Nguyên nhân gây trí nhớ kém và biện pháp cải thiện hiệu quả

Tình trạng trí nhớ kém không chỉ xảy ra trên đối tượng người cao tuổi mà ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây ra trí nhớ kém và các biện pháp để cải thiện hiệu quả.

Tình trạng trí nhớ kém không chỉ xảy ra trên đối tượng người cao tuổi mà ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây ra trí nhớ kém và các biện pháp để cải thiện hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra trí nhớ kém

Trí nhớ kém là tình trạng suy giảm chức năng não bộ, làm ngưng trệ quá trình vận chuyển thông tin và trí nhớ đến vỏ não. Để đưa ra được các biện pháp cải thiện tốt nhất thì việc xác định nguyên nhân gây trí nhớ kém rất quan trọng.

Trí nhớ kém ở người cao tuổi

Tình trạng trí nhớ kém ở người cao tuổi là rất phổ biến. Chủ yếu là do khi tuổi tác ngày càng cao, các tế bào não dần bị lão hóa và chết dần. Khả năng liên kết giữa các tế bào não ngày càng kém, chức năng thần kinh suy giảm khiến cho quá trình vận chuyển chất “dinh dưỡng” để nuôi não bộ bị trì trệ. Thêm vào đó, ở người cao tuổi thì tim không còn co bóp mạnh mẽ dẫn tới oxy không được cung cấp đầy đủ cho não. Vì vậy, lão hóa và tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trí nhớ kém ở người cao tuổi.

Trí nhớ kém là tình trạng xảy ra do suy giảm chức năng não bộ

Trí nhớ kém là tình trạng xảy ra do suy giảm chức năng não bộ

Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi

Một số nguyên nhân thường gặp gây giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là: Căng thẳng, stress, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, dùng thuốc, bệnh não và chấn thương não,...

Căng thẳng, stress

Tình trạng căng thẳng, stress diễn ra nhiều ngày khiến cho các gốc tự do tăng sinh mạnh mẽ. Các gốc tự do này sẽ oxy hóa acid béo có trong não bộ, khiến tế bào thần kinh bị tổn thương và gây rối loạn dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, các gốc tự do còn tác động vào ty thể, khiến tế bào thần kinh thiếu năng lượng và gây ra tình trạng trí nhớ kém.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Một số dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu đi các chất này có thể gây tình trạng trí nhớ kém. Tiêu biểu như:

  • Vitamin B1, B6: 2 loại vitamin này có vai trò góp phần đảm bảo chức năng bình thường của não bộ, giúp thúc đẩy sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Những người bị thiếu hụt 2 loại vitamin này có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff - rối loạn thần kinh gây mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
  • Sắt: Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Vì máu không được cung cấp đầy đủ cho não bộ nên sẽ gây suy giảm chức năng não bộ và giảm trí nhớ.

Do dùng thuốc

Một số loại thuốc như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, tiêm phòng dại,... có thể gây hại với các tế bào thần kinh và gây giảm trí nhớ.

Bệnh não và chấn thương não

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trí nhớ kém đi ở những người có tổn thương não hay có bệnh về não như: Viêm màng não, thiểu năng tuần hoàn não, chấn thương sọ não, teo não,...

Các chấn thương não bộ khiến cho trí nhớ kém đi

Các chấn thương não bộ khiến cho trí nhớ kém đi

Trí nhớ kém gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống?

Trí nhớ kém không chỉ làm giảm năng suất, hiệu quả công việc mà còn gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt và những hệ lụy tới sức khỏe.

  • Bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt: Người có trí nhớ kém đôi khi thường quên trước quên sau như: Ra ngoài quên khóa cửa, đi siêu thị quên mang tiền,... Điều này không chỉ gây bất tiện cho người đó mà còn có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Thêm vào đó, người có trí nhớ kém thường bị lơ đãng, không tập trung, dẫn tới giảm năng suất, hiệu quả học tập và công việc.
  • Hệ lụy tới sức khỏe: Theo các chuyên gia thì tình trạng trí nhớ kém kéo dài mà không cải thiện có thể chuyển sang sa sút trí tuệ.  Lúc này, các tế bào não bị tổn thương và chức năng não bộ suy yếu. Hậu quả là gây ảnh hưởng tới vai trò điều khiển các cơ quan của não và sức khỏe bị suy giảm.

Người có trí nhớ kém nên làm gì để cải thiện?

Để việc cải thiện tình trạng trí nhớ kém hiệu quả, bạn nên kết hợp một số biện pháp như dùng thuốc tăng cường trí nhớ, sử dụng thảo dược, thay đổi chế độ dinh dưỡng, rèn luyện trí não,...

Các thuốc tăng cường trí nhớ

Người có trí nhớ kém nên sử dụng các thuốc để tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể đem lại nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc tăng cường trí nhớ là:

  • Piracetam: Đây là dẫn xuất của GABA trong não. Piracetam giúp tăng độ dẻo dai cho não, tăng acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả cao trên đối tượng người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ.
  • Donepezil: Thuốc Donepezil được biết tới có tác dụng ức chế enzyme acetylcholinesterase, do đó được dùng điều trị triệu chứng suy giảm trí nhớ ở những bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ và vừa.

Thảo dược giúp cải thiện trí nhớ

Trí nhớ kém xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa vẫn là do sự thiếu hụt dinh dưỡng và giảm tuần hoàn não khiến cầu nối giữa các tế bào thần kinh đứt gãy. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng một số thảo dược như:

  • Thạch tùng răng: Chứa hoạt chất “vàng” huperzine A có tác dụng kết nối các tế bào não tổn thương với tế bào lành, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh do đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức.

Thạch tùng răng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức

Thạch tùng răng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức

  • Thiên ma: Chứa gastrodin glucoside phenolic có khả năng làm chậm sự lão hóa thần kinh và ngăn nhiễm độc thần kinh, do đó giúp bảo vệ tế bào thần kinh. Ngoài ra, thiên ma còn giúp bồi bổ huyết, tăng tuần hoàn máu lên não, cải thiện chức năng não bộ.
  • Đinh lăng: Thảo dược này có tác dụng hoạt hóa nhẹ vỏ não, bổ khí bổ huyết, cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị trí nhớ kém

Một số thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ đó là:

  • Óc heo: Trong thành phần óc heo có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, protein, sắt, vitamin B1, cholesterol,… giúp tăng cường tuần hoàn máu não. Mặt khác, óc heo còn chứa hoạt chất có tác dụng tái tạo tế bào thần kinh, do đó giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Trứng chim cút: Trứng chim cút được đánh giá là tốt cho não bộ hơn so với các loại trứng gia cầm khác. Lý giải điều này là do trứng chim cút có chứa nhiều lecithin, mà trong lecithin có chứa choline - chất dẫn truyền thần kinh nên giúp cải thiện chức năng não bộ.

Trứng chim cút có chứa nhiều lecithin giúp cải thiện chức năng não bộ

Trứng chim cút có chứa nhiều lecithin giúp cải thiện chức năng não bộ

  • Rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như vitamin K, vitamin A, lutein,...
  • Các loại cá béo: Các loại cá béo có chứa nhiều acid béo omega-3 giúp ức chế quá trình lão hóa bộ não. Đồng thời, acid béo omega-3 còn làm giảm beta-amyloid, một protein gây ra bệnh alzheimer. 

Các phương pháp khác giúp cải thiện trí nhớ

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người có trí nhớ kém nên kết hợp thêm một số phương pháp sau:

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe bộ não. Ngủ đủ giấc sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi và đây là khoảng thời gian các đoạn ký ức được lưu trữ lâu dài trong bộ não.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Việc chăm tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể tăng tiết các chất bảo vệ thần kinh, do đó cải thiện chức năng não bộ.
  • Rèn luyện trí não: Bằng cách chơi các trò chơi trí não như giải đố, ghi nhớ, ghép hình,... sẽ giúp não bộ tăng tập trung và tăng trí nhớ.

Trí nhớ kém có di truyền qua các thế hệ không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Đáp án của câu hỏi này là trí nhớ kém hoàn toàn có khả năng di truyền qua các thế hệ. Theo các nghiên cứu cho thấy, một gen có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ là BDNF tồn tại dưới hai dạng. 

BDNF dạng thứ nhất được tìm thấy nhiều ở những người có khả năng ghi nhớ tốt. Còn ở dạng thứ hai đa phần tìm thấy ở người có khả năng ghi nhớ kém hơn. Trong khi đó, có tới 1/3 số người được di truyền dạng BDNF thứ hai từ cha mẹ. Điều này chứng tỏ tình trạng trí nhớ kém có thể di truyền.

Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được nguyên nhân gây ra trí nhớ kém cũng như các biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/healthy-aging/in-depth/memory-loss/art-20046518

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/memory-loss/art-20046326

https://bebrainfit.com/bad-memory/

Bình luận