Làm gì để cải thiện tình trạng mất khứu giác sau chấn thương sọ não? XEM NGAY!

Mất khứu giác sau chấn thương sọ não là di chứng mà nhiều người gặp phải. Không chỉ gây khó chịu, mất khứu giác sau chấn thương sọ não còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc. Vậy tại sao chấn thương sọ não lại gây mất khứu giác? Làm gì để giúp người bệnh cải thiện được tình trạng này? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi!

Chấn thương sọ não ảnh hưởng như thế nào đến khứu giác?

Bình thường, phân tử chất bay hơi sẽ theo không khí đi vào mũi và kích hoạt một số dây thần kinh tại cơ quan này. Các dây thần kinh sẽ truyền xung động về não bộ, qua đó, con người cảm nhận và phân biệt được mùi hương. Những tín hiệu này sẽ được lưu lại tại vùng não chịu trách nhiệm về khứu giác.

Phân tử chất bay hơi kích hoạt dây thần kinh khứu giác, hình thành cung phản xạ truyền về não để nhận biết mùi hương

Phân tử chất bay hơi kích hoạt dây thần kinh khứu giác, hình thành cung phản xạ truyền về não để nhận biết mùi hương

Như vậy, bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho đường truyền từ các đầu dây thần kinh ở mũi về nào bị gián đoạn cũng gây ra tình trạng mất khứu giác. 

Khi gặp chấn thương, não bộ bị ảnh hưởng do va đập hoặc các khối máu tụ chèn ép. Nếu phần não chi phối khứu giác bị tổn thương, các tín hiệu về mùi vị truyền về sẽ không được nhận biết, dẫn tới tình trạng mất khứu giác. 

Mặt khác, chấn thương sọ não cũng ảnh hưởng đến vùng đầu mặt, khiến các sợi thần kinh, niêm mạc mũi hay mũi bị tổn thương cũng gây ra tình trạng mất khứu giác.

Thông thường, khứu giác và vị giác thường đi kèm với nhau do chúng cùng kích hoạt các sợi thần kinh tương tự nhau. Do vậy, mất khứu giác thường đi kèm với rối loạn vị giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Mất khứu giác ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày?

Thông thường, người bệnh không nhận ra mình có vấn đề về khả năng cảm nhận mùi vị ngay sau khi bị chấn thương sọ não. Những vấn đề về khứu giác, vị giác sẽ xuất hiện khi người bệnh trở lại chế độ ăn thông thường, phục hồi tích cực sau chấn thương sọ não. Khi đó, người bệnh có thể gặp một số phiền phức như:

- Mất cảm giác thèm ăn, không hứng thú với đồ ăn, gián tiếp làm chậm quá trình phục hồi.

- Giảm tiết nước bọt nên khi ăn các loại đồ khô như bánh quy, bánh ngọt thì khó nuốt hơn.

- Người bệnh có xu hướng chuyển sang tiêu thụ đồ ăn kém dinh dưỡng hoặc có hại cho sức khỏe.

- Khẩu vị thay đổi khiến người bệnh cảm nhận những mùi vị khó chịu khi ăn thịt, cá hay một loại đồ ăn nào đó. Do vậy, họ sẽ tránh ăn những thực phẩm này. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chế độ ăn càng mất cân bằng.

- Tăng hoặc giảm cân đột ngột do không kiểm soát được thức ăn đưa vào.

- Sử dụng thêm nhiều muối để tăng hương vị, gây các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao.

- Không cảm nhận được các yếu tố nguy cơ như: Mùi khí ga bị rò rỉ, khói, hóa chất độc hại,...

- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn ôi, thiu.

Phải đối mặt với những vấn đề trên, người bệnh có thể sẽ thấy khó chịu, thậm chí tự ti, trầm cảm. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra với những người làm nội trợ hay đầu bếp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hàng ngày của họ. Vậy làm thế nào để người mất khứu giác có thể dễ dàng hơn trong cuộc sống hàng ngày?

Làm gì khi bị mất khứu giác sau chấn thương sọ não?

Mất khứu giác sau chấn thương sọ não thường mất một thời gian dài để phục hồi.  Điều này nghĩa là sẽ có một khoảng thời gian dài người mắc phải sống chung với tình trạng không cảm nhận được mùi vị cho đến khi được chữa trị. Khi đó, người bệnh nên lưu ý một vài điều hữu ích sau:

- Nấu ăn với nhiều gia vị có mùi hương (gừng, hành, tỏi, quế, thì là,...) để kích thích vị giác và khứu giác. Lưu ý, khi nấu ăn không nên cho quá nhiều muối.

Nấu ăn với nhiều gia vị để kích thích khứu giác và vị giác

Nấu ăn với nhiều gia vị để kích thích khứu giác và vị giác

- Luyện tập bằng cách ăn một ít thức ăn mặn, ngọt, đắng, chua,...

- Đặt lời nhắc ăn uống, sử dụng điện thoại thông minh để theo dõi hàm lượng các chất dinh dưỡng, lượng calo nạp vào mỗi ngày.

- Lưu ý về hạn dùng của đồ ăn. Nếu nghi ngờ về chất lượng đồ ăn nhưng không cảm nhận được mùi vị, hãy nhờ người thân xác định giúp.

- Cài đặt thiết bị báo cháy ở các tầng, phòng. Luôn chuẩn bị sẵn bình chữa cháy tiện dụng.

- Sử dụng bếp điện, bếp từ thay vì bếp ga. Nếu trong nhà dùng bếp ga nên lắp máy dò khí tự nhiên và tự ngắt nguồn cấp khí đốt nếu bị rò rỉ.

- Luôn đeo khẩu trang, đảm bảo thông gió tốt khi sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh.

Những biện pháp trên đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn khi bị mất khứu giác. Bên cạnh đó, tập phục hồi chức năng hay điều trị theo hướng dẫn của các y bác sĩ cũng là rất cần thiết. Một biện pháp hữu ích hiện nay cũng được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng thêm sản phẩm giúp phục hồi chức năng não bộ từ sâu bên trong.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận