Giải pháp cải thiện hội chứng lú lẫn an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!

Hiện nay, hội chứng lú lẫn xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí, đây trở thành một trong những nguyên nhân nhập viện ở chuyên khoa tâm thần. Không chỉ khiến cuộc sống trở nên tồi tệ, người mắc hội chứng lú lẫn còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Hội chứng lú lẫn là gì?

Lú lẫn là hội chứng thường gặp trong chuyên khoa tâm thần. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do hội chứng này lên tới 10 - 15%. Đây là hội chứng rối loạn ý thức nặng, khiến người bệnh không thể suy nghĩ rõ ràng, mất phương hướng và khó tập trung để đưa ra quyết định chính xác. Hội chứng có thể xuất hiện đột ngột khi bạn khỏe mạnh hoặc chậm rãi ở những người mắc các bệnh lý tại tim, gan, thận, phổi,…

Sa sút trí tuệ gây suy giảm trí nhớ.jpg

Lú lẫn là hội chứng thường gặp trong chuyên khoa tâm thần

Nhận biết triệu chứng lú lẫn

Nhận biết càng sớm các dấu hiệu của hội chứng lú lẫn để điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tăng cơ hội phục hồi hoàn toàn. Một số dấu hiệu của hội chứng lú lẫn mà bản thân bệnh nhân và người nhà có thể nhận ra như:

- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh trả lời chậm chạp những vấn đề được hỏi, khó khăn trong diễn đạt ý muốn bản thân hoặc hiểu người khác muốn nói gì. Nhiều khi, câu trả lời không liên quan đến vấn đề được hỏi, bệnh nhân không trả lời sau đó lại lẩm bẩm một mình những câu vô nghĩa, khó hiểu.

- Rối loạn ý thức: Biểu hiện rõ rệt nhất là bệnh nhân quên mất người thân xung quanh, ý định làm một việc gì đó,... Tuy nhiên, khi qua cơn lú lẫn, ý thức của bệnh nhân sẽ hồi phục chậm và bị rối loạn. Điều này khiến cho bệnh nhân rất hoang mang, lo sợ.

- Rối loạn tri giác: Không nhận ra tên của người thân, hoặc không nhận ra đối tượng có mối quan hệ gì với mình là những biểu hiện của rối loạn tri giác. Không chỉ vậy, người bệnh đôi khi còn không nhận ra đồ vật trong tay mình có tác dụng gì. Các ảo giác cũng xuất hiện khiến cho bệnh nhân rất hoảng sợ, họ thường xuyên la hét, sợ hãi,... Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện những ảo giác mình là một cái gì đó: Cái cúc áo, con chuột,....

- Rối loạn trí nhớ: Mất trí nhớ ngắn hạn là những biểu hiện ban đầu của rối loạn trí nhớ, người bệnh lúc nhớ, lúc quên. Đôi khi, trong kí ức của họ có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại khá hỗn loạn.

- Rối loạn hành vi: Các hành vi xuất hiện đột ngột, không có ý nghĩa rõ rệt và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của người bệnh. 

- Rối loạn cảm xúc: Ở những bệnh nhân lú lẫn, cảm xúc của họ thay đổi thất thường, có sự luân phiên nhau giữa kích động, khóc, cười, thờ ơ, lãnh cảm,... Đôi khi, bệnh nhân cũng hay tỏ ra ngơ ngác, bàng hoàng, thiếu an toàn khi luôn hỏi “Anh (chị) là ai?”, “Các anh(chị) định làm gì tôi?”,...

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Sốt, mất nước, tim đập nhanh, đại tiểu tiện không tự chủ, run rẩy chân tay, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,... Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần được đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Hiện nay, để điều trị lú lẫn, các chuyên gia vẫn cần dựa trên những nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng lú lẫn

Hội chứng lú lẫn thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phát hiện được nguyên nhân gây bệnh và kiểm soát nó là biện pháp hữu ích nhất giúp người mắc nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lú lẫn. Một số nguyên nhân gây hội chứng lú lẫn như:

Chấn động não

Chấn thương sọ não thường khiến bạn bất tỉnh hoặc choáng váng. Hiện tượng này có thể gây tổn thương ở một hoặc nhiều vị trí nào đó trong não bộ, cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch máu não, thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não. Nếu hiện tượng này không được cải thiện có thể gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ, các tế bào thần kinh không đủ chất dinh dưỡng để hoạt động, dẫn đến suy giảm dẫn truyền thần kinh. Từ đó, gây ra những triệu chứng ban đầu của hiện tượng lú lẫn. Do đó, khi xảy ra các chấn thương ở khu vực não bộ, người bệnh cần cảnh giác hơn, ghi nhớ, chia sẻ thông tin với bác sĩ để có biện pháp dự phòng và điều trị thích hợp.

Mất nước

Nước là nguyên liệu cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Sự tiết mồ hôi, đi tiểu hay chuyển hóa ở các cơ quan khiến cho cơ thể mất nước mỗi ngày. Khi đó, nếu không được bù nước đầy đủ, cơ thể sẽ phải đối mặt với hiện tượng thiếu nước trầm trọng. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ không hoạt động được bình thường. Từ đó dẫn đến suy giảm dẫn truyền thần kinh, suy giảm tuần hoàn và gây ra các hiện tượng rối loạn trong cơ thể. Nổi bật là hiện tượng lú lẫn.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng lú lẫn nếu sử dụng không đúng theo quy định. Do đó, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, lú lẫn có thể là biến chứng khi điều trị ung thư bằng hóa trị. Các hóa chất được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra hội chứng lú lẫn. Việc sử dụng các thuốc giảm đau gây nghiện opioid như morphin để giảm đau nặng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng lú lẫn, đặc biệt là ở những người lớn tuổi với hệ thần kinh bắt đầu suy yếu.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra hội chứng lú lẫn đó là:

- Sốt cao.

- Nhiễm trùng.

- Hạ đường huyết.

- Thiếu ngủ.

- Thiếu oxy máu não.

- Hạ thân nhiệt đột ngột.

- Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần khác.

- Tai biến mạch máu não.

- Co giật.

- Sử dụng ma túy trái phép.

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng lú lẫn. Điều trị bệnh sớm sẽ làm tăng cơ hội hồi phục sức khỏe. Do đó, bạn và người thân nên có những biện pháp dự phòng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nhanh chóng điều trị bệnh. 

Các biện pháp điều trị lú lẫn hiện nay

Để điều trị bệnh lú lẫn hiệu quả, trước khi  áp dụng các biện pháp điều trị, bác sĩ sẽ cần thăm khám sức khỏe bệnh nhân để xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, đưa ra hướng điều trị hợp lý. Các xét nghiệm bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Chỉ số bạch cầu và tốc độ máu lắng thường tăng lên.

- Điện não đồ.

- Chụp CT, MRI để nhận biết các bất thường xuất hiện ở vị trí nào trên não.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn hoặc người thân cho biết khi nào những bất thường xuất hiện và đâu là thời điểm mà bất thường bắt đầu xuất hiện. Các đặc điểm và thời gian xuất hiện của bệnh là thông tin hữu ích giúp bác sĩ nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi đã xác định được nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị bệnh hợp lý. Các bước điều trị dựa trên cấp độ của bệnh lần lượt như sau:

Chăm sóc tại nhà

Với các trường hợp nhẹ, do những nguyên nhân như: Mất nước, mất cân bằng dinh dưỡng hay thiếu ngủ, hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi điều độ, thay đổi chế độ ăn khoa học hơn, bù nước, điện giải,...

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc thường được chỉ định để điều trị tình trạng lú lẫn xảy ra như: Tacrine, Aricept, Rivastigmine, Exelon, Galantamine.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy vitamin E, estrogen,... cũng đem lại hiệu quả cải thiện chức năng não bộ.

Theo dõi trong bệnh viện

Với một số trường hợp nặng, có những dấu hiệu như: Chóng mặt, tim đập loạn nhịp, sốt, đau đầu, rùng mình, thở không đều, yếu ở một bên của cơ thể, nói lắp,... bác sĩ có thể sẽ yêu cầu nhập viện để điều trị thêm.

Lưu ý, tuyệt đối không để bệnh nhân lú lẫn một mình, không để họ tự nấu ăn hay uống thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị cho họ một cái vòng tay ghi tên, số điện thoại và địa chỉ để bất cứ ai cũng có thể liên hệ với người nhà nếu họ bị đi lạc.

bên cạnh áp dụng các biện pháp nói trên, cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho người bị lú lẫn. Với các biện pháp trên, chắc hẳn các triệu chứng lú lẫn sẽ được cải thiện, ngăn chặn bệnh tiến triển hiệu quả.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận