Đột quỵ là gì? Phân biệt các loại đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não chịu tổn thương nghiêm trọng do lượng máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho não suy giảm, tắc nghẽn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Trong vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần, gây ra những biến chứng không hồi phục, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Tình trạng này càng để lâu, số lượng tế bào não chết ngày càng nhiều. Lúc này, các cơ quan vận động, thần kinh, ngôn ngữ,… do não bộ chỉ huy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những triệu chứng rối loạn, mất chức năng.
Hầu hết người bệnh sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu và mắc các di chứng nặng nề như liệt vận động, mất ngôn ngữ, mất khả năng giao tiếp, rối loạn cảm xúc, giảm thị giác, thính giác, chậm tư duy, suy giảm trí nhớ,...
Đột quỵ xảy ra khi có mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, đột quỵ được chia thành 3 dạng chính:
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% tổng số các trường hợp. Dạng đột quỵ này có thể bao gồm: Đột quỵ do huyết khối (cục máu đông hình thành tại não) và đột quỵ do tắc mạch (máu đông hình thành ở các cơ quan khác, thường là tim, sau đó di chuyển đến não gây tắc mạch).
- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Một số chuyên gia gọi đây là cơn đột quỵ nhỏ, xuất hiện trong thời gian ngắn do cục máu đông cản trở máu lưu thông đến não. TIA thường không gây tổn thương não kéo dài.
- Đột quỵ xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi một hoặc một số mạch máu não bị vỡ gây chảy máu não. Máu tích tụ sẽ chèn ép các mô não, gây chết mô, dẫn tới đột quỵ.
>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên chủ quan
7 dấu hiệu “vàng” nhận biết đột quỵ sớm
Đột quỵ xảy ra khi một hoặc một số vùng não bị tổn thương do giảm hoặc gián đoạn nguồn cung cấp máu chứa oxy và dưỡng chất. Do đó, các dấu hiệu đột quỵ sẽ được biểu hiện theo các bộ phận mà vùng não bị tổn thương chi phối.
7 dấu hiệu đột quỵ sớm người bệnh có thể nhận biết gồm:
- Cảm giác tê, yếu cơ ở tay, chân, mặt, thường xảy ra ở một bên cơ thể.
- Dấu hiệu giảm thị lực, nhìn mờ, nhòe hoặc mất thị lực tạm thời ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
- Nhức đầu không rõ nguyên nhân.
- Dấu hiệu rối loạn tiền đình, chóng mặt, mất thăng bằng, đi lại khó khăn, khó cử động, buồn nôn, nôn mửa.
- Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói khó, cứng lưỡi, nói lắp.
- Dấu hiệu rối loạn trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời.
- Cảm giác khó nuốt.
Các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường không kéo dài, có thể xuất hiện thoáng qua, khó nhận biết chính xác. Do vậy, người bệnh cần quan sát, theo dõi kỹ lưỡng và gọi cấp cứu kịp thời ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường khó nhận biết chính xác
Một số chuyên gia chỉ ra cách nhận biết các triệu chứng cảnh báo đột quỵ dựa trên nguyên tắc FAST:
- Face (Liệt mặt): Miệng lệch sang một bên, nếp nhăn ở mũi - má mờ.
- Arm (Yếu cơ): Liệt tay - không thể cầm nắm và liệt chân - không thể đi lại.
- Speech (Rối loạn ngôn ngữ): Đột ngột không nói được, nói không rõ, không phát ra âm thanh rõ ràng.
- Time (Thời điểm phát bệnh): Cần gọi cấp cứu ngay và thông báo cho nhân viên y tế các triệu chứng người bệnh gặp phải. Bệnh nhân được đưa đến viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi cao và ngược lại.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ là sự tổn thương các tế bào não do huyết khối hoặc xuất huyết mạch máu não. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, bao gồm các bệnh lý kiểm soát được và yếu tố nguy cơ không thể thay đổi.
Các nguyên nhân bệnh lý gây đột quỵ
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ nếu đang mắc một hoặc một số bệnh lý dưới đây:
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử đột quỵ khả năng cao sẽ bị đột quỵ lần tiếp theo trong vòng 5 năm tới.
- Bệnh lý tim mạch: Các vấn đề về tim như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, hẹp/hở van tim,... làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần.
- Bệnh lý huyết áp: Tăng hoặc giảm huyết áp đều có thể thúc đẩy nguy cơ thiếu máu hoặc xuất huyết não, khiến người bệnh dễ bị đột quỵ.
- Mỡ máu: Cholesterol dư thừa trong máu sẽ tích tụ, bám lại trong lòng mạch máu, làm hẹp, cản trở sự lưu thông máu bình thường tới não. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh mỡ máu bị đột quỵ.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân, béo phì có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Chính vì vậy, họ cũng có nguy cơ đột quỵ cao.
- Bệnh tiểu đường: Đái tháo đường làm giảm độ bền của thành mạch, tăng nguy cơ xuất huyết dẫn tới đột quỵ.
- Hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn uống kém khoa học, lười vận động, sử dụng chất kích thích, tiêu thụ đồ ăn nhanh quá nhiều,… là một trong những nguyên nhân khiến đột quỵ gia tăng ở những người trẻ tuổi. Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng diễn ra nhanh chóng và để lại di chứng nặng nề tương tự như ở người già.
