Chấn thương sọ não kín - Tuyệt đối không thể xem nhẹ!

Chấn thương sọ não kín thường gây ra những triệu chứng mờ nhạt, âm thầm, khó phát hiện. So với chấn thương sọ não mở, người bệnh gặp chấn thương sọ não kín dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao hơn. Tham khảo bài biết dưới đây để nhận biết sớm các triệu chứng chấn thương sọ não kín, từ đó có phương pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn và tính mạng cho người bệnh.

Chấn thương sọ não kín là gì? Phân loại

Chấn thương sọ não kín là chấn thương vùng sọ não nhưng không làm rách màng não cứng. Người bệnh có thể gặp chấn thương sọ não sau tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt hoặc chấn thương thể thao, tai nạn giao thông,…
Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và điều trị, các chuyên gia phân loại chấn thương sọ não kín thành 2 dạng dựa theo mức độ nguy hiểm gồm:

  • Chấn thương sọ não kín không có tổn thương xương sọ: Thường gặp là dập não, chấn động não và chèn ép não. 
  • Chấn thương sọ não kín có tổn thương xương hộp sọ: Tổn thương sọ não gây nứt, vỡ xương sọ khiến người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như dập não, xuất huyết não, tràn khí não, phù não,…

Phan-loai-chan-thuong-so-nao-theo-muc-do-nghiem-trong-cua-ton-thuong

Phân loại chấn thương sọ não theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương

Việc xác định mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của chấn thương sọ não kín cần kết hợp đánh giá triệu chứng bệnh học và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng gồm X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ MRI não.

Triệu chứng chấn thương sọ não kín

Các dấu hiệu chấn thương sọ não kín người bệnh có thể gặp phải gồm:

  • Chấn động não: Đây được coi là triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân gặp tình trạng như rối loạn ý thức, hôn mê từ 15 phút đến vài giờ sau đó tỉnh lại, có thể kèm nôn mửa, hoảng loạn, không kiềm chế được cảm xúc.
  • Nứt sọ não: Đây là triệu chứng điển hình gặp ở người bệnh chấn thương sọ não kín. Tình trạng nứt sọ có thể gây tổn thương bên trong như dập não, xuất huyết, phù não,….
  • Dập não: Triệu chứng này cũng được phân theo mức độ nặng và nhẹ. Trường hợp dập não nhẹ, vùng mặt ngoài vỏ não có thể bầm tím, dập một phần nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh táo, một số có dấu hiệu động kinh hoặc rối loạn tâm thần. Dập não nặng có thể gây tổn thương nhiều tổ chức não, người bệnh có thể hôn mê sâu, sau đó là tử vong.
  • Phù não: Là triệu chứng chấn thương sọ não nặng và phức tạp. Vùng não bị tổn thương tụ nước, làm tăng thể tích não, hậu quả là tăng áp lực nội sọ. Triệu chứng này thường xuất hiện ở ngày thứ 2 và thứ 3 sau chấn thương, khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Tụ máu não: Đây được coi là tình trạng chấn thương sọ não kín khó chẩn đoán và có nguy cơ tử vong cao nhất. Máu có thể tụ ở dưới màng cứng, ngoài màng cứng hoặc trong não. Các dấu hiệu chấn thương sọ não kín có tụ máu thường không rõ ràng, khó nhận biết, cho đến khi người bệnh gặp biến chứng hôn mê, ói mửa, đau đầu dữ dội, không nói được,… mới phát hiện ra.

Trieu-chung-chan-thuong-so-nao-kin-thuong-xuat-hien-sau-tai-nan-mot-vai-ngay

Triệu chứng chấn thương sọ não kín thường xuất hiện sau tai nạn một vài ngày

Các triệu chứng chấn thương sọ não kín thường khá mờ nhạt và không xuất hiện ngay tại thời điểm xảy ra tai nạn. Do đó, người bệnh thường không nhận thức được mức độ nguy hiểm dẫn tới bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh. Việc khó phát hiện các triệu chứng chấn thương sọ não kín cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây khó khăn cho quá trình điều trị và tăng nguy cơ tử vong.

>>> Xem thêm: Triệu chứng chấn thương sọ não và di chứng của bệnh

Những di chứng đáng sợ của chấn thương sọ não kín

Phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của tình trạng chấn thương, người bệnh chấn thương sọ não kín có thể gặp phải các biến chứng từ nhẹ đến nặng như:

  • Thiếu máu não.
  • Máu tụ nội sọ.
  • Tăng áp lực nội sọ: Đây là di chứng thường gặp ở người bệnh gặp chấn thương có xuất hiện phù não. Hội chứng này gây ra các triệu chứng điển hình như đau đầu, nôn mửa, phù gai thị.
  • Thoát vị não: Đây cũng là một hậu quả của chấn thương sọ não kín có phù não nặng gây ra, khiến một phần não bị đẩy ra ngoài, chèn ép vào các khu thần kinh khác.
  • Hoại tử mô não: Do tế bào não bị dập nát hoặc thiếu máu kéo dài.

Chan-thuong-so-nao-de-lai-nhieu-di-chung-nghiem-trong

Chấn thương sọ não để lại nhiều di chứng nghiêm trọng

Có thể thấy, di chứng để lại sau chấn thương sọ não kín rất nặng nề. Số ít trường hợp gặp di chứng nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau điều trị kéo dài. Tuy nhiên, nếu gặp phải các di chứng nặng, khả năng hồi phục là rất thấp. Cho dù có thể sống sót sau điều trị, người bệnh vẫn phải chung sống với những di chứng về sau, tạo thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não kín

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não, người bệnh có thể được điều trị theo 2 phương pháp: điều trị dùng thuốc và phẫu thuật.

  • Điều trị nội khoa: Thường áp dụng với các trường hợp chấn động não hoặc dập não thể nhẹ. Các loại thuốc được sử dụng nhằm bảo tồn chức năng não bộ như thuốc chống đông máu, thuốc chống rối loạn hô hấp, chống động kinh, thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng sinh, chống viêm, chống rối loạn tâm thần và thuốc chống rối loạn chuyển hóa.
  • Phẫu thuật chấn thương sọ não: Tụ máu là trường hợp phổ biến nhất cần phẫu thuật. Nếu kích thước khối máu tụ lớn, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ, giảm áp lực nội sọ và cầm máu. Đối với chấn thương sọ não kín, chuyên gia thường áp dụng 2 phương pháp là khoan sọ, sau đó gặm rộng và mở sọ bản lề.

>>> Xem thêm: Chấn thương sọ não nặng - Cách xử lý và phòng ngừa di chứng

Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng chấn thương sọ não kín

Đối với bệnh nhân chấn thương sọ não kín, người nhà nên tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện hợp lý. Nhờ đó, quá trình điều trị mới thuận lợi, bệnh nhân sẽ hạn chế được các di chứng sau chấn thương sọ não có thể xảy đến.

Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não

Khi chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não kín cần chú ý các vấn đề sau:

  • Khuyến khích người bệnh tự hành động để tăng khả năng phối hợp vận động về sau.
  • Sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý, vừa sức. Với người nằm tại chỗ nên thực hiện các bài tập co duỗi tay chân và lăn trở cơ thể để tránh các di chứng tì đè. Với bệnh nhân có thể đi lại được nên tiến hành các bài tập vật lý trị liệu, dìu đi cự ly ngắn để họ tự vận động được.
  • Hỏi ý kiến chuyên gia về chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Lên lịch ăn uống, tập luyện, vệ sinh, uống thuốc, thức dậy, đi ngủ theo khung giờ nhất định.

Phòng ngừa biến chứng nặng bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, người bệnh chấn thương sọ não cần được bổ sung các hoạt chất có lợi chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để thúc đẩy quả trình phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng nặng. 
Trong một nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Hoa Kỳ, hoạt chất Huperzine A có trong cây thạch tùng răng đã được chứng minh về khả năng thúc đẩy dần truyền thần kinh, loại bỏ máu tụ, phục hồi các tổn thương sau di chứng nhờ ức chế enzym phá hủy acetylcholin và tăng cường lưu thông máu não. 

Huperzine-A-co-hieu-qua-tot-trong-ho-tro-phong-ngua-bien-chung-chan-thuong-so-nao

Huperzine A có hiệu quả tốt trong hỗ trợ phòng ngừa biến chứng chấn thương sọ não
Đặc biệt, khi kết hợp thạch tùng răng với một số thảo dược khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto, hiệu quả bồi bổ khí huyết, thúc đẩy cải thiện và phục hồi tổn thương não được tăng lên nhiều lần. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên bổ sung kết hợp các loại thảo dược đúng cách để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng sau chấn thương sọ não kín.
Chấn thương sọ não kín là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay sau khi gặp tai nạn chấn động vùng sọ não. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia bằng cách để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng này.

Bình luận