Bệnh run tay: Nguyên nhân và cách ngăn chặn hiệu quả

Bệnh run tay là một tình trạng xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi và cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi. Chứng bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm nhưng người bệnh gặp khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh run tay và các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Bệnh run tay là gì?

Run là một dạng rối loạn vận động thường gặp, xảy ra do co các cơn co thắt cơ một cách liên tục, theo nhịp. Tình trạng này thường xảy ra ở bàn tay, tuy nhiên một số bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị run như mắt, cánh tay, đầu và chân,…
Run tay có thể xảy ra thường xuyên liên tục hay tùy một số thời điểm trong ngày. Các chuyên gia đã phân các dạng run tay thành 2 nhóm chính, đó là run tay khi vận động và run tay khi nghỉ. Run khi vận động xảy ra khi các cơ co để thực hiện các động tác cơ bản liên quan quan đến tay như cầm nắm đồ vật, viết,... Run khi nghỉ xảy ra khi các cơ ở trạng thái thư giãn ví dụ như khi để tay thả lỏng.

Benh-run-tay-la-mot-dang-roi-loan-van-dong

Bệnh run tay là một dạng rối loạn vận động

Nguyên nhân bệnh run tay

Bệnh run tay có thể do nhiều nguyên nhân, hoặc có thể do trạng thái sinh lý thông thường hay do nguyên nhân bệnh lý liên quan đến trạng thái thần kinh gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng run tay.

Run tay do sinh lý

Hoàn cảnh khởi phát run do sinh lý có thể xảy ra khi một số người gặp phải những tình trạng sau

  • Căng thẳng, Lo lắng.
  • Mệt mỏi.
  • Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
  • Tập thể dục quá sức.

Run tay do sinh lý không cần điều trị y tế, ngoại trừ trường hợp một người cần có yêu cầu công việc phải dựa vào sự phối hợp tốt của các cơ. 

Trạng thái thần kinh

Một số trạng thần kinh có thể gây run tay bao gồm:

  • Bệnh xơ cứng rải rác: Căn bệnh này đặc trưng bởi sự thoái hóa các mảng myelin ở não và tủy sống, khiến giảm dẫn truyền các xung thần kinh. Người mắc bệnh xơ cứng rải rác có thể xảy ra run ở một hoặc hai bên, tùy theo tình trạng bệnh mà xảy ra các mức độ run khác nhau. 
  • Bệnh Parkinson: Đây là căn bệnh này liên quan đến sự thoái hóa não do giảm dần của chất dẫn truyền thần kinh Dopamine. Theo nghiên cứu, có khoảng 75% trường hợp người bị Parkinson có các cơn run khi đang nghỉ ngơi hay khi thực hiện các hành động. Run thường khởi phát ở một bên của cơ thể, và có thể lan sang bên đối diện. Triệu chứng run có thể trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh căng thẳng hoặc xúc động mạnh.
  • Đột quỵ: Sau một cơn đột quỵ, người bệnh có thể có nhiều loại triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Tổn thương hạch nền và tiểu não đều khiến bệnh nhân có biểu hiện run kể cả khi đang nghỉ ngơi.
  • Chấn thương sọ não: Sau chấn thương sọ não các tế bào thần kinh chi phối vận động có thể bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng của rối loạn vận động và đặc biệt là bệnh bệnh run tay.
  • Rối loạn trương lực cơ: Chứng rối loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động, do tế bào thần kinh dẫn truyền các thông tin sai lệch dẫn tới các cơn co thắt cơ không tự chủ. Người bệnh xuất hiện hiện các tư thế không mong muốn, bao gồm cả triệu chứng run tay. 

Chan-thuong-so-nao-la-mot-nguyen-nhan-dan-toi-benh-run-tay

Chấn thương sọ não là một nguyên nhân dẫn tới bệnh run tay

>>> Xem thêm: 3 nguyên nhân run tay chân ở người trẻ và biện pháp cải thiện. XEM NGAY!

Tình trạng sức khỏe

Các tình trạng sức khỏe sau đây cũng có thể gây bệnh run tay:

  • Tình trạng tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. 
  • Nghiện rượu hoặc đang cai nghiện rượu.
  • Nhiễm độc thủy ngân: Thủy ngân có khả năng liên kết với các nhóm sulfhydryl trong nhiều protein và enzyme của mô tế bào. Sự liên kết này  gây độc trực tiếp cho các tế bào và ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, làm tổn thương đến hệ thần kinh dẫn tới triệu chứng run tay.
  • Cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng lo lắng bồn chồn, tim đập nhanh, hay vã mồ hôi, sụt cân và run tay.
  • Suy gan hoặc thận.
  • Bệnh Wilson: Là bệnh gây lắng đọng nguyên tố đồng trong cơ thể do rối loạn về gen. Người mắc phải bệnh này có biểu hiện các triệu chứng liên quan tới tổn thương ở não như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, run tay, các vấn đề về ngôn ngữ, thay đổi nhân cách.
  • Đường huyết thấp: Khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, cơ thể sẽ tự kích hoạt phản ứng căng thẳng, khiến bạn biểu hiện các triệu chứng như bồn chồn, run. 
  • Thiếu vitamin B12: Nếu thiếu vitamin B12 có thể gây ra các rối loạn về thần kinh, đây là một nguyên nhân dẫn tới bệnh run tay. 

Ngoài các nguyên nhân dẫn tới bệnh run tay đã kể trên, thì còn một số người mắc bệnh có thể liên quan tới gen và yếu tố gia đình hoặc có thể chưa xác định được nguyên nhân (Run vô căn).

Cuong-giap-la-mot-nguyen-nhan-dan-toi-benh-run-tay

Cường giáp là một nguyên nhân dẫn tới bệnh run tay

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây run tay bao gồm những thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tâm thần.
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc chống hen suyễn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim.
  • Thuốc điều trị ung thư. 
  • Thuốc corticosteroid.
  • Một số loại thuốc kháng vi-rút.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Amphetamine.
  • Cafein.

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh run tay?

Mặc dù hiện nay không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn chứng run tay nhưng vẫn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh. Dựa trên căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Nếu chứng run tay có nguyên nhân là bệnh lý thì có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng và căn nguyên gây bệnh. Hoặc nếu bệnh chỉ là run tay sinh lý thì nên áp dụng thêm một số bài tập vật lý trị liệu liên quan đến lối sống để chữa bệnh. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả bạn có thể áp dụng:

Thay đổi lối sống 

Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp giảm run tay ở những người bị bệnh run do sinh lý:
- Tránh tập thể dục với cường độ mạnh. Người bệnh có thể tập đều đặn các bài dưỡng sinh với cường độ phù hợp để giúp tăng lượng máu lên não, điều này có thể làm giảm mức độ bệnh run tay. Hạn chế uống rượu, bia và tránh sử dụng các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine, amphetamine...
- Bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên có trong các loại rau củ quả bổ dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như bắp cải, su su, súp lơ, rau ngót, cải cúc, rau cải, hay loại của quả có màu sặc sỡ như cà rốt, gấc, bí ngô, cam …Loại thực phẩm này có tác dụng làm chậm sự suy thoái – lão hóa tế bào ở não bộ. Hay các loại trái cây giàu vitamin E như vải, đu đủ, đào, lê cũng được khuyên dùng để hạn chế sự tiến triển bệnh.
- Ngoài ra khi bệnh run tay có thể là do tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc. Thì bệnh nhân nên báo cáo tác dụng phụ cho bác sĩ để có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.

Thay-doi-loi-song-la-mot-bien-phap-ngan-chan-benh-run-tay

Thay đổi lối sống là một biện pháp ngăn chặn bệnh run tay

>>> Xem thêm: Thuốc bổ thần kinh tốt nhất hiện nay là loại nào? Xem ngay!

Vật lý trị liệu

Các bệnh nhân có thể được các chuyên gia hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh, khả năng kiểm soát và phối hợp của cơ bắp. Các bài tập có thể bao gồm: 

  • Sử dụng nhiệt để trị liệu dưới dạng nhiệt dẫn truyền hay nhiệt bức xạ có tác dụng giảm cứng cơ.
  • Cách kiểm soát hoạt động, sức mạnh của cơ.
  • Sử dụng bút viết to hoặc nặng hơn so với tay của bệnh nhân.
  • Sử dụng tạ cho các bài tập nhẹ nhàng.

Liệu pháp tâm lý

Người mắc bệnh run tay nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế những áp lực, căng thẳng. Tốt nhất mỗi ngày nên ngồi thiền khoảng 30 phút, tập yoga hay tập hít sâu thở chậm. Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày hay tắm dưới vòi hoa sen, ngâm mình trong nước ấm, đọc sách, nghe nhạc hay xem phim để “xả stress”, hay đơn giản là sự gặp gỡ, trò chuyện với người thân, bạn bè… cũng là một liệu pháp tâm lý giúp ngăn chặn bệnh run tay.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Ngoài áp dụng các bệnh pháp điều trị trên thì việc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên cũng là một biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh run tay. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy, hoạt chất Huperzine A được phân lập từ thạch tùng răng giúp bảo vệ chống lại trạng thái thoái hóa thần kinh được quan sát ở bệnh Alzheimer và bệnh thoái hóa cục bộ. Ngoài ra, thạch tùng răng còn làm tăng khả năng truyền nhận thông tin, tăng lưu lượng tuần hoàn tới não. Người mắc chứng run tay nên sử dụng thảo dược này có thể làm hạn chế triệu chứng của bệnh run tay. Tác dụng sẽ được tăng thêm khi có sự kết hợp với các thảo dược khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto,…

Thach-cao-tung-rang-la-thao-duoc-co-tac-dung-ngan-chan-benh-run-tay

Thạch cao tùng răng là thảo dược có tác dụng ngăn chặn bệnh run tay

Bệnh run tay có thể khiến người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày dẫn tới tâm lý người bệnh tự ti, khó hòa nhập với xã hội. Vì vậy cần phải phát hiện sớm và có những phương pháp ngăn chặn thích hợp nhằm đẩy lùi, hạn chế sự phát triển của bệnh, giúp nâng cao sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu còn có thắc mắc gì về bệnh run tay hãy để số điện thoại hoặc bình luận để được các chuyên gia tư vấn thêm.

Bình luận