Điều trị tai biến mạch máu não và cách phục hồi di chứng

Tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng về lâu dài. Nếu không điều trị tai biến mạch máu não kịp thời, tình trạng này có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân trong tích tắc. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ cách xử trí và biện pháp điều trị tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Bệnh thường xảy ra do nguồn cung cấp máu đến một phần não bộ bị gián đoạn hoặc giảm, ngăn cản các mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, cả khi bạn đang làm việc hay nghỉ ngơi. Người bệnh tai biến phải được cấp cứu càng sớm càng tốt, để không lỡ mất thời gian vàng, nhằm giảm thiểu những biến chứng, nguy hiểm liên quan đến tính mạng có thể xảy ra.

Điều trị tai biến mạch máu não

Khi phát hiện các triệu chứng tai biến, cần chuyển bệnh nhân tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tai biến mạch máu não.

Tai-bien-mach-mau-nao-la-benh-ly-vo-cung-nguy-hiem

Tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Nguyên tắc chung điều trị tai biến mạch máu não 

Nguyên tắc điều trị khi người bị tai biến được cấp cứu bao gồm các bước sau: 

  • Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn:

Mục tiêu là kiểm soát hô hấp, đường thở và tuần hoàn theo các bước ABC (A: Airway - Làm sạch đường thở, B: Breathing - Duy trì thở, C: Circulation - Làm sạch tuần hoàn). Tiếp theo, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng càng nhanh càng tốt (không quá 60 phút) sau khi tiếp nhận người bệnh.

  • Bổ sung oxy:

Khi bệnh nhân khó thở, niêm mạc tím tái hoặc độ bão hòa oxy dưới 95 nên chỉ định thở oxy qua sonde mũi với liều lượng khoảng 2 lít/phút.

>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường

  • Kiểm soát đường huyết:

Cần xét nghiệm chỉ số đường huyết của bệnh nhân ngay khi tiếp nhận cấp cứu. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu hạ đường huyết mà chưa có kết quả xét nghiệm có thể tiêm truyền tĩnh mạch 50ml glucose ưu trương.

  • Kiểm soát huyết áp:

Nếu huyết áp tăng trên 210/110mmHg cần điều chỉnh bằng thuốc hạ áp tiêm đường tĩnh mạch. Trừ trường hợp bệnh nhân đang điều trị tiêu huyết khối, tăng huyết áp ác tính làm tổn thương các cơ quan đích.

  • Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và/hoặc đặt dụng cụ trong lòng mạch để hỗ trợ tái tưới máu.
  • Điều trị với thuốc kháng kết tập tiểu cầu:

Theo hướng dẫn của AHA/ASA, nên uống aspirin 81 - 325mg trong vòng 24 - 48 giờ kể từ khi xuất hiện đột quỵ do thiếu máu não.

  • Kiểm soát thân nhiệt:

Tăng thân nhiệt có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tai biến mạch máu não. Bệnh nhân sốt trên 38°C cần dùng paracetamol đường uống hoặc đặt hậu môn để hạ sốt.

  • Chống phù não:

Truyền dung dịch manitol ngắt quãng hoặc phẫu thuật mở sọ với những bệnh nhân bị phù não có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Chống động kinh:

Nên ngăn ngừa các cơn động kinh tiếp theo bằng thuốc chống động kinh. Bởi 2-23% số bệnh nhân trong những ngày đầu tiên sau tai biến mạch máu não thường xuất hiện các cơn động kinh.

  • Thuốc chống đông máu và dự phòng huyết khối:

Thường dùng thuốc Enoxaparin để dự phòng huyết khối và chống đông máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não.

  • Bảo vệ tế bào thần kinh:

Sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh có tác dụng làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích do não bộ thiếu máu. Điều này giúp tăng khả năng sống sót của các tế bào thần kinh. 

Điều trị theo nguyên nhân 

Tùy theo từng loại đột quỵ mà sẽ có các cách điều trị chuyên biệt khác nhau.

Dieu-tri-tai-bien-mach-mau-nao-theo-nguyen-nhan-gay-benh

Điều trị tai biến mạch máu não theo nguyên nhân gây bệnh

  • Điều trị tai biến mạch máu não với thể xuất huyết mạch máu não

Trường hợp bị xuất huyết mạch máu não, vào giai đoạn đầu của bệnh, cần dùng thuốc cầm máu nhằm bảo vệ các tế bào não, ngăn ngừa sự lan tỏa tổn thương. Người bệnh thường được chỉ định truyền thuốc chống co thắt mạch trong vòng 5 – 7 ngày kể từ khi tai biến khởi phát. Sau đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bằng đường uống.
Khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, sẽ được các bác sĩ kê thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và bổ sung dinh dưỡng cho não bộ.

>>> Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não và cách điều trị hiệu quả

  • Điều trị tai biến mạch máu não với thể nhồi máu não

Dùng thuốc tiêu sợi huyết rTPA để tái thông mạch máu não. Sử dụng thuốc tiêm đường tĩnh mạch hoặc động mạch, chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến nhồi máu não từ 3 – 4.5 giờ đầu lúc khởi phát. Không dùng rTPA trên bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc quá nặng hay có các dấu hiệu xuất huyết, rối loạn đông máu.
Có thể được chỉ định tái thông mạch máu bằng dụng cụ cơ học trong 3 – 9 giờ và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong 24 – 48 giờ sau khởi phát.

Biện pháp phục hồi cho người bệnh sau tai biến

Khả năng hồi phục của bệnh nhân sau tai biến không chỉ phụ thuộc thời gian cấp cứu mà còn đòi hỏi sự kiên trì trong liệu trình phục hồi chức năng và xây dựng lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não:

Lieu-trinh-phuc-hoi-cho-nguoi-benh-sau-tai-bien-mach-mau-nao

Liệu trình phục hồi cho người bệnh sau tai biến mạch máu não

Liệu pháp phục hồi chức năng

Đây là biện pháp cơ bản và cực kỳ quan trọng để người bệnh có thể phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng những máy móc, dụng cụ và các bài tập để hỗ trợ phục hồi sau tai biến. Việc luyện tập phải được thực hiện càng sớm càng tốt và thường xuyên, tùy thuộc vào các di chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Để ngăn ngừa di chứng sau tai biến, bệnh nhân nên có một chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường sức vitamin, chất xơ cho cơ thể.
  • Chọn chế độ ăn chứa ngũ cốc, chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt và các loại có nhiều chất xơ như bánh mì, gạo, yến mạch, mì ống,…
  • Nên ăn cá hoặc thịt gia cầm thay vì các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa, giảm lượng đường và muối có trong thức ăn.
  • Giảm sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia bởi đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát tai biến.

Uong-ruou-bia-la-yeu-lam-tang-nguy-co-tai-phat-tai-bien

Uống rượu bia là yếu làm tăng nguy cơ tái phát tai biến

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Để người bệnh sớm khỏe lại sau tai biến, ngoài tuân thủ các liệu trình phục hồi chức năng và chế độ sinh hoạt phù hợp thì việc sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên như thạch tùng răng, cao nato, đinh lăng, thiên ma,… sẽ giúp cải thiện một số di chứng như suy giảm trí nhớ, méo miệng, khó khăn vận động,… Theo nghiên cứu được thực hiện bởi bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp cho thấy chiết xuất thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về cách điều trị tai biến mạch máu não cũng như một số biện pháp để phục hồi di chứng. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn thêm.

 

Bình luận