Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tính đến nay trên thế giới có khoảng 5% trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của trẻ. Vậy rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài sau.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? 

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là tình trạng rối loạn giao tiếp ảnh hưởng đến khả năng hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Rối loạn ngôn ngữ xuất hiện trong thời thơ ấu, với các triệu chứng khó nhận biết. Cho đến sau này khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ phức tạp hơn thì các triệu chứng mới trở nên rõ ràng hơn. Có ba loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, đó là:

Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ

Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ là tình trạng một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những từ mà chúng nghe và đọc, với những dấu hiệu sau:

  • Trẻ khó hiểu, không hiểu những gì người khác nói.
  • Khó khăn để hiểu các cử chỉ, hành động của người khác.
  • Việc học các từ mới của trẻ rất chậm.
  • Trẻ thường gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi của người khác.
  • Trẻ khó để nhận biết được các đối tượng khi trò chuyện, tiếp xúc.
  • Không thể sắp xếp được suy nghĩ, ý nghĩ.

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là tình trạng một đứa trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc với người khác, với những dấu hiệu sau:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng các từ, cụm từ một cách chính xác.
  • Thường chỉ nói được những câu ngắn gọn, đơn giản.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc sắp xếp các từ ngữ để diễn đạt.
  • Giảm khả năng sử dụng cử chỉ để giao tiếp với mọi người.
  • Có vốn từ vựng hạn chế so với những đứa trẻ cùng tuổi.
  • Nói ít hơn những đứa trẻ cùng tuổi.
  • Thiếu từ ngữ trong câu khi nói chuyện.
  • Sử dụng các từ, cụm từ lặp đi lặp lại.
  • Trẻ có biểu hiện ngại ngùng khi nói chuyện.
  • Trẻ gặp khó khăn khi kể chuyện, hát hoặc đọc thơ.
  • Không thể tìm được các từ phù hợp khi nói chuyện và thường sử dụng âm thanh, chẳng hạn như “ờ” “ừm” trong khi tìm kiếm từ ngữ chính xác.

Dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-ngon-ngu-dien-dat-o-tre

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

>>> Xem thêm: Méo miệng, nói khó do tổn thương não bộ - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt - tiếp thu hỗn hợp

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt - tiếp thu hỗn hợp là tình trạng trẻ bị đồng thời mắc cả hai chứng rối loạn tiếp thu và diễn đạt, khó hiểu những gì người khác nói và khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ cảm xúc. 

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Rối loạn ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân. Rối loạn ngôn ngữ của trẻ thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật bẩm sinh như:

  • Trẻ bị tự kỷ.
  • Trẻ gặp tổn thương não do tai nạn hoặc có khối u ở não.
  • Trẻ có vấn đề về thính giác cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
  • Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể do các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X, bại não,...
  • Trẻ gặp các vấn đề trong thai kỳ hoặc khi sinh như dinh dưỡng kém, sinh non, nhẹ cân.
  • Trẻ còn có thể mắc chứng rối loạn ngôn ngữ do học quá nhiều ngôn ngữ cùng một lúc.
  • Rối loạn ngôn ngữ có thể do tiền sử gia đình.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không thể xác định được.

Biện pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ cần  được điều trị thông qua nỗ lực của cả cha mẹ, giáo viên và các bác sĩ điều trị, với những biện pháp sau:

Kiểm tra sức khỏe toàn diện

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ, việc đầu tiên phải làm là đưa các bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Điều này sẽ giúp loại trừ các tình trạng gây nhầm lẫn với chứng rối loạn ngôn ngữ, chẳng hạn như trẻ có vấn đề về thính giác hoặc các vấn đề về thần kinh khác. 

Áp dụng liệu pháp ngôn ngữ

Phương pháp điều trị phổ biến cho chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là liệu pháp ngôn ngữ. Tùy theo độ tuổi của trẻ, cũng như nguyên nhân và mức độ của bệnh mà sẽ có các liệu trình điều trị khác nhau. Sự can thiệp kịp thời của các y, bác sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa khỏi chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Dieu-tri-roi-loan-ngon-ngu-o-tre-bang-lieu-phap-ngon-ngu

Điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bằng liệu pháp ngôn ngữ

Điều trị tại nhà

Trong quá trình điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cần có sự phối hợp mật thiết của những người trong gia đình để giúp trẻ sớm hồi phục. Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần có các lưu ý sau:

  • Sử dụng các câu thật ngắn gọn dễ hiểu khi nói chuyện với con của bạn.
  • Nói rõ ràng, chậm rãi khi hỏi con bạn một câu hỏi.
  • Kiên nhẫn chờ đợi sự hồi đáp, phản ứng của trẻ.
  • Giữ bầu không khí trò chuyện thoải mái để giảm bớt sự rụt rè, lo sợ của trẻ.
  • Bạn có thể khuyến khích con bạn lặp lại các câu nói, hướng dẫn của bạn.

Ngoài các biện pháp trên bạn có thể cùng bé thực hiện các hoạt động như đọc sách, ca hát, điều này có thể tạo sự hứng thú cho bé, giúp bé lặp lại các từ ngữ một cách chính xác.

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Ngoài áp dụng các bệnh pháp điều trị trên thì việc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên cũng giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy, hoạt chất Huperzine A được phân lập từ thạch tùng răng giúp bảo vệ chống lại trạng thái thoái hóa thần kinh được quan sát ở bệnh Alzheimer và bệnh thoái hóa cục bộ. Ngoài ra, thạch tùng răng còn làm tăng khả năng truyền nhận thông tin, tăng lưu lượng tuần hoàn tới não, cải thiện chức năng nhận thức của não bộ. Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nên sử dụng thảo dược này để giúp tăng nhận thức, tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tác dụng sẽ được tăng thêm khi có sự kết hợp với các thảo dược khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto,...

Thach-cao-tung-rang-la-thao-duoc-giup-cai-thien-tinh-trang-roi-loan-ngon-ngu-o-tre

Thạch cao tùng răng là thảo dược giúp cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

>>> Xem thêm: Huperzine A - Hoạt chất vàng cho các vấn đề về não bộ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ khiến trẻ khó hòa nhập với xã hội, thậm chí có thể ảnh hưởng tới khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ khi lớn lên. Ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ, cha mẹ không được chủ quan mà hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu còn có thắc mắc gì về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ hãy để số điện thoại hoặc bình luận để được các chuyên gia tư vấn thêm.

Bình luận