Rối loạn cơ tròn là gì?
Rối loạn cơ tròn là một rối loạn chức năng phổ biến ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh, não bộ. Các triệu chứng của rối loạn cơ tròn thường xuất hiện sau những tổn thương và bệnh lý của thần kinh, não bộ như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống,... Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng cơ tròn.
Hình ảnh rối loạn cơ tròn ở nam giới
>>> XEM THÊM: Tổn thương não gây rối loạn cơ vòng hậu môn
Triệu chứng rối loạn cơ tròn ở người bị suy giảm chức năng não bộ
Rối loạn cơ tròn ở người bị suy giảm chức năng não bộ được phân theo 2 loại là rối loạn cơ tròn bàng quang và rối loạn cơ tròn hậu môn.
Rối loạn cơ tròn bàng quang
Rối loạn cơ tròn bàng quang có tỷ lệ mắc cao hơn so với rối loạn cơ tròn hậu môn. Các triệu chứng của rối loạn cơ tròn bàng quang bao gồm:
-
Tiểu khó: Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi tiểu và mất nhiều thời gian. Họ thường đi tiểu lắt nhắt kèm theo cảm giác tiểu buốt.
-
Bí tiểu: Bệnh nhân vẫn cảm thấy buồn tiểu nhưng không đi tiểu được do rối loạn cơ tròn.
-
Tiểu tiện không tự chủ: Nước tiểu bị rò rỉ một cách mất kiểm soát. Triệu chứng này rất nghiêm trọng do dễ gây viêm loét trên da bệnh nhân và nhiễm trùng tiết niệu.
Rối loạn cơ tròn hậu môn
Tuy tỷ lệ rối loạn cơ tròn hậu môn thấp hơn so với rối loạn cơ tròn bàng quang, nhưng số lượng người bệnh gặp phải tình trạng này không phải là ít. Triệu chứng rối loạn cơ tròn hậu môn gồm 2 biểu hiện chính:
-
Táo bón: Táo bón là dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, bệnh nhân không đi đại tiện được hoặc đi phân rất cứng do không điều khiển được cơ tròn.
-
Đại tiện không chủ động: Người bệnh mất cảm giác mót rặn, phân tự ra ngoài do cơ hậu môn luôn mở. Tương tự như rối loạn bàng quang dạng tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không chủ động cũng dễ gây viêm loét và nhiễm trùng.
Đại tiểu tiện không tự chủ là triệu chứng điển hình nhất của rối loạn cơ tròn
Nguyên nhân gây rối loạn cơ tròn
Nguyên nhân gây ra rối loạn cơ tròn là do các tổn thương ở phần não bộ chịu trách nhiệm điều khiển cơ tròn. Những tổn thương này khiến cơ tròn bị suy giảm chức năng và gây ra tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ. Rối loạn cơ tròn được xem là 1 di chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các chấn thương vùng đầu gây ảnh hưởng não bộ
Chấn thương vùng đầu như các va chạm mạnh, tai nạn giao thông, ẩu đả,... được xem là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cơ tròn. Khi đầu bị tổn thương, va chạm mạnh có thể khiến phần sọ não nứt vỡ. Điều này có thể gây tổn thương đến não bộ và làm đứt đoạn các liên kết thần kinh, kết quả là gây rối loạn cơ tròn.
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là hiện tượng máu ngừng lưu thông lên não đột ngột bởi sự tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. Tế bào não không được cung cấp đủ oxy có thể bị hoại tử và gây tổn thương tới vùng não điều khiển cơ tròn.
Các khối u não và tổn thương tủy sống
Khối u gây chèn ép tới thùy giữa, thùy trên trước là nguyên nhân gây rối loạn cơ tròn hết sức nguy hiểm. Các khối u này dù đã được loại bỏ nhờ phẫu thuật thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao bị rối loạn cơ tròn.
Các tổn thương tủy sống như u tủy sống, đứt tủy sống hay viêm tủy sống gây tổn thương đến vùng phình thắt lưng hay vùng nón tận, hậu quả là rối loạn cơ tròn.
Thoái hóa tế bào thần kinh não bộ
Thoái hóa tế bào thần kinh não bộ là nguyên nhân gây rối loạn cơ tròn thường gặp ở người già. Khi tuổi tác càng cao, các tế bào trên cơ thể cũng dần thoái hóa và già đi. Các tế bào não thuộc vùng điều khiển cơ tròn cũng không ngoại lệ, do đó gây ra tình trạng rối loạn chức năng cơ tròn.
Thoái hóa tế bào thần kinh là nguyên nhân gây rối loạn cơ tròn ở người cao tuổi
Các giải pháp giúp phục hồi chức năng cơ tròn
Rối loạn cơ tròn đã và đang là nỗi ám ảnh lớn đối với cả bệnh nhân và người thân của họ. Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn không chỉ yêu cầu sự kiên trì, nhẫn nại mà còn cần nắm được những kiến thức cơ bản. Một vài lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn bao gồm: Vấn đề về dinh dưỡng, chăm sóc hệ tiêu hóa và tiết niệu, các bài tập chức năng kết hợp dùng thảo dược.
Người bị rối loạn cơ tròn nên ăn gì?
Người bị chứng rối loạn cơ tròn nên ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu hoá. Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu đạm, dễ hấp thu và ít chất bã. Đặc biệt ưu tiên nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, C và chất xơ. Thêm vào đó, hãy nhắc nhở bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày.
Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị thức ăn cho người bệnh rối loạn cơ tròn:
- Chất đạm: Hãy ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa đạm nhưng không có nhiều cholesterol. Nên ăn cá, đậu nành, sữa, thịt nạc…
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết: Các loại rau xanh là nguồn vitamin rất dồi dào. Thêm vào đó là các loại trái cây tươi (cam, việt quất, cà chua, bưởi,…) chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ thoái hóa tế bào thần kinh.
- Chất kích thích: Người bị rối loạn cơ tròn cần nói không với các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng rối loạn cơ tròn
Chăm sóc hệ tiêu hóa và tiết niệu
Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bị rối loạn cơ tròn cũng cần chăm sóc hệ tiêu hóa và tiết niệu đúng cách.
Chăm sóc hệ tiêu hóa đúng cách bao gồm:
-
Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và nên đi vào buổi sáng.
-
Thường xuyên dùng tay xoa dọc khung đại tràng và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ (từ phải qua trái).
-
Kích thích đại tràng bằng tay (điều này giúp kích thích để cơ hậu môn mở, chất thải dễ ra ngoài hơn).
-
Sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp bị táo bón, khó tiêu.
-
Nếu người bệnh không thể tự đi đại tiện được cần phải tháo thụt phân.
-
Giữ vệ sinh sạch các bộ phận sinh dục, tránh trường hợp nhiễm khuẩn.
Chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách bao gồm:
-
Cách mỗi 4 tiếng tập cho người bệnh ngồi bô để tiểu tiện.
-
Dùng tay xoa bóp bàng quang để gây cảm giác buồn tiểu.
-
Mỗi khi bệnh nhân đi tiểu tiện cần sử dụng nước ấm để chườm lên bàng quang.
-
Nên cho người bệnh nghe tiếng nước suối chảy róc rách để kích thích tiểu tiện.
-
Trường hợp người bệnh không thể tự tiểu tiện được thì họ sẽ cần hỗ trợ bằng cách đặt ống sonde. Các dụng cụ y tế chăm sóc cho bệnh nhân cần phải được giữ vệ sinh tuyệt đối.
-
Kiểm tra màu sắc của nước tiểu hàng ngày, nếu có bất thường cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài tập phục hồi chức năng cơ tròn
Để cải thiện chức năng cơ tròn, người bệnh cần tập luyện các bài tập giúp phục hồi chức năng cơ tròn. Đối với người có rối loạn cơ tròn và liệt vận động mức độ nhẹ cần tập các bài đứng thăng bằng. Người bị rối loạn cơ tròn và liệt 1 chân nên tập các bài tập giúp co duỗi khớp háng và khớp gối. Các bài tập phục hồi chức năng cơ tròn sẽ giúp người bệnh cải thiện khả năng tự chủ và nâng cao thể lực.
Cải thiện tình trạng rối loạn cơ tròn nhờ thảo dược
Rối loạn cơ tròn là một di chứng của suy giảm chức năng não bộ, vì vậy việc tác động vào căn nguyên sẽ giúp di chứng này được cải thiện. Bên cạnh các biện pháp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hệ tiêu hóa và tiết niệu,... giới chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược giúp cải thiện chức năng não bộ như thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng,... Nghiên cứu thực hiện bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp đã cho thấy thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, do đó rất tốt người bị rối loạn cơ tròn.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn tất cả các thông tin về rối loạn cơ tròn, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Link thao khảo:
https://journals.physiology.org/doi/full/10.1152/ajpgi.00182.2016