Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh, thường xảy ra do sự thoái hóa chậm của các nhóm tế bào não dẫn đến giảm khả năng vận động. Người mắc bệnh Parkinson thường không kiểm soát được vận động của cơ bắp, đi lại khó khăn, cầm nắm không chắc, run chân tay. Với những trường hợp bệnh không được điều trị sớm và tiến triển nặng, người bệnh có thể có các biểu hiện của sa sút trí tuệ: giảm khả năng ghi nhớ, rối loạn ngôn ngữ và giảm cảm nhận về không gian.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh Parkinson. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh đã được các chuyên gia nghiên cứu và được mô tả như sau: Bệnh parkinson xảy ra do sự biến đổi thất thường làm thoái hóa các tế bào thần kinh sắc tố ở vùng nhân xám trung ương. Các tế bào này đảm nhiệm vai trò sản xuất ra chất hóa học dopamine. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh giúp kiểm soát và điều phối các chuyển động của cơ thể. Khi các tế bào thần kinh sắc tố chết đi làm thiếu hụt trầm trọng dopamin và người bệnh sẽ có các triệu chứng rối loạn vận động điển hình của bệnh parkinson.
Ngoài ra điểm đặc trưng nhất của bệnh parkinson là sự xuất hiện thể Lewy - khối bất thường của protein alpha-synuclein. Thể Lewy có thể có liên quan đến các triệu chứng liên quan đến suy nghĩ và trí nhớ của người bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa tế bào não, dẫn đến bệnh Parkinson đã được xác định như: tuổi tác, di truyền, yếu tố môi trường hoặc cũng có thể do virus,...
Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở người cao tuổi đặc biệt trên 57 tuổi
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng tăng. Theo thống kê, độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là 57 tuổi, trong đó người mắc dưới 40 tuổi chỉ chiếm chưa đến 1%.
Di truyền cũng được coi là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Parkinson. Có khoảng 10% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc Parkinson. Đối với các dạng di truyền, tuổi khởi phát bệnh có xu hướng trẻ hơn, nhưng thông thường người bệnh sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn.
Triệu chứng của người mắc bệnh Parkinson
Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng bệnh Parkinson thường bắt đầu một cách âm thầm, diễn ra trong thời gian dài. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể, sau khi tiến triển, nó ảnh hưởng đến cả hai bên và nghiêm trọng hơn.
- Run ở ngọn chi, môi và lưỡi. Run thường xảy ra trên một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, run có thể giảm khi vận động, nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ thì tạm biến mất. Run có biên độ tăng khi xúc động, căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, có những trường hợp hoàn toàn không xảy ra tình trạng run.
- Phối hợp các hoạt động chậm chạp: Đối với các bệnh nhân Parkinson mới ở giai đoạn đầu thì đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất. Với các biểu hiện cụ thể như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày... đều được làm với tốc độ chậm và không rõ ràng.
- Đau cơ và có cảm giác mệt mỏi. Khuôn mặt bệnh nhân xuất hiện tình trạng đông cứng như "mặt nạ" (hypomanic), miệng mở, tăng tiết nước bọt và giảm nháy mắt. Bệnh nhân phát âm thì thào, âm tiết đơn điệu, đôi khi còn nói lắp.
- Giảm vận động và kiểm soát kém ngọn chi gây ra hiện tượng viết chữ nhỏ và làm cho sinh hoạt càng ngày càng khó khăn.
Triệu chứng bệnh Parkinson diễn ra âm thầm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh
- Giảm cảm giác về mùi: Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường gây ảnh hưởng tới khứu giác, làm cho bệnh nhân mất khả năng phân biết mùi của thực phẩm, nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này sẽ ngày càng nặng.
- Ở giai đoạn sau của Parkinson xuất hiện tình trạng mất ổn định tư thế dẫn đến tăng nguy cơ ngã. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc bắt đầu thực hiện các động tác như đi bộ, xoay vòng và dừng lại.
- Các bước chân của người bệnh thường ngắn và đi theo kiểu lê bước, tay giữ ở tư thế uốn cong lên eo, khi bước cánh tay không vung, hoặc vung rất ít. Khi đi các bước có thể vô tình trở nên nhanh hơn, nhưng chiều dài mỗi bước ngắn lại. Sự thay đổi bất thường về dáng đi này thường là triệu chứng ban đầu của hiện tượng đóng băng dáng đi. Bệnh nhân có xu hướng nghiêng người về phía trước, hoặc sau do mất trọng tâm cơ thể, nguyên nhân là do mất phản xạ tư thế.
- Khoảng một phần ba số bệnh nhân xuất hiện tình trạng sa sút trí tuệ và thường tình trạng này xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh. Các yếu tố dự báo sớm của triệu chứng này là suy giảm khả năng cảm nhận biết không gian (ví dụ như lái xe bị lạc) và giảm khả năng nói trôi chảy.
- Một triệu chứng phổ biến khác là rối loạn giấc ngủ. Việc thiếu ngủ trong thời gian dài có thể gây trầm cảm và suy giảm nhận thức, gây ra tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng vào ban ngày.
- Một số vấn đề về đường ruột như: Táo bón, các vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi.
- Các triệu chứng khác như: Đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái đầu chi, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%), một số ít xuất hiện ảo giác, hoang tưởng,...
>>> Xem thêm: Bệnh run tay: Nguyên nhân và cách ngăn chặn hiệu quả
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh
Parkinson là căn bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian. Dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh, nhưng các biến chứng của bệnh thường nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và suy giảm tuổi thọ.
Sau 5 – 10 năm mắc bệnh, các bệnh nhân Parkinson thường xuất hiện biến chứng. Đa số người bệnh đều bị mất khả năng vận động ở giai đoạn cuối, sau đó tử vong do các biến chứng này.
- Té ngã: Rất thường gặp do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương, vì vậy nguy cơ cao bị chấn thương, gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi.
- Trí nhớ suy giảm.
- Bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi do bệnh nhân bị co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc.
- Sụt cân, suy kiệt do chức năng đường ruột kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
- Ngoài ra còn xuất hiện các biến chứng liên quan thuốc levodopa như dao động vận động, loạn động. Biến chứng này thường rất khó tránh vì gần như tất cả bệnh nhân đều cần điều trị levodopa trong một thời gian dài, hay nói cách khác là dùng levodopa suốt đời.
Người bệnh Parkinson thường dễ té ngã do khó giữ cân bằng và kiểm soát cơ thể
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson hiện nay chưa có xét nghiệm chuyên biệt, chỉ được chẩn đoán thông qua các triệu chứng bệnh. Bệnh Parkinson vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra cần có sự phối hợp tích cực giữa bệnh nhân và người nhà.
Phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson
Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán thông qua các dấu hiệu của bệnh nhân trong một thời gian dài, chủ yếu đánh giá dựa vào lâm sàng và dựa trên các triệu chứng vận động.
Nghi ngờ Parkinson ở những bệnh nhân: run cơ một bên khi nghỉ, giảm vận động, hoặc tăng trương lực cơ; không thể thực hiện các động tác luân phiên hoặc kế tiếp nhanh.
Ở người lớn tuổi, trước khi chẩn đoán Parkinson, phải kiểm tra loại trừ các nguyên nhân có thể khác dẫn tới giảm chuyển động tự phát hoặc dáng đi ngắn như trầm cảm nặng, suy giáp hoặc sử dụng thuốc an thần, thuốc chống nôn.
Chẩn đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa trên lâm sàng và các triệu chứng vận động
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
Việc phát hiện muộn bệnh Parkinson sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị. Theo thống kê của các nhà khoa họ cho thấy, nếu không được điều trị hoặc điều trị ở giai đoạn muộn, 61% trường hợp bệnh nhân sẽ tàn phế hoặc tử vong sau từ 5 – 9 năm bị bệnh. Và sau mười năm, thì tỷ lệ này sẽ tăng lên là 80%.
Điều trị bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào thuốc và các bài tập phục hồi. Phác đồ điều trị được điều chỉnh theo tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân.
Trong điều trị bệnh Parkinson, điều trị bằng thuốc là lựa chọn đầu tiên, các phương pháp khác chỉ được lựa chọn sử dụng khi điều trị nội khoa có ít kết quả như: phẫu thuật, kích thích não ở sâu, xạ phẫu…
Cách phòng ngừa bệnh Parkinson
Parkinson là tình trạng thoái hóa tế bào não tiến triển chậm, do đó việc xây dựng lối sống khoa học và sử dụng thảo dược hỗ trợ là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm.
Thực hiện lối sống khoa học
- Tắm nắng hoặc sử dụng thuốc để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nồng độ Vitamin D ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều thấp.
- Uống trà xanh hàng ngày có giúp ngăn ngừa các chất độc tố có khả năng giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
- Sử dụng cà phê một cách hợp lý có thể phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Tránh xa môi trường có các chất độc hại, đặc biệt là thuốc diệt trừ sâu...
- Bổ sung dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
- Có chế độ rèn luyện thể chất khoa học.
Thực hiện lối sống khoa học giúp phòng ngừa bệnh Parkinson
Sử dụng thảo dược dự phòng và kiểm soát biến chứng Parkinson
Bên cạnh duy trì lối sống khoa học, sử dụng thảo dược cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh Parkinson.
Theo nghiên cứu của Rui Wang và cộng sự vào năm 2006, Huperzine A có trong cây thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào chống lại quá trình oxy hóa, tránh gây độc tế bào và giảm tình trạng thiếu máu cục bộ.
Thạch tùng răng có hiệu quả trong phòng ngừa bệnh Parkinson
>>> Xem thêm: Huperzine A - Hoạt chất vàng cho các vấn đề về não bộ
Huperzine A cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, tăng cường chức năng nhận thức của não bộ. Từ đó, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Parkinson hiệu quả.
Bệnh Parkinson diễn ra âm thầm, khó kiểm soát và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lí của bệnh nhân cũng như người nhà. Do đó, theo dõi sức khỏe định kỳ, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học là vô cùng cần thiết. Nếu còn thắc mắc về bệnh Parkinson, hãy để lại lời nhắn, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp ngay.