Đột quỵ não có nguy hiểm không?
Đột quỵ não xảy ra khi dòng máu lên não không đủ để nuôi và duy trì chức năng của các tế bào não. Điều này khiến các tế bào não chết đi nhanh chóng chỉ sau vài phút. Sau khi xảy ra đột quỵ, cứ mỗi một phút người bệnh sẽ già đi đến 3 tuần tuổi vì có khoảng gần 2 triệu tế bào não bị chết.
Chính vì lý do đó, “thời gian chính là vàng”. Người bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp duy nhất đó chính là “tái tưới máu cho não” nhanh nhất có thể.
Người bị đột quỵ não cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng
Những nguy hiểm xảy ra đối với người bị đột quỵ não có thể kể đến như bại liệt, sống thực vật và thậm chí tử vong. Theo như số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới cho thấy cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ.
Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong ở nữ giới là 23% còn ở nam giới là 18%. Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta hiện nay, gây nhiều di chứng cho người bệnh, mang đến gánh nặng về kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.
Nguyên nhân của đột quỵ não
Đột quỵ não có 2 nguyên nhân chính gây nên là do nhồi máu dẫn tới đột quỵ nhồi máu não và chảy máu dẫn tới đột quỵ chảy máu não. Tuy nhiên, đột quỵ não được xem là hậu quả của các bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ.
Đột quỵ thường gặp ở người có bệnh lý nền điển hình như đái tháo đường (nguy cơ cao gấp 4 lần so với bình thường). Người bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần, tăng huyết áp có nguy cơ cao gấp 3 lần. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu, béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá cũng là những yếu tố nguy cơ.
Mặc dù đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay, tình trạng này ngày càng trẻ hóa. Trong tổng số các ca đột quỵ, có khoảng 25% là những người trẻ tuổi. Số người trẻ tuổi bị đột quỵ có chiều hướng gia tăng một cách đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân đột quỵ là gì? Cảnh giác và dự phòng ngay
Các dấu hiệu báo trước khi xảy ra đột quỵ
Một số triệu chứng sau có thể báo trước đột quỵ não như: Nhức đầu, rối loạn ý thức… Tuy nhiên, người bệnh đặc biệt cần lưu ý nếu những dấu hiệu F.A.S.T xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ não có thể lên tới 90 - 95%:
- Liệt mặt (Face): Miệng của bệnh nhân bị lệch sang một bên, các nếp nhăn mũi-má mờ.
- Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Người bệnh không có khả năng cầm, nắm, đi lại.
- Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Khả năng kiểm soát ngôn ngữ bị rối loạn, thậm chí không nói được.
- Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp hoặc nhận thấy những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Cần ghi nhớ và thông báo với nhân viên y tế về thời gian phát bệnh.
Liệt mặt, liệt tay hoặc chân, méo miệng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não
Xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ não
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà người phát hiện nên bình tĩnh và nhanh trí có hướng sơ cứu phù hợp. Những nguyên tắc xử trí sau mà bạn nên áp dụng:
- Gọi sự trợ giúp ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất. Được cấp cứu càng sớm càng tăng tỷ lệ sống sót cho người bệnh.
- Kiểm tra sự tỉnh táo của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn có nhận thức tốt thì điều chỉnh sao cho tư thế nằm thoải mái mái và liên tục theo dõi.
- Đối với bệnh nhân không tỉnh táo, lơ mơ, điều chỉnh tư thế hồi sức tích cực. Tư thế này sẽ đảm bảo đường thở cho bệnh nhân cũng như tối ưu khả năng hô hấp. Thực hiện tư thế như sau: Chỉnh 1 bên tay dựng vuông góc, lòng bàn tay áp vào má bệnh nhân. Tay còn lại chỉnh vuông góc hướng lên trên. Nhẹ nhàng xoay người bệnh nằm nghiêng và chỉnh gập đầu gối ở chân trên.
Cách điều chỉnh tư thế hồi sức tích cực cho bệnh nhân đột quỵ não
- Cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay đã ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo kịp thời để cung cấp oxy cho não.
- Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hoặc đánh gió. Vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và mất thời gian vàng điều trị.
- Không cho bệnh nhân ăn, uống để đề phòng nôn trào ngược, thức ăn đi vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.
- Không tự ý uống thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng trong trường hợp huyết áp > 220/120 mmHg. Không sử dụng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.
Sơ cứu để tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân đột quỵ não
Biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ não
Đột quỵ não làm cho nhu mô não không được cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất. Điều này làm tổn thương thậm chí hoại tử tế bào não nên biến chứng của đột quỵ để lại thường rất nặng nề. Tùy thuộc vào dạng đột quỵ não là nhồi máu hay chảy máu cũng như vị trí và phạm vi tổn thương mà mức độ nặng nhẹ của di chứng não cũng khác nhau.
Biến chứng của đột quỵ não ảnh hưởng nặng nề cả về sức khỏe lẫn tâm lý của bệnh nhân. Thậm chí có thể dẫn đến các khuyết tật tạm thời hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Các biến chứng có thể xảy ra của đột quỵ não bao gồm:
- Não bị phù nề sau đột quỵ.
- Viêm phổi: Xảy ra do thức ăn, đồ uống xâm nhập vào đường hô hấp khi bệnh nhân bị đột quỵ. Một số trường hợp bệnh nhân gặp di chứng khó nuốt sau đột quỵ.
- Đau tim: 50% các ca đột quỵ có liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch, nguy cơ đau tim cũng tăng cao do sự tồn tại của mảng xơ vữa.
- Trầm cảm: Bệnh càng trở nên tồi tệ và trầm trọng hơn đối với những người đã bị trầm cảm trước đó.
- Động kinh: Sau đột quỵ, não bị tổn thương có thể hoạt động bất thường, gây ra hiện tượng co giật.
- Rối loạn thị giác: Những người bị đột quỵ thị lực có thể giảm hoặc mất ở một hoặc cả hai mắt.
- Co cứng chi: Mất khả năng vận động, các chi bị yếu hoặc liệt.
- Nghẽn mạch máu: Máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân do một thời gian ít hoặc không vận động.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh nhân đột quỵ có đặt ống thông foley nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm nhận thức (mất trí nhớ).
- Mất khả năng ngôn ngữ: Khó nói, nói không đầy đủ, nói các từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì…
Để hiệu quả phục hồi di chứng sau đột quỵ não tốt nhất cần có sự kiên trì, phối hợp theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như các bài tập phục hồi chức năng não bộ. 3 tháng đầu sau đột quỵ là khoảng thời gian cho khả năng phục hồi tốt nhất. Từ 6 tháng trở đi, tốc độ phục hồi chậm hơn. Vì thế nên có kế hoạch hợp lý để giúp bệnh nhân cải thiện các di chứng sau đột quỵ não nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ là gì? Nhận biết để có hướng xử trí ngay
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ não
Đột quỵ não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa đột quỵ não từ sớm là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Chế độ sinh hoạt khoa học
Xây dựng lối sống lành mạnh là một trong những biện pháp đơn giản nhất giúp giảm nguy cơ đột quỵ não.
- Duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia...
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều hoa quả trong chế độ ăn, hạn chế dùng mỡ động vật, gia vị...
Điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền
Cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh nền: Tái khám định kỳ, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo huyết áp, đường huyết, mỡ máu luôn ở ngưỡng bình thường.
Thảo dược trong hỗ trợ phòng và ngăn ngừa đột quỵ não
Bên cạnh sử dụng thuốc trong điều trị, gần đây mọi người có xu hướng bổ sung thêm các thảo dược từ thiên nhiên để phòng ngừa đột quỵ não do an toàn và hiệu quả cao.
Nghiên cứu của N Callizot và cộng sự tại Pháp (năm 2021) cho thấy hoạt chất huperzine A có trong cây thạch tùng răng đem lại hiệu quả cao trong việc chống lại gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của não bộ. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp tăng cường tái tưới máu, hồi phục chức năng não bộ và cải thiện các di chứng não sau đột quỵ.
Do đó, nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên có chứa thạch tùng răng để hỗ trợ ngăn ngừa cũng như phục hồi sau đột quỵ.
Thạch tùng cho hiệu quả trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và phục hồi sau đột quỵ
Đột quỵ não có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, việc bổ sung thêm kiến thức về bệnh là cực kỳ cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về đột quỵ não, đừng quên để lại câu hỏi, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp ngay.