Trước hết, hãy cùng tìm hiểu sơ lược bệnh thiếu máu não là gì? Thiếu máu não hay máu lên não kém là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng dòng máu lưu thông qua não bị suy giảm, khiến một hoặc nhiều phần của não bộ không đủ năng lượng để hoạt động. Biết được mức độ nguy hiểm của thiếu máu não sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng về bệnh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro này, từ đó điều trị phù hợp.
Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Chuyên gia đầu ngành đánh giá thiếu máu não có nguy hiểm bởi 2 lý do:
(1) Biến chứng do bệnh gây ra rất nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.
(2) Bệnh khó phát hiện vì triệu chứng không điển hình, khiến người mắc dễ bỏ qua thời điểm vàng để điều trị. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh cũng là khi cơ thể đã xuất hiện biến chứng.
Mức độ nguy hiểm của thiếu máu não sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tiền sử điều trị, thời gian phát hiện bệnh,… Có người chỉ gặp biến chứng nhẹ, một số trường hợp bị rối loạn chức năng kéo dài với tổn thương não không hồi phục. Dưới đây là 3 biến chứng phổ biến nhất ở người bị thiếu máu não.
Suy giảm chức năng và hoạt động của não bộ
Mỗi phần của não bộ phụ trách một chức năng sinh lý hoặc vận động khác nhau. Vì thế, khi máu lên não kém, không chỉ hoạt động của bộ não bị ảnh hưởng mà các chức năng của cơ thể cũng gặp vấn đề.
Thiếu máu não lâu ngày khiến chức năng não bộ bị suy giảm
Người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như tư duy chậm chạp, suy giảm hoặc mất trí nhớ, đi lại khó khăn, liệt nửa người hoặc liệt một bộ phận trên cơ thể (liệt tay, liệt chân, liệt mặt), nói ngọng, mắt nhìn mờ,…
Bên cạnh đó, các tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng do máu đưa về cũng khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, gây rối loạn giấc ngủ, cảm giác trầm cảm, stress, thờ ơ,…
>>> Xem thêm: Bị thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì để nhanh cải thiện?
Thiếu máu não gây đột quỵ
Đột quỵ (nhồi máu não, xuất huyết não) là biến chứng thường gặp, xảy ra khi người bệnh bị thiếu máu não trầm trọng và đột ngột.
Theo nhiều khảo sát, hầu hết các trường hợp đột quỵ có nguyên nhân là do thiếu máu não. Còn tại Việt Nam, thống kê từ Bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy: Khoảng 1/3 các trường hợp đột quỵ xuất hiện sau một hoặc nhiều cơn thiếu máu não thoáng qua, thời gian cũng không báo trước, có thể là nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.
Dấu hiệu cảnh báo biến chứng đột quỵ cũng không điển hình nên người bệnh khó nhận biết. Đôi khi có thể chỉ là cảm thấy yếu một bên tay hoặc chân, chóng mặt, nhìn mờ, khó phối hợp nhiều động tác đồng thời, nửa bên mặt hơi xệ xuống,…
Tử vong do thiếu máu não
Theo số liệu được thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thiếu máu não là nguyên nhân thứ 3 gây ra các ca tử vong trên thế giới, chỉ xếp sau ung thư và bệnh tim mạch. Số liệu này cũng đã đủ để trả lời cho câu hỏi thiếu máu não có nguy hiểm không. Bạn không nên chủ quan hay thờ ơ trước bệnh lý này.
Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao
Bệnh thiếu máu não có chữa khỏi được không?
Cho đến nay, vẫn chưa giải pháp nào được chứng minh có thể chữa khỏi bệnh thiếu máu não. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát được bệnh và không cần quá lo lắng bằng cách tích cực điều trị, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp thêm chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh cũng như tham khảo sử dụng những thảo dược đã có nghiên cứu giúp cải thiện tuần hoàn máu não.
>>> Xem thêm: Điều trị thiếu máu não như thế nào hiệu quả, ngăn tái phát?
Bị thiếu máu não không nên ăn gì, nên ăn gì để ngăn biến chứng?
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học tuy không thể chữa khỏi bệnh thiếu máu não nhưng có thể giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm và cải thiện triệu chứng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất trong chế độ ăn của người bị thiếu máu não:
- Không nên ăn quá nhiều mỡ động vật, các món chiên rán dầu mỡ và giàu cholesterol như thức ăn nhanh, nội tạng động vật,…
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại chất kích thích khác.
- Nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt và cung cấp hoạt chất tham gia tạo máu (folate, vitamin B12): Nhóm thực phẩm này giúp tăng lượng máu về não để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ hoạt động, bao gồm thịt bò, hải sản, rau chân vịt (bó xôi), rau cần tây, lựu, dâu tây, quả mâm xôi,…
- Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và khoáng chất: Bông cải xanh, bí ngô, cà rốt, nho đen khô, quả mận, rau diếp (xà lách),…
- Nên sử dụng thực phẩm chứa chất béo tốt: Cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển,…
Những thực phẩm chứa chất béo tốt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh thiếu máu não
- Nên ăn giảm muối và tăng kali bằng cách hạn chế sử dụng phụ gia thực phẩm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ khiến thiếu máu não thêm trầm trọng, ví dụ như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
- Nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thực phẩm như đậu, hạt, trà, cacao,… đều chứa thành phần polyphenols giúp tiêu diệt gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não.
Thảo dược hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não, tránh biến chứng
Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng thực tác dụng tăng cường lưu lượng máu về não, cải thiện lưu thông máu như: Thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng, cao natto,…
Trong đó, thạch tùng răng là một trong những thảo dược hàng đầu với người bị thiếu máu não. Nghiên cứu được công bố bởi nhóm chuyên gia người Pháp khẳng định chiết xuất từ loại thảo dược này giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và các triệu chứng khác của thiếu máu não.
Đặc biệt, khi thạch tùng răng kết hợp với thảo dược kể trên sẽ tăng hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu não, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh gấp nhiều lần.
Trên thực tế, phản hồi từ người bệnh sau khi sử dụng sản phẩm chứa thạch tùng răng và các thảo dược trên cho thấy triệu chứng thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ đều có chuyển biến tích cực. Vì thế, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả và độ an toàn của giải pháp này.
Sử dụng thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu não là lựa chọn của nhiều người
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có lời giải đáp cho vấn đề thiếu máu não có nguy hiểm không và những cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thiếu máu não có nguy hiểm không, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.