Liệt cơ mặt là bệnh gì?
Liệt cơ mặt là tình trạng giảm hoặc mất vận động của cơ mặt, chủ yếu do tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn dây thần kinh mặt. Khi một dây thần kinh không hoạt động, các cơ trên mặt không nhận được tín hiệu cần thiết để hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến tê liệt và gây nên các dấu hiệu méo miệng, mắt hoặc các khu vực khác.
Bệnh có nhiều mức độ khác nhau: Bị liệt nửa mặt dưới, bị một bên mặt hoặc bị cả hai bên mặt.
Liệt mặt là tình trạng rối loạn vận động các cơ của một bên mặt
Thông thường, liệt mặt chỉ ảnh hưởng đến một bên của mặt và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mắt, má, miệng và lông mày. Người bị liệt mặt có thể được nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Mất nếp nhăn trán và không thể cau mày.
- Mất cảm giác khi chạm vào mặt.
- Vùng mắt: Không có khả năng nhắm mắt hoàn toàn hoặc chớp mắt, nheo mắt. Dễ bị chảy nước mắt hoặc khô mắt. Nhạy cảm với ánh sáng, lông mày chảy xệ, không thể nhướng mày.
- Miệng: Khóe miệng bị lệch xuống, ngứa ran nửa lưỡi, khó ăn uống, chảy nước dãi từ khóe miệng, tiết nhiều hoặc giảm tiết nước bọt, khó nói.
- Tai: Đau tai, tăng độ nhạy với tiếng ồn hoặc mất thính giác.
Những biểu hiện này có thể trầm trọng hơn theo thời gian tùy thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh mặt và nguyên nhân gây liệt mặt.
Liệt cơ mặt có nguy hiểm không?
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, thông thường, bệnh liệt cơ mặt có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng vài tháng điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng lâu dài về sức khỏe, cụ thể:
- Tổn thương không phục hồi đối với dây thần kinh mặt.
- Tổn thương thị giác thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Đồng vận: Khi thực hiện các cử động chủ động (cười, nhắm mắt,...) sẽ xuất hiện co cơ không tự chủ đồng thời với cử động trên khiến mặt bị co giật liên tục gây khó chịu.
Liệt cơ mặt có thể là dấu hiệu liên quan đến đột quỵ
Ngoài ra liệt cơ mặt có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần cảnh giác. Tuy nhiên liệt cơ mặt không xuất hiện một mình mà thường kèm theo liệt nửa người.
Dây thần kinh số VII trung ương và các vùng não đảm nhiệm chức năng vận động cơ mặt có thể bị tổn thương, hoại tử khi bị cắt nguồn cung cấp máu khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch. Đây cũng là hai nguyên nhân chính gây nên đột quỵ, do đó khi xuất hiện những triệu chứng của liệt cơ mặt, không nên chủ quan mà nên đưa người bệnh đi thăm khám để tầm soát các nguy cơ đột quỵ và được cấp cứu kịp thời. Điều này sẽ giúp cứu sống người bệnh và hạn chế được những di chứng nghiêm trọng hơn gây tàn tật như liệt nửa người, rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ,...
>>> Xem thêm: Liệt nửa người bên phải - Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị. Xem ngay!
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây liệt cơ mặt
Nguyên nhân chính gây liệt cơ mặt là do tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên hoặc trung ương bởi nhiều nguyên nhân, điển hình như:
Liệt mặt vô căn
Theo nghiên cứu, liệt mặt vô căn chiếm gần 60 - 75% các trường hợp bị liệt cơ mặt. Các chuyên gia đưa ra giả thiết, liệt mặt vô căn có thể liên quan đến cơ chế tự miễn dịch, là một dạng biến thể mononeuritic của hội chứng Guillain-Barre (bệnh viêm dây thần kinh cấp tính). Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân chính xác của liệt mặt vô căn vẫn chưa được xác định nhưng chúng thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, viêm phổi, đang mang thai, tiền sử gia đình,...
Triệu chứng của liệt mặt vô căn thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện xệ ở một bên mặt, khó hoặc không thể mở mắt ở bên bị ảnh hưởng. Hầu hết những người mắc chứng liệt mặt vô căn đều hồi phục hoàn toàn trong khoảng sáu tháng.
Đột quỵ
Liệt cơ mặt là rối loạn vận động - di chứng để lại sau đột quỵ khá phổ biến, liên quan đến vùng não bộ chi phối cơ mặt và dây thần kinh số VII trung ương bị tổn thương.
Đột quỵ là nguyên nhân gây liệt cơ mặt và nhiều rối loạn vận động khác
Thiếu máu cục bộ, hoại tử tế bào não và tế bào thần kinh ở cầu não chứa các nhân vận động và dây VII có thể gây nên biến chứng liệt cơ mặt. Liệt cơ mặt ở người bị đột quỵ thường đi kèm với tê bì, mất cảm giác một bên cơ thể hoặc liệt nửa người. Với nguyên nhân đột quỵ gây liệt cơ mặt thường nghiêm trọng hơn cũng như cần thời gian phục hồi lâu hơn.
