Nguyên nhân đột quỵ là gì? Cảnh giác và dự phòng ngay

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Do đó cần phải tìm hiểu các nguyên nhân đột quỵ để có phương án dự phòng thích hợp. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào do đó nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến các di chứng không thể phục hồi thậm chí là tử vong. Vậy để biết nguyên nhân đột quỵ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não hay còn gọi với tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh lý cấp tính đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng não bộ một cách đột ngột. Bệnh có nguyên nhân do mạch máu bị tắc nghẽn gây nhồi máu hoặc vỡ mạch dẫn tới chảy máu não, điều này làm một phần não bị tổn thương, hoại tử hoặc chết đi. 
Đột quỵ được chia làm hai loại là đột quỵ chảy máu não và đột quỵ do tắc mạch máu não.

Nguyen-nhan-dot-quy-do-tac-mach-mau-nao-chiem-den-85%-so-ca-nhap-vien

Nguyên nhân đột quỵ do tắc mạch máu não chiếm đến 85% số ca nhập viện

Nguyên nhân đột quỵ do tắc mạch máu não chiếm đến 85% số ca nhập viện. Đột quỵ nhồi máu não là khi mạch máu bị bít tắc bởi huyết khối khiến một vùng hoặc cả não không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng. Do thiếu chất và oxy cho quá trình hô hấp tế bào nên não bộ có thể bị mất dần các chức năng cơ bản như điều khiển vận động, ghi nhớ và tư duy. 

Nguyên nhân đột quỵ do chảy máu tuy chỉ chiếm 15% các ca bệnh nhưng lại có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với nguyên nhân đột quỵ nhồi máu não. Bệnh xảy ra khi mạch máu bị vỡ do huyết áp cao làm chảy máu não, tạo nên các ổ tụ máu, làm tăng áp lực nội sọ và gây tổn thương tế bào não.

Các nguyên nhân đột quỵ bạn cần cảnh giác

Chúng ta thường hiểu lầm rằng đột quỵ chỉ gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ có xu hướng trẻ hóa với trường hợp bệnh nhân nhỏ nhất ghi nhận mới có 14 tuổi. Vậy nguyên nhân đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được biết đến với tên gọi một cơn đau não, xảy ra khi nguồn máu bị cắt đột ngột. Có 4 mạch máu (động mạch) cung cấp máu lên não là động mạch cảnh trái và phải, động mạch đốt sống trái và phải. Khi các động mạch trên bị tắc hay vỡ là nguyên nhân đột quỵ xảy ra.
Các chuyên gia thường phân loại thành 2 nguyên nhân đột quỵ chính là thiếu máu cục bộ và xuất huyết não.

Nguyên nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ xảy ra do bị giảm lượng máu và oxy cung cấp đến một bộ phận của não. Nguyên nhân thường do cục máu đông ở trong động mạch gây tắc nghẽn dòng chảy. 

  • Cục máu đông hình thành trong lòng mạch máu là hậu quả của bệnh lý xơ vữa động mạch. Bệnh lý này được gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà điển hình là rối loạn chuyển hóa lipid gây tích tụ các mảng béo trên nội mạc.  Nếu mảng xơ vữa dày lên, bị bong, rách thì sẽ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Trong một số trường hợp, cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể sau đó di chuyển vào trong lòng mạch gây tắc nghẽn dòng chảy. Ví dụ, cục máu đông hình thành ở buồng tim do dòng chảy hỗn loạn bất thường trong bệnh lý rung nhĩ. Sau đó, cục máu đông đi vào lòng mạch và di chuyển cho đến khi nó bị tích tụ và mắc kẹt ở một động mạch trong não. Hiện tượng này được gọi là thuyên tắc mạch với nguyên nhân từ tim, thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý nền như rung nhĩ, viêm nội tâm mạc, hở van hai lá,...

>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường

Nguyên nhân đột quỵ do xuất huyết não

Trong số 20 ca đột quỵ có khoảng 2 đến 3 ca có nguyên nhân do động mạch bị tổn thương hoặc suy yếu có thể bị vỡ và chảy máu trong não. 

  • Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ bên trong não. Sau đó, máu tràn vào các mô não xung quanh khiến các tế bào não mất đi nguồn cung cấp máu và máu và oxy. Thiếu nguồn dinh dưỡng, các tế bào não nhanh chóng hoại tử và chết đi.
  • Xuất huyết khoang dưới nhện xảy ra khi mạch máu bị vỡ bên trong não rồi tràn vào một không gian hẹp giữa não và hộp sọ được gọi là khoang dưới nhện. Tại khoang này thường chứa đầy dịch não tủy.

Đây là 2 nguyên nhân đột quỵ chính gây ra bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân đột quỵ khác nhưng hiếm gặp và chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.
Bên cạnh các nguyên nhân đột quỵ ở trên chúng ta cần phải lưu ý đến các yếu tố nguy cơ như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Người bệnh có xu hướng ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, có nhiều chất béo, đồ ăn nhanh (fast foods), nội tạng động vật... gây nguy cơ khiến mỡ máu tăng cao. Đây là tác nhân gây lên tình trạng mạch tắc nghẽn.
  • Uống nhiều bia rượu: Theo thống kê, khoảng 90% các ca bệnh xảy ra do bệnh nhân dùng quá nhiều các thức ăn và đồ uống chứa cồn.

Lam-viec-qua-suc-la-yeu-to-nguy-co-hinh-thanh-nguyen-nhan-dot-quy

Làm việc quá sức là yếu tố nguy cơ hình thành nguyên nhân đột quỵ

  • Làm việc quá sức: Điều này làm cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, tim đập nhanh, cơ co mạch, huyết áp cao. Dòng máu về não đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông và tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não.
  • Trạng thái thừa cân: Cân nặng tăng không kiểm soát hình thành tình trạng mỡ nhiễm máu, xơ vữa động mạch.
  • Lười vận động: Đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ trên nếu diễn biến trong thời gian dài sẽ gây ra thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não là nguyên nhân đột quỵ cần phải phòng tránh.

Biểu hiện của bệnh đột quỵ như thế nào?

Theo thống kê của Bộ Y Tế thì mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ và tỷ lệ tử vong lên tới 10-20%. Trong số đó cứ 4 bệnh nhân đột quỵ thì chỉ có 1 người có di chứng não nhẹ và có thể đi lại độc lập. Đây là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao, vậy nên phát hiện sớm qua các dấu hiệu đột quỵ sau để có thể đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm nhất có thể. Biểu hiện của bệnh đột quỵ bao gồm:

Cac-bieu-hien-dot-quy-can-biet-de-cap-cuu-kip-thoi

Các biểu hiện đột quỵ cần biết để cấp cứu kịp thời

  • Rối loạn thăng bằng vận động: Người bệnh bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt. khó khăn trong cử động và không thể phối hợp động tác vận động với nhau.
  • Đau đầu kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Các cơn đau đầu thường dữ dội và đến rất nhanh.
  • Tầm nhìn yếu hoặc bị giảm thị lực một phần hoặc toàn phần một cách đột ngột. 
  • Yếu liệt một bên cơ hoặc một bên tay chân không thể cử động. Cách kiểm tra chính xác là bạn không thể nhấc hai tay lên cùng một lúc.
  • Đột ngột mất sức, cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
  • Khả năng nói bị mất hoặc hạn chế. Nói khó, không thể phát âm tròn vành rõ chữ, bị dính chữ, giọng nói bất thường. Kiểm tra bằng cách yêu cầu người đột quỵ nhắc lại một câu nói ngắn.

Người bệnh có thể có một vài hoặc tất cả biểu hiện trên. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu bất thường hãy đưa người bệnh đi cấp cứu để có thể kịp thời chữa trị tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hướng xử lý khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ

Với bệnh nhân đột quỵ thời gian là mạng sống và thời gian cấp cứu tốt nhất là trong vòng 3 tiếng. Vì vậy cần xử trí đúng khi gặp người bị đột quỵ:

  • Đỡ và dìu bệnh nhân do người bị đột quỵ bị mất thăng bằng. Tránh để người bệnh bị té ngã gây tổn thương.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn hãy để họ nằm nghiêng ở nơi thoáng mát, móc hết đàm và nhớt để tránh bị ngạt thở.
  • Gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, chích máu đầu tay hay cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
  • Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để kịp thời gian cấp cứu và xử lý nguyên nhân đột quỵ (thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não) giúp giảm các di chứng hoặc tử vong do đột quỵ gây ra.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Đột quỵ có thể gây hậu quả tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường nó để lại các di chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Vì vậy chúng ta cần dự phòng bằng cách tránh hình thành nguyên nhân đột quỵ thông qua các thay đổi về yếu tố nguy cơ hình thành lên nguyên nhân. Cách phòng ngừa bệnh thông qua các phương pháp sau:

Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh

Lối sống không lành mạnh, chế độ sinh hoạt bừa bãi là nguyên nhân đột quỵ hàng đầu. Do đó cách phòng tránh chính là thay đổi lối sống, thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh.

  • Bữa ăn lành mạnh đủ chất dinh dưỡng gồm nhiều rau củ, trái cây. Sử dụng ít chất béo, hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn. Khuyến cáo đưa ra không nên dùng quá 5g muối trong một ngày. Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn “Địa Trung Hải” - nhiều trái cây, rau củ, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít thịt đỏ, ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt.

Kiem-soat-luong-muoi-an-trong-ngay-de-phong-ngua-nguy-co-hinh-thanh-nguyen-nhan-dot-quy

Kiểm soát lượng muối ăn trong ngày để phòng ngừa nguy cơ hình thành nguyên nhân đột quỵ

  • Hoạt động thể lực: Các hoạt động thể dục, thể thao giữ cho cân nặng ổn định. Hoạt động thể lực cũng góp phần làm cho hệ thống tim mạch khỏe, điều hòa huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể. Hội tim mạch châu  u 2018 khuyến cáo nên vận động 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trên tuần. Cường độ bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể mỗi người.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá và các thức ăn đồ uống có chứa cồn.

>>> Xem thêm: Làm sao để dự phòng đột quỵ tái phát?

Sử dụng thảo dược ngăn ngừa, phòng chống đột quỵ

Bên cạnh cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, thiết lập lối sống lành mạnh hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Thì người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để phòng chống đột quỵ như:

  • Thạch tùng răng, thiên ma, baron hay các thảo dược chứa sulbutiamine có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh giúp não hoạt động linh hoạt hơn. Trong thạch tùng răng có chứa hoạt chất Huperzine A là một enzym ức chế sự phân hủy acetylcholine - một chất hóa học làm tăng dẫn truyền thần kinh. Như vậy, thạch tùng răng giúp tăng cường chức năng não bộ và giảm bớt các triệu chứng do thiếu hụt chất dẫn truyền trung gian, các di chứng để lại do đột quỵ não.
  • Đinh lăng, cao natto hay hoạt chất L-carnitine giúp tăng cường tuần hoàn não, đưa máu nên não cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não khỏe mạnh. Từ đó hạn chế được tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não, ngăn chặn thiếu máu cục bộ - nguyên nhân đột quỵ.
  • Ngoài ra, đinh lăng, sulbutiamine, L-carnitine còn có tác dụng bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi các tế bào não. 

Cay-thach-tung-rang-giup-tang-cuong-chuc-nang-nao-bo

Cây thạch tùng răng giúp tăng cường chức năng não bộ

Như vậy sử dụng thảo dược hay các sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ não, giúp não khỏe và linh động là một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả mà người bệnh có thể sử dụng để dự phòng.
Như vậy việc nắm được nguyên nhân đột quỵ là vô cùng quan trọng. Từ nguyên nhân đột quỵ chúng ta sẽ thiết lập được các phương án để dự phòng bệnh một cách đúng đắn và hiệu quả. Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới bạn những nét cơ bản nhất về đột quỵ. Nếu bạn có điều thắc mắc, vui lòng để bình luận hoặc số điện thoại, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

Bình luận