Rối loạn thị giác - Những suy giảm chức năng cần lưu ý

Các rối loạn thị giác đang dần càng trở nên phổ biến hơn trong thời đại công nghệ hiện nay, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và làm việc. Những biến đổi ban đầu của các triệu chứng rối loạn thị giác như nhìn đôi (song thị), mù màu, suy giảm thị lực,… thực sự cần được mọi người quan tâm và phát hiện sớm, tránh các biến chứng nặng về sau cho người bệnh.

Rối loạn thị giác là gì?

Rối loạn thị giác là những thay đổi bất thường về chức năng của mắt khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Trên thực tế, có thể nói, mắt là một trong những cơ quan cảm giác phát triển cao nhất của con người bởi vì hầu hết các hoạt động của não bộ dành riêng cho thị giác phức tạp hơn so với các giác quan khác. Khi đó, những suy giảm chức năng thị giác sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.

Triệu chứng của rối loạn thị giác

Chức năng của mắt không phải là một hoạt động riêng biệt mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, được điều khiển từ não và các dây thần kinh. Chính vì vậy mà biểu hiện của rối loạn thị giác cũng khá phức tạp, điển hình như: nhìn đôi (song thị), mù màu, mất thị lực thoáng qua,..

Nhìn đôi

Nhìn đôi hay song thị là rối loạn ở mắt khiến người bệnh nhìn thấy hai hình của cùng một sự vật. Song thị có thể xảy ra khi nhìn bằng một mắt hoặc bằng cả hai mắt.

Song-thi-khien-kha-nang-xac-dinh-chinh-xac-vi-tri-su-vat-bi-suy-giam

Song thị khiến khả năng xác định chính xác vị trị sự vật bị suy giảm

Người có biểu hiện của rối loạn này thường gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống vì khả năng xác định chính xác các sự vật, hiện tượng đã bị suy giảm. Với những người có thể trạng yếu thì còn có thể thường xuyên chóng mặt và mệt mỏi.

Nguyên nhân của song thị có thể là do đục thủy tinh thể, tật khúc xạ không điều chỉnh được, liệt các dây thần kinh, nhược cơ, thâm nhiễm các tổ chức hốc mắt,…

Ngoài ra, theo các chuyên gia, song thị có thể là kết quả của việc thông tin trong não bộ bị sai lệch. Tình trạng này xảy ra khi não bộ không thể phân lớp đúng những hình ảnh mà mắt nhìn thấy.

Mù màu

Mù màu là tình trạng mắt không còn khả năng phân biệt được các màu sắc của sự vật như màu đỏ, màu xanh lá, xanh biển hoặc khi pha trộn giữa các màu này với nhau.

Người bệnh vẫn có thể nhìn rõ các sự vật nhưng khả năng nhận biết màu sắc của họ bị suy giảm, tạo những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống. Mù màu không gây tác động đến vấn đề sống sót hay khả năng sinh sản của người bệnh nhưng lại có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Có rất nhiều các yếu tố nguy cơ được cho là nguyên nhân gây ra mù màu như rối loạn di truyền, tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc, biến chứng sau chấn thương sọ não,…

Suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực hay mất thị lực là triệu chứng mắt giảm khả năng nhìn ở một mức độ gây ra những vấn đề không thể khắc phục bằng phương tiện thông thường như kính. Suy giảm thị lực xảy ra những người có khả năng nhìn yếu bởi họ không đeo kính hoặc kính áp tròng.

dau-hieu-roi-loan-thi-giac---thi-luc-kem 

Dấu hiệu rối loạn thị giác - Thị lực kém 

Suy giảm thị lực có thể khiến con người gặp cản trở với những hoạt động thường nhật như đọc sách, lái xe, giao tiếp và đi bộ…

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực là bong võng mạc, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, tăng nhãn áp,…

Ngoài ra, sau các chấn thương như chấn thương sọ não, liệt các dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh thị giác cũng là những lý do quan trọng gây nên tình trạng này.
Bên cạnh đó, suy giảm thị lực còn có thể bị gây ra bởi các bệnh sau: bệnh tiểu đường, ung thư mắt, bệnh bạch tạng,…

Mất thị lực thoáng qua

Mất thị lực thoáng qua hay mù tạm thời là tình trạng mất thị lực ở mắt một cách đột ngột và thường trở lại bình thường trong vài giây đến vài phút. Triệu chứng này xuất hiện không có tính quy luật rõ ràng và cũng không có tính liên tục. 
Mù tạm thời có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc ở cả hai bên mắt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy như đang có một màn che ở trước mắt của mình, nguyên nhân có thể là do tắc mạch máu não tạm thời. 
Không chỉ như vậy, mất thị lực thoáng qua cũng liên quan nhất định với những cơn đau nửa đầu kéo dài của người bệnh. 

Mù mắt

Mù mắt là hiện tượng mất thị lực một phần hoặc toàn bộ cả hai mắt. Nó có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh (mù bẩm sinh) và không phân biệt giới tính, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Mu-mat-la-trieu-chung-cua-roi-loan-thi-giac,-co-the-xay-ra-o-mot-hoac-hai-ben-mat

Mù mắt là triệu chứng của rối loạn thị giác, có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt

Mù mắt có thể xảy ra ở những người đang bị tổn thương các thành phần trên con đường dẫn truyền thị giác như não bộ, dây thần kinh thị giác, võng mạc, giác mạc, thể thủy tinh,…

Đột quỵ não cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù mắt thông qua tắc mạch máu não.

Đối với những nguyên nhân bệnh lý về mắt khác thường sẽ dẫn đến tình trạng mù mắt một cách dần dần theo thời gian.

Rối loạn thị giác có thực sự nguy hiểm?

Các rối loạn thị giác thường bắt đầu từ những dấu hiệu rất nhỏ như đau mắt, mỏi mắt, mất thị lực đột ngột nhưng hồi phục ngay sau đó,… khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua chúng. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thường ngày của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nếu rối loạn thị giác là hậu quả của chấn thương, di chứng não thì mức độ của hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn và khó phục hồi hơn rất nhiều. Điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

Có thể thấy rối loạn thị giác khiến cho cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn hoàn toàn, vì vậy mà chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh và điều trị.

Cách phòng ngừa và cải thiện rối loạn thị giác

Đối với những trường hợp rối loạn thị giác do vấn đề ở mắt, chúng ta cần tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để nhận được lời khuyên hữu ích.
Trường hợp còn lại, rối loạn thị giác do các vấn đề bệnh lý hay tổn thương não bộ, người bệnh cần phải được điều trị chuyên khoa và kết hợp phục hồi chức năng não bộ.
Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta cần có các phương pháp phòng tránh sớm chứng rối loạn thị giác để hạn chế tối đa những biến chứng và hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của hiện tượng này

Chế độ ăn hợp lý cho người rối loạn thị giác

Thay đổi chế độ ăn uống, lưu ý bổ sung các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt đặc biệt là vitamin A, omega 3, vitamin C, …
Ăn uống đầy đủ các bữa trong ngày để cung cấp các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của cơ thể.
Sử dụng thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là lựa chọn tốt cho việc chăm sóc mắt mỗi ngày.

bo-sung-them-vitamin-a-tot-cho-nguoi-bi-roi-loan-thi-giac

Bổ sung thêm vitamin A tốt cho người bị rối loạn thị giác

Thói quen sinh hoạt thích hợp cho người bị rối loạn thị giác

Thói quen sinh hoạt có vai trò rất lớn trong hạn chế các rối loạn thị giác cũng như góp phần phát hiện sớm để giảm các triệu chứng có hại. Đặc biệt là với đối tượng trẻ em và người cao tuổi, nhóm người dễ bị tổn thương về mắt và dễ bị rối loạn thị giác cũng như gặp các tật khúc xạ thì cần phải chú ý hơn, cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ mắt. Thói quen sinh hoạt mà bạn cần lưu ý tốt cho mắt điển hình như:  

  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi làm những việc yêu cầu mắt phải hoạt động cường độ cao như: đọc sách, sử dụng thiết bị máy tính, laptop,...
  • Tăng cường và duy trì sức khỏe não bộ - phục hồi chức năng não bộ.
  • Không nên thường xuyên thức quá khuya mà nên xây dựng thời gian ngủ hợp lý để cho mắt được hoạt động đúng cách.

Thảo dược giúp cải thiện chứng rối loạn thị giác

Như đã nêu ở trên, chức năng thị giác không phải là đơn lẻ mà nó là sự kết hợp phức tạp của não bộ với mắt thông qua hệ thống dẫn truyền thần kinh. Chính vì vậy, chăm sóc cho não bộ cũng gián tiếp cải thiện tình trạng rối loạn thị giác ở người bệnh.

Theo nghiên cứu, một số loại thảo dược như thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,… có hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ và tăng cường các chức năng của não bộ. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã phát hiện được tác dụng tuyệt vời của thạch tùng răng trên hệ thần kinh trung ương. Hoạt chất huperzine A có trong thạch tùng răng là alkaloid có tác dụng sinh học chính, là chất ức chế tự nhiên của enzyme acetylcholinesterase ngăn cản sự phá hủy chất dẫn truyền thần kinh não bộ. Từ đó giúp tăng tăng cường chức năng não hạn chế được tình trạng teo não, sa sút trí tuệ ở người già cũng như nhiều bệnh lý về não khác. Ngoài ra thảo dược này còn giúp cải thiện những di chứng não mà điển hình như rối loạn thị giác và các hậu quả khác để lại do chấn thương, đột quỵ.

Thach-tung-rang-duoc-su-dung-trong-y-hoc-Trung-Quoc-hang-ngan-nam-nay

Thạch tùng răng được sử dụng trong y học Trung Quốc hàng ngàn năm nay

Thạch tùng răng giúp cho tình trạng rối loạn thị giác của người bệnh được tiến triển tích cực hơn thông qua sự liên kết phức tạp giữa vỏ não và các thành phần của mắt.
Bài viết đã trình bày những thông tin khái quát nhất về các vấn đề rối loạn thị giác. Có thể thấy bất kỳ tình trạng rối loạn nào cũng có thể dẫn tới những hậu quả hết sức nguy hiểm. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị kịp thời các rối loạn mắt là điều cần thiết.
Để biết thêm những thông tin chi tiết, hãy tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ sâu hơn.

Bình luận