Các nguyên nhân gây liệt cơ mặt khác
Ngoài hai nguyên nhân trên, liệt cơ mặt có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác, bao gồm:
- Chấn thương sọ não, gãy xương sọ, gãy xương mặt.
- U não.
- Tổn thương tai do nhiễm trùng.
- Bệnh Lyme: Bệnh do vi khuẩn truyền sang người do bọ chét cắn.
- Hội chứng Ramsay-Hunt: Virus gây viêm dây thần kinh mặt ngoại biên.
- Các hội chứng di truyền hiếm gặp như hội chứng Moebius, hội chứng Charge.
Ngoài ra, liệt cơ mặt cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị liệt cơ mặt
Hiện nay, liệt cơ mặt chưa có các xét nghiệm đặc hiệu và chỉ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ dựa trên nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như các bệnh lý nền để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán bệnh liệt cơ mặt
Bác sĩ chẩn đoán liệt cơ mặt chủ yếu dựa trên đánh giá lâm sàng. Người bệnh sẽ được yêu cầu vận động cơ mặt như nhướng mày, nhắm mắt, mỉm cười hoặc cau mày để đánh giá mức độ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chỉ định một số xét nghiệm khác để xem xét tổn thương trước khi điều trị. Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT-scanner là những biện pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để đánh giá tổn thương não bộ và dây thần kinh phục phụ cho quá trình chẩn đoán.
Bác sĩ chẩn đoán liệt cơ mặt dựa trên biểu hiện lâm sàng
Phương pháp điều trị bệnh liệt cơ mặt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt cơ mặt, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Phần lớn những người liệt cơ mặt vô căn sẽ tự phục hồi hoàn toàn không cần điều trị. Trong trường hợp liệt mặt do đột quỵ và các nguyên nhân khác người bệnh sẽ cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Một số biện pháp phổ biến trong điều trị liệt cơ mặt hiện nay gồm: Sử dụng thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu.
- Điều trị nội khoa:
Sử dụng thuốc glucocorticoid đường uống càng sớm càng tốt, tối ưu là trước 72 giờ kể từ khi có những triệu chứng liệt cơ mặt đầu tiên. Điều trị bằng glucocorticoid điển hình là prednisolone đã được chứng minh là mang lại sự phục hồi nhanh tuy nhiên chỉ nên dùng ngắn hạn.
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng virus nếu phát hiện nguyên nhân liệt cơ mặt có liên quan đến nhiễm trùng do virus gây ra.
Đối với liệt mặt do đột quỵ, người mắc cần được cấp cứu với các biện pháp tái thông, tăng tưới máu bằng thuốc tiêu huyết khối trước. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc để giảm nguy cơ tổn thương não và hạn chế di chứng liệt cơ mặt.
>>> Xem thêm: Thuốc bổ thần kinh tốt nhất hiện nay là loại nào? Xem ngay
- Điều trị ngoại khoa:
Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ tiến hành các phẫu thuật để loại bỏ khối u (nguyên nhân gây liệt mặt) hoặc sửa chữa, thay thế các dây thần kinh hoặc cơ bị tổn thương. Đối với những người bị nặng, các cơ mí mắt và cơ miệng không thể phục hồi hoàn toàn thì có thể phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện những dấu hiệu này.
Vật lý trị liệu là một phương pháp hiệu quả trong điều trị liệt cơ mặt
Ngoài ra, vật lý trị liệu trong điều trị liệt cơ mặt cũng giúp cải thiện độ săn chắc và ngăn ngừa sự mất chức năng của cơ mặt.
Vì liệt cơ mặt gây nên tình trạng không thể khép kín mắt nên người bệnh cũng nên sử dụng thường xuyên nước mắt nhân tạo để tránh hiện tượng khô giác mạc, hạn chế bụi bẩn và bảo vệ mắt.
Biện pháp phòng ngừa bệnh liệt mặt
Để phòng ngừa bệnh liệt cơ mặt, người bệnh cần cần kiểm soát tốt hoặc điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây liệt mặt như: Nhiễm trùng tai, bệnh Lyme,.. Ngoài ra, cần tránh gió lùa trực tiếp vào vùng đầu mặt, hạn chế ra gió lạnh đột ngột đặc biệt là người cao tuổi.
Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng hoặc sử dụng thảo dược để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Pháp năm 2021, “hoạt chất vàng” - huperzine A được chiết xuất từ cây thạch tùng răng được chứng minh nhiều công dụng giúp chống lại gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của não bộ.
Thạch tùng răng bảo vệ não bộ hạn chế tổn thương thần kinh gây liệt cơ mặt
Đồng thời, thạch tùng răng cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, tăng cường chức năng và phục hồi các tổn thương thần kinh. Từ đó, giúp phòng ngừa và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đa số các trường hợp liệt cơ mặt đều có thể phục hồi nếu điều trị sớm nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và một số chức năng biểu hiện cảm xúc, ngôn ngữ, thị giác đối với người bệnh. Do đó thực hiện lối sống khoa học là cực kỳ cần thiết để phòng ngừa liệt cơ mặt. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về liệt cơ mặt, nếu còn thắc mắc hãy để lại lời nhắn, các chuyên gia của của chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp ngay.