Toàn bộ thông tin về hội chứng rối loạn cảm giác. XEM NGAY!

Rối loạn cảm giác là tình trạng não gặp vấn đề bất thường trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin được gửi đến từ các giác quan. Điều này khiến người bệnh gặp phải vô vàn rắc rối trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, đe dọa đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin về hội chứng rối loạn cảm giác trong bài viết dưới đây.

Rối loạn cảm giác là bệnh gì?

Cảm giác là sự phản ánh ý thức, cảm nhận của mỗi người với các kích thích, sự việc, sự vật, mùi vị, âm thanh,... Rối loạn cảm giác là tình trạng não bộ không còn khả năng hoặc xử lý không đúng thông tin mà các giác quan gửi tới. 
Nguyên nhân gây rối loạn cảm giác thường xuất phát từ các bệnh lý ở não, chủ yếu là do khu vực thuộc vùng kiểm soát cảm giác trong não bộ bị thiếu máu. Hệ quả là người bệnh sẽ không nhận biết được hoặc nhận biết sai lệch các tín hiệu từ môi trường xung quanh.

Roi-loan-cam-giac-thuong-xuat-phat-tu-cac-benh-ly-o-nao

Rối loạn cảm giác thường xuất phát từ các bệnh lý ở não

Biểu hiện của các rối loạn cảm giác thường gặp

Rối loạn cảm giác ở mỗi đối tượng sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào vùng não tiếp nhận kích thích bị tổn thương, bệnh sẽ có những biểu hiện chính sau:

Rối loạn xúc giác

Tê bì, mất hoàn toàn cảm giác ở bàn tay là triệu chứng điển hình nhất của chứng rối loạn xúc giác. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng châm chích như kiến bò, ngứa ran tay hoặc cảm giác lạnh, buốt, đau rát trên bề mặt da.

Rối loạn thị giác

Một số bệnh nhân sau khi gặp các tổn thương não bộ bị giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn vật có bóng bên cạnh, thậm chí là mất thị lực, mù lòa. Đây là những triệu chứng của hội chứng rối loạn thị giác do di chứng não.

Rối loạn khứu giác

Người mắc chứng rối loạn khứu giác thường không thể ngửi hoặc không phân biệt được các loại mùi. Một số người gặp chứng rối loạn tăng cảm giác có thể cực kỳ nhạy cảm với mùi nhẹ mà người bình thường khó ngửi thấy.

>>> Xem thêm: Làm gì để cải thiện tình trạng mất khứu giác sau chấn thương sọ não? XEM NGAY!

Rối loạn vị giác

Một số chấn thương não có thể ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh. Tình trạng này được gọi là rối loạn vị giác. Người bệnh có thể không cảm nhận được vị của đồ ăn, thức uống. Thậm chí, họ có thể bị nhầm lẫn giữa các vị đắng, cay, mặn, ngọt thông thường.

Roi-loan-vi-giac-gay-mat-cam-giac-them-an

Rối loạn vị giác gây mất cảm giác thèm ăn

Rối loạn thính giác

So với các rối loạn cảm giác trên, rối loạn thính giác thường ít gặp hơn. Một số bệnh nhân sau tai biến hoặc gặp tổn thương ở não thường gây ra các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, điếc 1 hoặc cả 2 bên tai,… Đây là những biểu hiện của chứng rối loạn thính giác cần được điều trị ngay.

Nguyên nhân gây rối loạn cảm giác

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn cảm giác. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể xuất phát từ những rối loạn trong tâm lý, bệnh lý, di truyền, ảnh hưởng từ môi trường,... 
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do các bệnh lý và tổn thương ở não bộ. Điển hình là những căn bệnh như thiếu máu não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, suy thoái tế bào thần kinh não, viêm não,...

Thiếu máu não

Việc thiếu máu nuôi dưỡng tế bào thần kinh chi phối cảm giác sẽ gây ra các rối loạn trong hoạt động tiếp nhận và xử lý dẫn truyền cảm giác. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn cảm giác gặp ở mọi lứa tuổi.

Bệnh lý tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là hệ quả của tình trạng thiếu máu não, huyết khối hoặc xuất huyết não ở các mức độ khác nhau. Tình trạng này khiến việc cung cấp máu, oxy cùng dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não và thần kinh bị ngưng trệ. Các tế bào thần kinh chi phối cảm giác của cơ thể lúc này có thể bị chèn ép hoặc hoại tử, gây ra những rối loạn trong việc dẫn truyền và xử lý thông tin cảm giác.

Cac-benh-ly-o-nao-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-roi-loan-cam-giac

Các bệnh lý ở não là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cảm giác

>>> Xem thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không? Cách ngăn biến chứng

Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não xảy khi có va đập mạnh ở vùng đầu. Não chịu tổn thương do hộp sọ bị vỡ, xuyên thủng, nứt, biến dạng, ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh dẫn truyền. Người bệnh chấn thương sọ não sau điều trị thường gặp các vấn đề rối loạn cảm giác.

Thoái hóa tế bào thần kinh não

Các tế bào thần kinh bị thoái hóa, suy thoái do tuổi tác, bệnh tật có thể gây nên tình trạng rối loạn cảm giác. Tình trạng này khiến người bệnh giảm tiếp nhận và xử lý các kích thích từ bên ngoài. Rối loạn cảm giác do thoái hóa tế bào thần kinh não thường gặp ở người cao tuổi.

Các bệnh lý khác ở não

Một số bệnh lý như viêm màng não, u não, viêm não,… cũng có thể gây nên tình trạng rối loạn cảm giác. 

Rối loạn cảm giác có nguy hiểm không?

Rối loạn cảm giác thường đi kèm với các tổn thương thần kinh tại não bộ. Chính vì vậy, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Một người trưởng thành mắc hội chứng rối loạn cảm giác sẽ có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, bày tỏ cảm xúc, học tập và làm việc. Người già bị rối loạn cảm giác có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Roi-loan-cam-giac-gay-nhieu-phien-toai-trong-cuoc-song

Rối loạn cảm giác gây nhiều phiền toái trong cuộc sống

Những ảnh hưởng của chứng rối loạn cảm giác ở trẻ nhỏ thường rõ ràng và nặng nề nhất. Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn cảm giác có thể đi kèm các rối loạn tự kỷ, trầm cảm, tăng động,... gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, rối loạn cảm giác ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần được phát hiện và điều trị từ sớm.

Các phương pháp điều trị hội chứng rối loạn cảm giác

Việc điều trị rối loạn cảm giác sớm sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, tốc độ và hiệu quả hồi phục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.
Có nhiều cách để điều trị hội chứng rối loạn cảm giác. Người bệnh cần hết sức nỗ lực và tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ.

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương vùng điều khiển cảm giác tại não bộ, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp khác nhau.
Các bài tập tạo cảm giác - phục hồi chức năng (rối loạn xúc giác):

  • Trị liệu cảm ứng: Hướng dẫn người bệnh dùng tay (xúc giác) để cảm nhận và gọi tên các đồ vật và chất liệu khác nhau.
  • Bài tập lựa chọn: Thực hiện bằng cách hướng dẫn người bệnh phân loại 10 quả bóng bằng vải và 10 quả bóng bằng nhựa mà không được nhìn thấy chúng.
  • Bài tập phân biệt nhiệt độ: Người bệnh cần phần biệt cảm giác nóng - lạnh bằng cách sờ vào 1 miếng vải ngâm trong nước nóng và 1 miếng vải ngâm nước lạnh.

Cac-bai-tap-tri-lieu-giup-phuc-hoi-chuc-nang-cam-giac-hieu-qua

Các bài tập trị liệu giúp phục hồi chức năng cảm giác hiệu quả

Ngoài các bài tập tạo cảm giác, người bệnh có thể được thực hiện châm cứu. Người châm cứu sẽ sử dụng các kim chuyên dụng châm vào huyệt vị và kinh mạch trên cơ thể để kích thích hoạt động của hệ thần kinh cảm giác, não bộ. 

Điều chỉnh rối loạn cảm giác tại nhà

Với những trường hợp nhẹ, người mắc chứng rối loạn cảm giác có thể điều chỉnh, tập luyện tại nhà bằng các bài tập đơn giản như:

Điều chỉnh rối loạn thị giác:

  • Sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, kết hợp rèm cửa để điều chỉnh độ sáng vừa phải, dễ chịu.
  • Hạn chế sử dụng đèn, điện thoại, máy tính, tivi và các thiết bị tạo nguồn sáng nhân tạo khác.

Điều chỉnh rối loạn khứu giác:

  • Lọc, rửa không khí trong phòng ở, phòng làm việc thường xuyên.
  • Theo dõi độ ẩm không khí, tránh xa các mùi hương nhân tạo.

Điều chỉnh rối loạn vị giác:

  • Nên sử dụng thức ăn khi nguội để giảm bớt mùi vị khó chịu.
  • Ghi nhận độ nhạy cảm với các thức ăn nhất định và hạn chế sử dụng lại.

Điều chỉnh rối loạn thính giác:

  • Học cách cảm thụ âm thanh tự nhiên, học chơi nhạc cụ, nghe nhạc.
  • Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để điều chỉnh âm thanh.

Điều chỉnh rối loạn xúc giác:

  • Tự học về các loại cảm giác trên những vùng da khác nhau của cơ thể.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Các chuyên gia cho rằng, một số thảo dược thiên nhiên có khả năng tăng cường hoạt động nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh não bộ. Từ đó, giúp kết nối thần kinh mới, tăng dẫn truyền thần kinh và nâng cao hiệu quả xử lý thông tin.
Năm 2002, một nghiên cứu tại Hoa Kỳ được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp cho thấy, hoạt chất huperzine A trong cây thạch tùng răng có khả năng chống lại trạng thái thoái hóa thần kinh. 
Theo kết quả nghiên cứu, huperzine A giúp loại bỏ các gốc tự do, tăng khả năng truyền nhận và xử lý thông tin. Nhờ vậy, sử dụng huperzine A trong cải thiện chứng rối loạn cảm giác rất hiệu quả.

Huperzine-A-duoc-chung-minh-giup-ho-tro-cai-thien-roi-loan-cam-giac

Huperzine A được chứng minh giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn cảm giác

Đặc biệt, các nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra hiệu quả vượt trội khi kết hợp thạch tùng răng với thiên ma, đinh lăng, cao natto,... Sự kết hợp này không chỉ phục hồi và bảo vệ tế bào thần kinh mà còn tăng hình thành kết nối dẫn truyền thần kinh mới. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng rối loạn cảm giác sau tai biến, chấn thương não bộ.
Nhìn chung, rối loạn cảm giác là chứng bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Để được tư vấn thêm về các kiến thức và phương pháp trị liệu, bạn có thể bình luận bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận