Xem ngay lợi ích của việc bấm huyệt chữa bệnh sau tai biến và cách thực hiện!

Trong y học cổ truyền, việc bấm huyệt trị bệnh sau tai biến sẽ kích thích các huyệt đạo, từ đó giúp cơ thể điều tiết công năng tự chữa lành. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả rất tốt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn lợi ích của việc bấm huyệt cũng như cách thực hiện để có thể áp dụng, bạn nhé!

Những tác dụng của việc bấm huyệt chữa bệnh tai biến 

Y học cổ truyền gọi tai biến là chứng trúng phong có nghĩa là bệnh đến rất đột ngột, giống như cơn gió mạnh thổi qua. Tình trạng này làm cho tay chân tê liệt, bán thân bất toại, mặt méo lệch, miệng nói không rõ, thậm chí là ngã lăn ra đất bất tỉnh nhân sự. Nguyên nhân của bệnh là do: Ăn uống thất điều, âm hư dương cang, chính khí suy nhược, lao lực, huyết ứ, sinh hoạt bất bình...

Chứng trúng phong xảy ra rất đột ngột

Chứng trúng phong xảy ra rất đột ngột

Trong tình huống khẩn cấp, người bệnh cần được điều trị hồi sức bằng y học hiện đại mới mong giữ được tính mạng. Ở giai đoạn sau, ngoài việc sử dụng thuốc hay vật lý trị liệu thì bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến được nhiều người áp dụng.

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu cổ truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi thực hiện, người ta sẽ sử dụng đầu ngón tay hoặc các bộ phận khác của tay để tác động vào huyệt đạo nhất định trên cơ thể, kích thích khả năng tự chữa lành.

Trị liệu bấm huyệt có thể đem tới nhiều lợi ích tích cực trong việc hồi phục chức năng cho người bệnh sau đột quỵ, bao gồm:

- Thư giãn hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức cơ khớp, giảm đau đầu.

- Hồi phục các dây thần kinh bị liệt.

- Điều hòa tuần hoàn máu và tăng cường chức năng các phủ tạng trong cơ thể.

- Hỗ trợ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.

- Tăng cường miễn dịch và thể lực…

Mách bạn cách bấm huyệt cho người bị tai biến

Việc bấm huyệt nên được thực hiện bởi các bác sĩ y học cổ truyền hay kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp. Tuy vậy, người thân cũng có thể tham gia vài buổi tập huấn để biết được một số cách bấm huyệt cho người bị tai biến cơ bản giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ngay tại nhà.

Sau đây là một số cách bấm huyệt cơ bản dành cho bệnh nhân sau tai biến:

Dùng ngón cái bấm vào các huyệt sau, bấm với lực vừa phải và lực tăng dần. Nếu bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì giữ yên, mỗi huyệt bấm khoảng 30 giây - 1 phút.

Bấm các huyệt ở phần chi trên:

Bấm các huyệt ở phần chi trên cho người bị tai biến

Bấm các huyệt ở phần chi trên cho người bị tai biến

- Huyệt kiên tỉnh (điểm giữa bờ trên vai).

- Huyệt kiên ngung (ở ngay dưới mỏm cùng vai).

- Huyệt khúc trì (điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu tay).

- Huyệt hợp cốc (nằm ở kẽ giữa xương đốt bàn ngón cái và ngón trỏ).

Bấm các huyệt ở phần chi dưới:

Để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, chân duỗi thẳng trước khi bấm huyệt.

Bấm các huyệt ở phần chi dưới cho người bị tai biến

Bấm các huyệt ở phần chi dưới cho người bị tai biến

- Huyệt lương khâu (từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 3 cm).

- Huyệt túc tam lý (từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 4,5 cm).

- Huyệt dương lăng tuyền (từ đầu dưới xương bánh chè đo xuống 3cm rồi đo ngang ra ngoài 1,5 cm).

- Huyệt tam âm giao (từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 cm).

Kết hợp xoa bóp cho người bị tai biến từ phần đùi đến khớp đầu gối, cổ chân, bàn chân và các ngón chân. Mỗi vị trí cần thực hiện tối thiểu 3 lần.

Bấm huyệt chỉ là một trong nhiều biện pháp bổ trợ để điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến. Do đó, cần kết hợp việc sử dụng thuốc, thực phẩm hỗ trợ, vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, xoa bóp, châm cứu với bấm huyệt để đem lại hiệu quả phục hồi nhanh hơn.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận