Dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não - Nhận biết và cảnh giác

Dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não thường gặp như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,... Các triệu chứng này rất dễ nhận biết giúp cảnh báo người bệnh về những nguy hiểm tiềm ẩn của thiểu năng tuần hoàn máu não. Cùng tìm hiểu bệnh lý này và các dấu hiệu nhận biết qua bài viết dưới đây.

Não bộ là cơ quan đặc biệt quan trọng, có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của cơ thể. Vì thế não cần tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và oxy qua nguồn máu từ tim được cung cấp qua hai động mạch chính là động mạch cảnh và động mạch thân đốt sống nền. Hai động mạch này sau khi đi vào hộp sọ, chúng được chia thành nhiều động mạch nhỏ hơn phân bố trên bề mặt vỏ não và những vùng sâu trong mô não. 

Thieu-nang-tuan-hoan-nao-khi-nguon-mau-cung-cap-cho-te-bao-va-nhu-mo-nao-bi-gian-doan

Thiểu năng tuần hoàn não khi nguồn máu cung cấp cho tế bào và nhu mô não bị gián đoạn

Thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não xảy ra khi có bất kỳ sự bất thường nào cản trở máu lưu thông và thực hiện những chức năng cơ bản như trao đổi oxy và cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ. Khi tế bào não không được đáp ứng đầy đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não. Các dấu hiệu này ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy, nhận thức và tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên chủ quan

Các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não

Các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não mà người bệnh nên lưu ý cảnh giác như sau: 

Đau đầu

Đau đầu là dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não điển hình và thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân. Đau đầu có thể chỉ ở một vùng khu trú nhất định hoặc có thể là đau toàn bộ đầu. Đây không phải là một triệu chứng đặc hiệu cho bất cứ bệnh lý nào nhưng lại có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý trên não điển hình như thiểu năng tuần hoàn não.

Dau-hieu-thieu-nang-tuan-hoan-nao-pho-bien-la-dau-dau-keo-dai

Dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não phổ biến là đau đầu kéo dài

Chóng mặt

Chóng mặt là tình trạng người bệnh cảm thấy có sự thay đổi về không gian xung quanh, người loạng choạng, mắt tối sầm và không thể di chuyển cơ thể một cách có định hướng. 
Chóng mặt rất thường gặp trong trường hợp ngồi ở tư thế thấp một thời gian dài sau đó đứng dậy, khi đó chúng ta sẽ thấy mất cân bằng trong vài giây do thiếu máu lên não. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu hiện tượng chóng mặt xảy ra đột ngột, tần suất cao thì rất có thể đây là dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não cần được chú ý và điều trị kịp thời. 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là những thay đổi bất thường về giấc ngủ của bạn như là mất ngủ, khó vào giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ,...

Mất ngủ là dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não do làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ hoặc do sự thiếu máu ở các nhu mô não. Điều này làm não bộ tiết ra những chất hóa học làm ức chế thần kinh khiến người mắc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hay dễ bị giật mình tỉnh dậy. 

Trí nhớ suy giảm

Thiểu năng tuần hoàn não trong thời gian dài, tế bào não thường xuyên bị thiếu máu có thể là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Người mắc có thể có những dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não như: Hay quên, mất trí nhớ tạm thời, giảm khả năng sắp xếp thông tin theo trình tự,...

Dị cảm

Dị cảm được hiểu là những cảm giác mà người bệnh cảm nhận được nhưng chúng không hề có thật. Ví dụ như cảm giác ngứa ran, cảm giác tê bì hay cảm giác như kiến đang bò ở đầu ngón tay. Dị cảm thường hay xảy ra ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.

Cam-giac-khong-co-that-o-ban-tay-khien-nguoi-benh-tro-nen-hoang-loan
Cảm giác không có thật ở bàn tay khiến người bệnh trở nên hoảng loạn

Dị cảm có thể xuất hiện đột ngột do dự sự thiếu máu tới một số bộ phận của cơ thể trong đó có não bộ. Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây rối loạn cảm giác và dị cảm là một trong số đó.

Khả năng tập trung kém

Chính tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não đã góp phần không nhỏ trong việc suy giảm khả năng tập trung, chú ý của người bệnh do sự lưu thông mạch máu trong não đã bị hạn chế. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau: Giảm chú ý vào sự việc đang diễn ra, lơ đãng khi đang nói chuyện, khó khăn tập trung vào vấn đề duy nhất,…
Tình trạng này khiến cho cuộc sống và công việc của người bệnh gặp rất nhiều cản trở, không thể hoạt động bình thường được.

Không kiềm chế được cảm xúc 

Nếu các vùng não đảm nhiệm vai trò điều khiển cảm xúc như thùy thái dương, vùng dưới đồi thường xuyên không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu máu, người bệnh có thể có dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não - rối loạn cảm xúc. Ngoài ra sự bất thường nồng độ các hormone giúp điều tiết tâm trạng như serotonin cũng có thể bị ảnh hưởng do tế bào não bị tổn thương do thiếu máu. Khi đó, người mắc sẽ có biểu hiện như hay cáu gắt không lý do, dễ xúc động và không kiểm soát được tâm trạng. 

Roi-loan-tuan-hoan-mau-nao-lam-mat-kha-nang-kiem-che-cam-xuc

Rối loạn tuần hoàn máu não làm mất khả năng kiềm chế cảm xúc

Thiểu năng tuần hoàn não có thực sự đáng sợ?

Trong trường hợp nhẹ, người bị thiểu năng tuần hoàn não có thể phục hồi ngay sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ và không để lại di chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, thiểu năng tuần hoàn não không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu kể trên như đau đầu, chóng mặt hay rối loạn giấc ngủ. Nếu thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu kéo dài, tình trạng thiếu máu não nặng hơn thì phải nghi ngờ ngay thiếu máu cục bộ, tắc mạch do huyết khối hay hẹp mạch do xơ vữa động mạch. Khi này người bệnh có nguy cơ cao mắc đột quỵ và cần được thăm khám và tầm soát bệnh sớm đẻ có phương pháp điều trị, dự phòng thích hợp,  hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Có thể nói rằng, rối loạn tuần hoàn não vô cùng nguy hiểm và tiến triển khôn lường, gây khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như việc điều trị.

Mặc dù thiểu năng tuần hoàn não cùng với đột quỵ thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 trở nên, những theo các số liệu gần đây thì hiện tượng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do sự suy giảm vấn đề sức khỏe tinh thần, thường xuyên căng thẳng, lo âu. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn và lối sống thiếu lành mạnh cũng góp phần làm rối loạn tuần hoàn máu não. Do đó không nên xem thường những dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não, nên có nhận thức đúng đắn về bệnh để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.

Dot-quy-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-thieu-nang-tuan-hoan-nao-can-canh-giac

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm của thiểu năng tuần hoàn não cần cảnh giác

>>> Xem thêm: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có chữa được không? Xem ngay!

Chẩn đoán và điều trị các dấu hiệu thiểu năng

Chẩn đoán sớm thiểu năng tuần hoàn não giúp cho quá trình điều trị và dự phòng những biến chứng nguy hiểm được thuận lợi hơn.

Chẩn đoán phát hiện dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não

Chẩn đoán sẽ dựa trên những dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não kể trên. Tuy nhiên để kết quả chẩn đoán được chính xác hơn các bác sĩ có thể chỉ định làm những xét nghiệm cận lâm sàng như: 

  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não.
  • Lưu huyết não đồ.
  • Dùng siêu âm do hiệu ứng Doppler.
  • Chụp gamma mạch não.
  • Đo lưu lượng máu não bằng phóng xạ.
  • Điện não đồ.
  • Xét nghiệm huyết học đông máu.

Những chẩn đoán hình ảnh này sẽ cho biết nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não và những vùng não bị tổn thương do thiếu máu cũng như phát hiện các bất thường mạch máu có thể là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ giúp người bệnh có phương pháp dự phòng được tốt nhất.

Cách dự phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Dự phòng thiểu năng tuần hoàn não cần kết hợp điều trị bệnh lý nền như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp kèm theo đó là loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây bệnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,... Ngoài ra kết hợp một lối sống sinh hoạt lành lạnh cũng là điều người bệnh nên làm. Một số biện pháp dự phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não mà người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Thực đơn ăn uống hợp lý: Thay đổi khẩu phần ăn lành mạnh hơn, ít chất béo và cholesterol, nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng,...

Thuc-pham-giau-vitamin-giup-luu-thong-tuan-hoan-mau-nao

Thực phẩm giàu vitamin giúp lưu thông tuần hoàn máu não

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tăng cường tập thể dục thể thao để làm thông lưu lượng máu lên não. Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, không hoạt động trí óc quá sức giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, tránh làm việc quá tải.
  • Sử dụng thảo dược giúp cải thiện thiểu năng tuần hoàn não: Theo nghiên cứu, một số loại thảo dược như thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,… có hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ và tăng cường các chức năng của não bộ. Hạn chế dược các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Bài viết cung cấp các thông tin về các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào để lại thông tin để các chuyên gia để được tư vấn kỹ càng và chi tiết hơn.

Bình luận