Rối loạn ngôn ngữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc trò chuyện, thậm chí mất khả năng giao tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến mối quan hệ với người thân và bạn bè. Một số người bệnh có thể bị trầm cảm, stress dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về rối loạn ngôn ngữ cũng như cách điều trị phục hồi cho người bệnh.

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là một rối loạn do tổn thương các vùng ở não bộ khiến chức năng ngôn ngữ suy giảm. Một người bị chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn khi nói, đọc, viết và hiểu ngôn ngữ. Sự suy giảm các chức năng này có thể từ mức nhẹ đến rất nặng, nghiêm trọng nhất là bệnh nhân không thể giao tiếp. Đa số bệnh nhân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ để diễn đạt chính xác những điều mình muốn nói.

Phân loại rối loạn ngôn ngữ

Để phân loại rối loạn ngôn ngữ, các chuyên gia sẽ căn cứ vào một số yếu tố sau: 

  • Người bệnh có khả năng nói lưu loát hay không?
  • Bệnh nhân có hiểu khi đọc một đoạn văn hay nghe người khác nói hay không?
  • Người bệnh có khả năng lặp lại chính xác các từ và cụm từ không?
  • Người bệnh có gặp khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ của mình thông qua lời nói hoặc chữ viết không?

Nhờ những yếu tố này, rối loạn ngôn ngữ được phân làm 3 loại, bao gồm: Rối loạn vận ngôn, rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận và rối loạn ngôn ngữ biểu cảm.

roi-loan-ngon-ngu-do-ton-thuong-vung-nao-bo.webp

Rối loạn ngôn ngữ do tổn thương vùng não bộ

Rối loạn vận ngôn

Vấn đề chủ yếu của bệnh nhân bị rối loạn vận ngôn gặp phải là nói ngọng, sự méo mó, sai lệch trong lời nói khiến người nghe cảm thấy khó hiểu,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự yếu, liệt các cơ quan liên quan đến chức năng nói như môi, lưỡi.

>>> XEM THÊM: Méo miệng, nói khó do tổn thương não bộ

Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận có thể nhận biết một cách dễ dàng như sau:

  • Không hiểu những câu nói dài, dẫn tới không nắm bắt được xuyên suốt cuộc trò chuyện.
  • Bệnh nhân khó khăn trong việc đọc chữ viết.
  • Không thể tập trung khi nghe người khác nói, dễ bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài.
  • Hoàn toàn không hiểu người khác đang nói gì, người bệnh cảm giác như bản thân đang nghe một dạng ngôn ngữ nước ngoài.

Người bệnh vẫn diễn đạt được bình thường, họ chỉ không tiếp nhận được thông tin qua lời nói của người khác.

Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm

Người bệnh mắc chứng rối loạn ngôn ngữ biểu cảm sẽ gặp khó khăn trong khi giao tiếp:

  • Khó khăn khi tìm từ để nói, viết, dẫn tới bệnh nhân không sử dụng được lời nói, chữ viết để trình suy nghĩ, mong muốn.
  • Không thể nhớ tên đồ vật, địa điểm, sự kiện hoặc con người mặc dù họ đã biết đến những người đó, thứ đó.

nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-bieu-cam-gap-kho-khan-khi-muon-dien-dat.webp

Người bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm gặp khó khăn khi muốn diễn đạt

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ

Chứng rối loạn ngôn ngữ là kết quả của việc một hoặc nhiều vùng thuộc não bộ chịu trách nhiệm về xử lý ngôn ngữ bị tổn thương. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người bị suy giảm ngôn ngữ là sau một cơn đột quỵ hoặc chấn thương ở vùng đầu, phẫu thuật não, nhiễm trùng não hoặc các gặp vấn đề về rối loạn thần kinh, thoái hóa thần kinh như suy giảm trí nhớ, mất trí dẫn tới các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp bị suy giảm theo thời gian.

Phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ

Quá trình điều trị rối loạn ngôn ngữ do di chứng não hoặc các rối loạn, thoái hóa thần kinh không hề dễ dàng và cần thời gian. Nó là một quá trình điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của bản thân và cả gia đình của người bệnh. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kèm theo các phương pháp phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe hợp lý. Như vậy, bệnh mới có cơ hội phục hồi và cải thiện chức năng sử dụng ngôn ngữ, dễ dàng giao tiếp với mọi người hơn.

Sử dụng thuốc

Hiện nay một số loại thuốc đang được sử dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ, bao gồm: Thuốc cải thiện chức năng tuần hoàn máu não, tăng thêm nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng phục hồi của não để não bộ có thể hoạt động tốt hơn.

su-dung-thuoc-cho-nguoi-benh-roi-loan-ngon-ngu.webp

Sử dụng thuốc cho người bệnh rối loạn ngôn ngữ

Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau, thời gian dài hay ngắn, liều lượng phù hợp. Người bệnh phải tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ và tái khám theo đúng lịch hẹn.

