. Do đó, sau khi bị đột quỵ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não mà người bệnh phải đối mặt với các mức độ biến chứng khác nhau. Nếu cơn đột quỵ cấp tính thì có thể để lại các di chứng nặng không thể chữa trị và có thể tử vong. Nếu cơn đột quỵ nhẹ hơn thì các di chứng gặp phải cũng không quá nghiêm trọng và có thể khỏi dần sau thời gian điều trị.

Sau-dot-quy,-benh-nhan-bi-te-liet-va-mat-kha-nang-van-dong

Sau đột quỵ, bệnh nhân bị tê liệt và mất khả năng vận động

Theo thống kê, sau khi đột quỵ, người bệnh thường phải đối mặt với các di chứng như:

  • Tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời.
  • Tê liệt và mất khả năng vận động.
  • Nói khó khăn.
  • Suy giảm trí nhớ và nhận thức.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh đột quỵ

Có 2 nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là thiếu máu cục bộ và xuất huyết não:

  • Thiếu máu cục bộ xảy ra khi có cục máu đông cản trở lưu thông máu trong lòng mạch. Cục máu đông có thể là hệ quả của bệnh xơ vữa động mạch, được hình thành do sự bong, rách các mảng chất béo bám trên nội mạc. Trường hợp thứ hai, cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong cơ thể, sau đó nó di chuyển vào lòng mạch đến khi bị kẹt lại gây tắc mạch máu. Ví dụ như người mắc bệnh rung nhĩ, dòng chảy hỗn loạn dẫn đến hình thành cục máu đông ở buồng tim. Tim co bóp đẩy cục máu đông vào tuần hoàn, nó di chuyển trong mạch máu đến khi bị tắc kẹt ở một động mạch trong não.
  • Xuất huyết xảy ra do động mạch bị tổn thương hoặc suy yếu có thể bị vỡ và chảy máu trong não. Máu sẽ tràn ra các vùng xung quanh làm mất đi nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các tế bào. Máu cũng có thể tràn vào một khoang nhỏ hẹp giữa não và hộp sọ gây nên xuất huyết khoang dưới nhện. Tại khoang này có chứa đầy dịch não tủy, khi bị tổn thương có thể gây phù não, tăng áp lực nội sọ và tổn thương não bộ nghiêm trọng.

Ngoài 2 nguyên nhân chính gây bệnh đột quỵ thì các yếu tố nguy cơ cũng là điều mà chúng ta cần lưu ý đến.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, làm mỡ máu tăng cao dễ hình thành các cục máu đông. 
  • Uống nhiều bia rượu. Trong số các ca bệnh đột quỵ có khoảng 90% số ca bệnh có liên quan đến bia rượu và thức uống chứa cồn.
  • Làm việc quá sức. Làm việc quá sức gây một áp lực lớn lên não. Cơ thể căng thẳng, tim đập nhanh làm dòng máu đến não đột ngột dẫn đến nghẽn mạch và xuất huyết não.
  • Trạng thái thừa cân và lười vận động. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý xơ vữa động mạch do không kiểm soát được lượng mỡ trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân đột quỵ là gì? Cảnh giác và dự phòng ngay

Dấu hiệu đột quỵ cần cảnh giác

Sau đột quỵ người bệnh phải đối mặt với nhiều hậu quả và biến chứng nặng nề. Do đó việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ là rất quan trọng để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra.
Quy tắc F.A.S.T được đưa ra để nhận biết nhanh người có dấu hiệu đột quỵ:

Nhan-biet-dau-hieu-dot-quy-nhanh-chong-bang-quy-tac-F.A.S.T

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ nhanh chóng bằng quy tắc F.A.S.T

  • F (face) - Khuôn mặt: Mặt người bệnh thường có triệu chứng méo miệng, liệt mặt. Đây là một dấu hiệu đột quỵ điển hình dễ nhận biết nhất. Bạn có thể quan sát và hỏi người bệnh có thể cười không? Miệng và mắt của họ có bị sụp xuống không?
  • A (arm) - Tay: Tay chân yếu, khó cử động. Bạn có thể kiểm tra đơn giản bằng cách xem người đó có thể giơ hai tay lên không.
  • S (speech) - Lời nói: Người bị đột quỵ thường nói khó, líu lưỡi và nói không rõ chữ. Hãy quan sát xem người đó có thể nói rõ ràng không? Họ có hiểu những gì bạn nói không?
  • T (time) - Thời gian: Hãy gọi ngay cho cấp cứu khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ. 

Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và kích thích của vùng tổn thương. Các dấu hiệu đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, bao gồm một hoặc một số dấu hiệu sau:

  • Yếu một bên: Một bên của cơ thể như chân hoặc tay bị yếu hơn so với bên còn lại gây khó khăn cho người bệnh về đi lại, cầm nắm đồ vật.
  • Người bệnh gặp vấn đề về thăng bằng và phối hợp vận động.
  • Khó nuốt được coi là dấu hiệu đột quỵ điển hình. Trong một vài trường hợp, thức ăn có thể đi xuống khí quản thay vì thực quản gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, ở bệnh nhân đột quỵ đều được làm kiểm tra “nuốt” để đảm bảo việc ăn uống an toàn. Với các trường hợp nặng khả năng nuốt thức ăn không đảm bảo thì cần phải sử dụng một ống dẫn để đưa thức ăn xuống dạ dày.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ, phát âm và nói một câu hoàn chỉnh. Khả năng nghe và hiểu lời nói của người khác cũng là một việc khó khăn.
  • Tầm nhìn của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng do bộ phận xử lý hình ảnh của não bị tổn thương dẫn đến việc nhìn đôi hoặc mất một nửa tầm nhìn.
  • Người bệnh không khống chế được cảm xúc có thể khóc hoặc cười mà không rõ lý do.
  • Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ còn gặp khó khăn trong học tập, ghi nhớ và tập trung…

Thông qua các dấu hiệu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được người đó có bị đột quỵ hay không từ đó giúp chúng ta nhận biết dễ dàng và có hướng xử trí ngay.

Hướng xử trí và cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ

Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ thì thời gian cấp cứu tốt nhất là trong vòng 3 tiếng. Hướng xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ như sau:

  • Đỡ và dìu bệnh nhân để tránh người bệnh bị té ngã gây tổn thương.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn hoặc mất ý thức hãy để bệnh nhân nằm ở tư thế hồi sức. Tiến hành móc hết đờm hoặc thức ăn để tránh người bệnh bị ngạt thở.
  • Không nên tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, bấm huyệt, không chích máu đầu tay hay cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
  • Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoăc cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu kịp thời. Không nên đợi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu.

Hay-goi-cap-cuu-ngay-khi-phat-hien-ai-do-co-dau-hieu-dot-quy

Hãy gọi cấp cứu ngay khi phát hiện ai đó có dấu hiệu đột quỵ

>>> Xem thêm: Làm sao để dự phòng đột quỵ tái phát

Các phương án phòng ngừa bệnh đột quỵ

Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, dù được cấp cứu kịp thời thì họ vẫn phải đối mặt với các rủi ro và hậu quả nặng nề sau đột quỵ. Do đó, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lời khuyên về chế độ ăn uống:

  • Mọi người nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh. Trong đó, tổng lượng chất béo ăn vào là khoảng 30%, chất béo bão hòa khoảng 7% hoặc ít hơn. Lượng cholesterol trong chế độ ăn phải ít hơn 300 mg/ngày và chất béo bão hòa nên được thay thế bằng chất béo không bão hòa.
  • Mọi người nên giảm lượng đường và các thức ăn chứa nhiều đường. Hãy lựa chọn các loại các loại thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc. 

Hoạt động thể chất: 

  • Chúng ta nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với cường độ vừa phải phù hợp với cơ thể.
  • Khuyến nghị tập các bài tập kết hợp với các thói quen sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc đạp xe đạp.

Hãy kiểm soát cân nặng để đảm bảo bạn không mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu hay xơ vữa động mạch.
Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Sử dụng thảo dược để ngăn ngừa bệnh đột quỵ

Chúng ta có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, bổ não, giúp não hoạt động tốt để dự phòng bệnh đột quỵ.
Một số thảo dược điển hình giúp ngăn ngừa bệnh đột quỵ:
Thạch tùng răng: Trong thạch tùng răng có chứa hoạt chất huperzine A có vai trò ức chế enzym phân hủy acetylcholine - một chất có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh. Do đó, thạch tùng răng giúp tăng cường chức năng não bộ, tăng dẫn truyền và nhận thông tin đồng thời làm giảm các triệu chứng do thiếu hụt chất trung gian hóa học.
Đinh lăng: Đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông ví là “ Nhân sâm cho người nghèo”. Nó là một dược liệu quý có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, giúp máu lưu thông tốt đưa chất dinh dưỡng và oxy giúp các tế bào não khỏe mạnh. Qua đó, tránh được tình trạng hình thành cục máu đông gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ.

Dinh-lang---“Nhan-sam-cho-nguoi-ngheo”-giup-tang-cuong-tuan-hoan-nao-phong-ngua-benh-dot-quy

Đinh lăng - “Nhân sâm cho người nghèo” giúp tăng cường tuần hoàn não phòng ngừa bệnh đột quỵ

Như vậy với cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện kịp thời và sơ cứu giúp bệnh nhân đột quỵ thoát khỏi nguy hiểm. Thông qua việc nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, hiểu cơ bản về bệnh chúng ta còn có thể tự dự phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp giúp bạn.

Bình luận