Người bệnh tim mạch có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn bình thường
>>> Xem thêm: Dùng ngay thảo dược để cải thiện liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ
Một số yếu tố không thể kiểm soát được cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới đột quỵ, bao gồm:
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ. Tuy nhiên, người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn người trẻ do các cơ quan lão hóa và mắc nhiều bệnh lý nền đồng thời. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, kể từ sau tuổi 55 năm, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp 2 lần.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần so với nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Thành viên trong gia đình từng bị đột quỵ khiến bạn có nguy cơ cao hơn bình thường.
- Chủng tộc: So với người da trắng, người Mỹ gốc Phi được cho là có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần.
Cách xử trí và phòng ngừa biến chứng sau đột quỵ
Khi có triệu chứng đột quỵ, theo thời gian, số lượng các tế bào não chết càng nhiều, khả năng kiểm soát vận động và tư duy của người bệnh càng bị ảnh hưởng, khó hồi phục hơn, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt.
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ để giảm khả năng tử vong cũng như tỷ lệ biến chứng là:
- 270 phút đối với trường hợp dùng thuốc làm tan cục máu đông.
- 6 giờ đối với can thiệp cơ học lấy huyết khối.
Tùy theo tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Trong thời gian chờ cấp cứu, người thân có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu tạm thời.
Gọi bác sĩ để không để lỡ thời gian vàng cấp cứu đột quỵ
Sơ cứu và xử trí đột quỵ ngay tại nhà
Khi thấy người thân có dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ, người nhà cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ cứng. Không đặt lên đệm mềm có độ lún sâu, tránh xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng hơn các tổn thương trong não.
- Bước 2: Giữ môi trường thông thoáng để người bệnh hít thở thoải mái. Theo dõi phản ứng của người bệnh, hỏi thêm về tình trạng sức khỏe, tiền sử và các loại thuốc đang sử dụng để báo lại cho bác sĩ/nhân viên y tế.
- Bước 3: Nếu có dấu hiệu suy giảm ý thức, nôn mửa, hãy đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở. Nếu có thể, hãy móc hết đờm nhớt trong miệng người bệnh ra (nếu có).
Người nhà tuyệt đối không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió,... Đặc biệt, không cho bệnh nhân ăn, uống nước hoặc uống thuốc để tránh thức ăn, đồ uống, thuốc đi vào đường thở, rất nguy hiểm.
Cách phòng ngừa và kiểm soát biến chứng đột quỵ hiệu quả
Theo giới chuyên gia, để phòng ngừa và kiểm soát đột quỵ hiệu quả, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày:
Giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tim mạch và não bộ. Các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ít nhất 4 lần/tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, các loại hạt, rau, củ, quả, cá tươi. Đồ ăn nên được chế biến nhạt, ít dầu mỡ như các món luộc, hấp, nấu canh, salad,... Tránh các thói quen không tốt như ăn mặn, xào rán, quay, nướng hay thực phẩm đóng hộp,...
- Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ:
Một nghiên cứu được thực hiện bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp năm 2021 cho thấy chiết xuất Huperzine A có trong thạch tùng răng giúp phòng ngừa, hỗ trợ kiểm soát các biến chứng đột quỵ hiệu quả. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, Huperzine A giúp loại bỏ gốc tự do, hỗ trợ cải thiện làm tăng sức bền mạch máu não, bảo vệ các mô não và tế bào thần kinh. Từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các di chứng nặng sau đột quỵ. Ngoài thạch tùng răng, một số thảo dược như thiên ma, đinh lăng, cao natto cũng rất tốt với người bị đột quỵ.
Huperzine A trong thạch tùng răng giúp hỗ trợ cải thiện biến chứng đột quỵ
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột:
Ngồi lâu một tư thế hoặc đứng dậy đột ngột có thể làm thay đổi huyết áp bất ngờ, khiến người bệnh, đặc biệt là người có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ hơn. Do đó, bạn nên chú ý đi đứng nhẹ nhàng, không nên đột ngột ngồi hoặc đứng lên, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
- Tránh tự ý dùng thuốc, thay đổi thuốc:
Những người đang điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thay đổi thuốc, hàm lượng, cách dùng có thể làm giảm hiệu quả kiểm soát bệnh và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Tránh những động tác gắng sức đột ngột:
Không nên bê vác, vận động quá sức, hạn chế nâng tạ, tập luyện thể thao cường độ nặng trong thời gian ngắn.
- Giữ ấm cơ thể:
Khi trời lạnh, bạn nên xoa lòng bàn tay, bàn chân để làm ấm chúng trước khi thức dậy rời giường. Mặc ấm và quàng khăn khi ra ngoài, tránh để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột.
- Đi khám sức khỏe định kỳ:
Bất kỳ ai cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện các nguy cơ bệnh lý để can thiệp sớm, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và có tiền sử đột quỵ.
Đột quỵ là một trong những biến cố sức khỏe có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc chủ động tìm hiểu thông tin, có kế hoạch kiểm soát và phòng ngừa hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ bạn tránh khỏi nguy cơ đột quỵ. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin hoặc số điện thoại bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp ngay.