Tìm hiểu về các phương pháp mới điều trị Parkinson hiện nay. ĐỌC NGAY!

Parkinson là bệnh lý điển hình kèm theo hiện tượng run rẩy tay chân ở người cao tuổi. Hiện nay, nhiều phương pháp mới điều trị Parkinson được áp dụng và đem lại những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc: Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân nào gây ra Parkinson? Cùng đi tìm hiểu ngay về căn bệnh này trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một chứng rối loạn não dẫn đến run, cứng và khó đi lại, giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Các triệu chứng sẽ dần xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Theo đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi di chuyển và giao tiếp. Không chỉ vậy, hành vi, cảm xúc cũng bị thay đổi, họ trở nên khó ngủ, giảm trí nhớ, mệt mỏi, lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ Parkinson ảnh hưởng đến nam giới nhiều gấp rưỡi so với phụ nữ. Nhưng chủ yếu, bệnh vẫn xuất hiện chủ yếu ở những người khoảng 60 tuổi trở lên. Một số trường hợp khác khởi phát sớm hơn ở 50 tuổi thường là do di truyền, liên quan tới một số đột biến gen cụ thể nào đó.

>>> Xem thêm: 3 nguyên nhân gây run tay chân ở người trẻ. TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Parkinson xuất hiện với những triệu chứng điển hình nhưng nguyên nhân gây ra bệnh thì không phải ai cũng hiểu rõ. Một số vấn đề xuất hiện gây ra các triệu chứng của Parkinson như:

Giảm sản sinh dopamine

Theo giới chuyên gia, Parkinson xuất hiện khi các tế bào thần kinh thuộc vùng não kiểm soát chuyển động bị suy giảm hoặc chết đi do một nguyên nhân nào đó. Thông thường, các tế bào này sản sinh chất trung gian thần kinh có tên là dopamine. Sự suy yếu hoặc chết đi của các tế bào thần kinh chi phối vận động sẽ kéo theo nồng độ dopamine được tiết ra giảm đi nhanh chóng. Từ đó, gây ra những vấn đề trong chuyển động.

Giảm sản sinh noradrenaline

Một vấn đề khác mà người bệnh Parkinson cũng hay gặp phải đó là sự giảm sản sinh noradrenalin – chất dẫn truyền thông tin của hệ giao cảm, điều khiển các chức năng tự động của cơ thể như: Co bóp của tim, huyết áp,... Theo đó, người bệnh Parkinson sẽ gặp phải một số tình trạng như: Mệt mỏi, huyết áp không đều, khó nuốt, hoa mắt, chóng mặt khi chuyển đổi tư thế đột ngột.

Tế bào thần kinh suy yếu làm giảm sản sinh dopamin, noradrenalin gây Parkinson

Tế bào thần kinh suy yếu làm giảm sản sinh dopamin, noradrenalin gây Parkinson

Protein bất thường – thể Lewy

Giới chuyên gia cũng tìm thấy trong não của bệnh nhân Parkinson có chứa thể Lewy, các khối protein alpha-synuclein bất thường. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về sự xuất hiện của thể Lewy ở bệnh nhân Parkinson. Theo đó, dự đoán về mối quan hệ giữa bệnh Parkinson với chứng sa sút trí tuệ thể Lewy.

Mặc dù một số trường hợp mắc Parkinson có thể do di truyền nhưng trong hầu hết ca bệnh đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, không mang tính chất gia đình. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Parkinson xuất hiện là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Theo đó, các tế bào não bị tổn thương hoặc chết đi do sự tấn công của chất độc, liên kết thần kinh đứt gãy và gây ra hàng loạt triệu chứng bệnh. Vậy các biện pháp điều trị bệnh Parkinson hiện nay là gì?

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: "Người bị teo não nên ăn gì?". XEM NGAY!

Phương pháp mới điều trị Parkinson tiềm năng hiện nay là gì?

Vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh Parkinson và các biện pháp được áp dụng vẫn là: Sử dụng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống,... Những biện pháp này được áp dụng phổ biến và giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà khoa học cũng không ngừng tìm kiếm ra phương pháp mới điều trị Parkinson cho hiệu quả tích cực. Cụ thể:

Phương pháp ức chế protein PTB

Nổi bật trong số đó là nghiên cứu của Đại học California tại San Diego. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đưa ra phương pháp điều trị cho phép thay thế các tế bào thần kinh bị phá hủy bởi bệnh Parkinson. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào protein PTB – chịu trách nhiệm kích hoạt và bất hoạt gen trong tế bào. Một thử nghiệm đã được tiến hành trên chuột (đã được tiêm virus Parkinson không truyền nhiễm) bằng việc vô hiệu hóa protein này, biến đổi tế bào thần kinh đệm thành tế bào thần kinh vận động có khả năng tiết dopamine. Kết quả là những con chuột có mức độ dopamine bình thường trong cơ thể và khỏi bệnh Parkinson.

Phương pháp tế bào gốc

Tế bào gốc là một lĩnh vực hoàn toàn mới và đem đến hy vọng cải thiện được hàng triệu bệnh lão hóa ở người. Những tế bào này có vai trò giúp cơ thể đổi mới, khỏe mạnh và nâng cao hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa. Đây cũng là phương pháp tiềm năng để điều trị Parkinson. Theo đó, khi tiêm các tế bào gốc vào não, chúng sẽ biệt hóa thành các tế bào thần kinh thay thế tế bào thần kinh đã chết và tổn thương trước kia. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chưa được áp dụng rộng rãi.

Liệu pháp tế bào gốc là biện pháp tiềm năng điều trị Parkinson

Liệu pháp tế bào gốc là biện pháp tiềm năng điều trị Parkinson

Phương pháp sử dụng dược liệu thiên nhiên

Ngày nay, các nhà khoa học có xu hướng nghiên cứu về những phương pháp từ thiên nhiên như một hướng mới trong điều trị Parkinson. Nổi bật trong số đó là hoạt chất gastrodin được chiết xuất từ cây thiên ma. Một nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành năm 2019 tại Trung Quốc đã chứng minh: Gastrodin làm giảm sự tích tụ α-synuclein và tổn thương tế bào thần kinh, điều hòa sản sinh chất dẫn truyền trung gian trong bệnh Parkinson theo con đường giống insulin. 

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận