Cấu tạo não bộ và bí quyết phát huy chức năng bộ não

Não bộ là bộ phận phức tạp và quan trọng của cơ thể người. Cấu tạo não được hình thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, giúp điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cấu tạo chi tiết và cách để phát huy tối đa chức năng của não bộ.

Cấu tạo não bộ con người theo giải phẫu

Theo giải phẫu học, não bộ của người trưởng thành có trọng lượng từ 1,2 - 1,4 kg, chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, đây là cơ quan vô cùng quan trọng, chi phối và điều hành hầu hết mọi hoạt động sống từ đơn giản đến phức tạp của con người. Chính vì thế, tìm hiểu cấu tạo não bộ là việc quan trọng để con người có bước tiến khám phá và phát huy năng lực bản thân.
Cấu tạo não bộ được chia thành 3 phần chính, gồm đại não, thân não và tiểu não. Trong đó, đại não là phần có diện tích lớn nhất, đóng vai trò quyết định và thống nhất các hành động của cơ thể.

Cau-tao-nao-bo-voi-nhieu-bo-phan-phuc-tap

Cấu tạo não bộ với nhiều bộ phận phức tạp

Đại não

Đại não được chia thành bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu này được kết nối với nhau bởi một rãnh dọc (còn gọi là thể trai) nằm ở phần đáy có nhiệm vụ truyền tín thông tin qua lại.

Bề mặt đại não được gọi là vỏ não. Nó có hình gấp khúc, chứa khoảng 16 tỷ tế bào thần kinh được sắp xếp thành các lớp cụ thể. Các tế bào thần kinh có màu nâu xám được gọi chất xám. bên dưới vỏ não là hệ thống các sợi thần kinh dài (gọi là sợi trục) có nhiệm vụ kết nối các vùng não, gọi là chất trắng.

Bề mặt vỏ não có nhiều rãnh và nếp gấp. Các rãnh liền kề nhau gọi là một nếp gấp. Mỗi nếp gấp được gọi là một con quay. Cách rãnh và nếp gấp chia đại não thành 4 thùy khác nhau. Sự gấp lại của vỏ não làm tăng diện tích cho não bộ, cho phép nhiều tế bào thần kinh nằm gọn bên trong và thực hiện các chức năng đa dạng.

4 thùy của đại não bao gồm: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. Mỗi thùy được chia thành các phân thùy khác nhau, chứa hệ thống tế bào thần kinh và tế bào đệm dày đặc, đảm nhiệm các chức năng chuyên biệt của não bộ.

Thân não

Thân não là bộ phận chuyển tiếp kết nối đại não, tiểu não và tủy sống, được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: não giữa, cầu não và hành não. Trong đó cầu não là bộ phận có thể tích lớn nhất trong thân não, là nơi đảm nhiệm các hoạt động của cơ nhai nuốt, hô hấp và phản xạ.

Tiểu não

Trong cấu tạo bộ não, tiểu não nằm ngay dưới thùy chẩm, được ngăn cách với đại não bởi lều tiểu não (nếp gấp màng cứng). Tiểu não giúp phối hợp các động tác và tạo nhịp điệu khi cử động. Chúng rất quan trọng giúp con người thực hiện động tác nhanh chóng, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại.

Cau-tao-giai-phau-hoc-cua-nao-bo-duoc-chia-thanh-3-phan-chuyen-biet

Cấu tạo giải phẫu học của não bộ được chia thành 3 phần chuyên biệt

Bên cạnh 3 bộ phận quan trọng, cấu tạo bộ não còn được hình thành từ hệ thống 12 dây thần kinh sọ não xuất phát từ não, dịch não tủy, vùng hạ đồi, hệ thống não thất, màng não và các tế bào não. Các bộ phận này kết hợp với đại não, tiểu não và thân não tạo nên chức năng hoạt động của não bộ.

Cấu tạo não bộ và những chức năng quan trọng

Cấu tạo não bộ được chia thành nhiều phần khác nhau, mỗi thành phần có chức năng riêng biệt. Chúng vừa hoạt động độc lập, đồng thời vừa kết hợp hài hòa, thống nhất với nhau để tham gia vào hoạt động chức năng chung của bộ não. 

Cấu tạo não bộ phức tạp giúp chúng có thể tiếp nhận và xử lý nhiều tín hiệu hiệu thông tin cùng lúc. Nhờ đó chúng điều khiển tất cả hoạt động của cơ thể bao gồm suy nghĩ, lời nói, hành vi, tư duy, phản xạ, kỹ năng vận động, quản lý, phân tích, dự đoán, tưởng tượng, thẩm mỹ,…

Vai trò của não bộ là vô cùng quan trọng và không thể thay thế. Những chức năng quan trọng của não bộ được thể hiện dưới đây:

  • Thùy trán: Đây là thùy não có kích thước lớn nhất, chứa hàng tỷ tế bào thần kinh nhạy cảm với dopamine - một loại hormone hạnh phúc. Chính vì vậy, thùy trán thường liên quan đến các hoạt động điều khiển và kiểm soát cảm xúc, hành vi, biểu cảm khuôn mặt. Ngoài ra, chúng còn chịu trách nhiệm cho các chức năng về hành vi, lời nói, khả năng tập trung, kỹ năng vận động, trí thông minh và tính cách. 
  • Thùy đỉnh: Tiếp nhận và xử lý các thông tin về không gian, ngôn ngữ và nhận thức hành vi. Người bị tổn thương vùng thùy đỉnh thường gặp khó khăn trong việc vận động, thậm chí là liệt nửa người hoặc cả người.
  • Thùy chẩm: Nằm ở mặt sau của đại não, thùy chẩm chủ yếu tiếp nhận và xử lý các thông tin về hình ảnh thị giác và nhận thức trực quan của ngôn ngữ hình thể như tư thế, biểu cảm, hành vi.
  • Thùy thái dương: Các thùy thái dương nằm ở gần tai của chúng ta. Chính vì vậy, chúng thường đảm nhiệm các chức năng liên quan đến việc điều khiển nhận thức và tiếp nhận thông tin từ thích giác, thấu hiểu ngôn ngữ, ghi nhớ bằng lời nói và âm thanh. Tổn thương thùy thái dương có thể làm suy giảm nặng khả năng nhận biết, ghi nhớ và hình thành ngôn ngữ, đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
  • Não giữa (trung não): Có vai trò tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến thính giác, khứu giác, hành vi, trạng thái thức ngủ và điều hòa thân nhiệt của cơ thể.
  • Cầu não: Là bộ phận chịu trách nhiều về hoạt động của các cơ nhai nuốt, phản xạ và hô hấp.
  • Hành não: Đây là nơi xuất phát của nhiều đầu dây thần kinh quan trọng, từ dây V đến dây XII, đặc biệt là dây thần kinh phế vị (dây X). Hành não cũng là trung tâm điều khiển nhiều hoạt động sống quan trọng như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… Do vậy, nếu gặp tổn thương ở hành não, con người có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Tiểu não: Tham gia chi phối khả năng phối hợp động tác, kỹ năng vận động tinh như vẽ tranh, tập luyện thể thao… Tiểu não giúp duy trì thăng bằng, tạo tư thế cân bằng, kiểm soát các trương lực cơ và vị trí tay chân.
  • Vùng hạ đồi (vùng dưới đồi): Là nơi tiết ra các hormone điều khiển chức năng ăn, ngủ, tình dục, cảm xúc, các nội tiết tố và điều hòa thân nhiệt.
  • Tuyến yên: Điều hòa chức năng sinh trưởng và phát triển của cơ thể thông qua việc kiểm soát lượng hormone của cơ thể.

Nao-bo-chi-phoi-toan-bo-chuc-nang,-hoat-dong-cua-co-the

Não bộ chi phối toàn bộ chức năng, hoạt động của cơ thể

Các chức năng của não bộ được nhiều cơ quan, bộ phận phối hợp hoạt động. Do đó, chúng có tính phức tạp và độ tinh vi rất cao, khó có thể đo lường được. Điều thú vị là con người có khả năng tự học tập, nghiên cứu để phát triển, mở rộng và nâng cao chức năng não bộ.

Ngược lại, nếu không được rèn luyện thường xuyên, việc phối hợp vận động của các bộ phận sẽ suy giảm, chức năng não bộ sẽ giảm sút. Lúc này, con người có thể đối mặt với một số vấn đề như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phối hợp vận động, tư duy kém, rối loạn nhận thức, rối loạn chức năng. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm và chủ động bảo vệ, rèn luyện não bộ thường xuyên để có cuộc sống chất lượng hơn.

Bí quyết bảo vệ và phát huy chức năng não bộ hiệu quả

Để bảo vệ cấu tạo não bộ, phát huy tối đa các chức năng quan trọng của bộ não, chuyên gia gợi ý có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Kích thích não bộ bằng những bài học trí tuệ

Một số bài tập hoặc hoạt động, thói quen dưới đây có thể giúp kích thích, tăng cường chức năng não bộ:

  • Sử dụng linh hoạt nhiều giác quan cùng lúc thông qua các môn thể thao như cầu lông, đá cầu, bơi lội,...
  • Chơi các môn thể thao trí tuệ như sudoku, cờ vua, cờ tướng, cờ vây, bida, giải đố,...
  • Học thêm ngôn ngữ mới.
  • Đọc nhiều sách báo, tham gia mạng xã hội và sử dụng internet đúng cách.
  • Đánh răng bằng tay không thuận.
  • Thường xuyên thay đổi các thói quen buổi sáng.
  • Thường xuyên giao tiếp xã hội, kết bạn mới, trò chuyện cởi mở với nhiều người.

Bên cạnh các hoạt động rèn luyện não bộ, chúng ta có thể hạn chế quá trình lão hóa, suy giảm chức năng, cấu tạo bộ não bằng cách tăng cường tập thể thao theo sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghe nhạc, ngủ, tập yoga hoặc thiền….

Bảo vệ và phát huy tối đa chức năng não bộ bằng thảo dược tự nhiên

Để bảo vệ và hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện và sử dụng sản phẩm thiên nhiên. Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học Hoa Kỳ năm 2002, huperzine A có trong cây thạch tùng răng là hoạt chất được chứng minh có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào não chống lại sự oxy hóa, lão hóa, nhờ đó làm chậm quá trình suy giảm chức năng não bộ hiệu quả.

Huperzine-A-da-duoc-chung-minh-hieu-qua-tren-nao-bo

Huperzine A đã được chứng minh hiệu quả trên não bộ

Ngoài ra, Huperzine A còn giúp khắc phục các tổn thương tế bào não theo cơ chế ức chế enzym phá hủy chất dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó, chúng giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động kết nối, dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ não bộ luôn phát triển và khỏe mạnh.
Hiện nay, Huperzine A được nghiên cứu sử dụng với một số thảo dược khác như đinh lăng, cao thiên ma, natto… Sự kết hợp này đã được chứng minh giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ tế bào não, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý não bộ liên quan.
Cấu tạo não bộ vô cùng phức tạp để thực hiện các chức năng quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Để bảo vệ và phát huy tốt nhất các chức năng của bộ não, bạn hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm có lợi, đồng thời kết hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bộ não, bạn hãy để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ ngay.

Bình luận