Liệu pháp phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng nhằm mục đích cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ và giúp người bệnh lấy lại khả năng giao tiếp.

Liệu pháp phục hồi chức năng là các bài tập lặp đi lặp lại gồm: Nghe, nói, đọc và viết để phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân được học thêm các phương thức biểu đạt như bài tập sử dụng nét mặt, cử chỉ để giao tiếp và nhiều bài tập khác.

Ngoài các liệu pháp điều trị truyền thống trên, bệnh nhân sẽ được dạy thêm một số cách thức giao tiếp khác. Việc sử dụng các thẻ có từ, hình vẽ, hình ảnh, hay laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng đi kèm sẽ giúp người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ không cảm thấy quá khó khăn khi giao tiếp. Thậm chí còn có thêm một số thiết bị hoặc ứng dụng có thể nói ra cụm từ, câu văn theo ý của người bệnh.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Một số loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ như:

  • Thạch tùng răng: Theo nghiên cứu được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy, hoạt chất Huperzine A được phân lập từ thạch tùng răng giúp bảo vệ chống lại trạng thái thoái hóa thần kinh được quan sát ở bệnh Alzheimer và bệnh thoái hóa cục bộ. Ngoài ra, thạch tùng răng còn làm tăng khả năng truyền nhận thông tin, tăng lưu lượng tuần hoàn tới não, cải thiện chức năng nhận thức của não bộ. Người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nên sử dụng thảo dược này để giúp tăng nhận thức, tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ. 
  • Đinh lăng: Sử dụng đinh lăng làm tăng biên độ điện thế não, tăng tỷ lệ phát sóng alpha và beta đồng thời giảm tỷ lệ sóng delta. Qua đó, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp thông tin đều hoạt động tốt hơn, giúp tăng khả năng hồi phục của người bị rối loạn ngôn ngữ. Đinh lăng còn được sử dụng trong điều trị các chứng suy giảm thần kinh như: Mệt mỏi do căng thẳng, stress, mất ngủ, đau đầu và giúp giữ tinh thần luôn minh mẫn, nâng cao trí nhớ,…

Sự giúp đỡ của người thân

nguoi-than-thuong-xuyen-tro-chuyen-dong-vien-nguoi-benh-roi-loan-ngon-ngu.webp

Người thân thường xuyên trò chuyện, động viên người bệnh rối loạn ngôn ngữ

Khi trong gia đình có người thân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ, các thành viên nên thường xuyên động viên, khích lệ người bệnh:

  • Tham gia các buổi trị liệu cùng người bệnh để học cách giao tiếp với họ.
  • Sử dụng các câu chữ đơn giản, ngắn gọn khi nói.
  • Đặt những câu hỏi để bệnh nhân có thể trả lời “có” hoặc “không”.
  • Để người bệnh rối loạn ngôn ngữ có thể nghe hiểu tốt hơn, nên nói thật chậm, có thể lặp lại nhiều lần một câu, một từ đã nói trước đó.
  • Giảm âm lượng của ti vi và các thiết bị có thể khiến người bệnh phân tâm khi nói chuyện.
  • Dành riêng một khoảng thời gian trong ngày để giao tiếp, trò chuyện với người bệnh.
  • Hạn chế không sửa lời nói của người bệnh hoặc trả lời các câu hỏi thay họ, trừ những lúc họ thật sự cần giúp đỡ. 
  • Có thể dụng các phương tiện giao tiếp khác, bao gồm cử chỉ, hình ảnh, hình vẽ để trò chuyện…

Biện pháp phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân, bệnh lý gây ra. Để phòng ngừa chứng bệnh này, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục với mức độ nhẹ nhàng, không quá gắng sức.
  • Giữ cân nặng phù hợp, nếu chỉ số BMI vượt quá mức cho phép, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống luyện tập để đưa cân nặng về mức thích hợp.
  • Bổ sung nhiều trái cây và rau quả trong thực đơn ăn uống.
  • Hạn chế lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối dung nạp vào cơ thể.
  • Tránh sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu.
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá nên cai thuốc ngay và tránh hít phải khói thuốc từ người khác.
  • Khi sử dụng các thuốc khác tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường.

Bài viết trên là một số thông tin về chứng rối loạn ngôn ngữ, hy vọng đã giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng này. Nếu bạn có thắc mắc bất cứ thông tin gì về rối loạn ngôn ngữ, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được tư vấn thêm.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aphasia/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11920920/ 

https://www.nidcd.nih.gov/health/aphasia

Bình luận