Rối loạn nhận thức - Dấu hiệu lão hóa não bộ. Chú ý ngay!

Rối loạn nhận thức là tình trạng suy giảm nhận thức, trí nhớ do lão hóa hoặc mắc các bệnh lý về não bộ. Bệnh thường bắt đầu và diễn biến âm thầm nhưng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách nhận biết, xử lý các triệu chứng và phòng ngừa chứng rối loạn nhận thức.

Rối loạn nhận thức là gì? Các dạng thường gặp

Rối loạn nhận thức (CD - Cognitive disorders) còn được gọi là rối loạn nhận thức thần kinh, là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến khả năng học tập, ghi nhớ, nhận thức và giải quyết vấn đề. Một số quan điểm cho rằng, rối loạn nhận thức là trạng thái trung gian giữa sự suy giảm nhận thức do lão hóa não bộ thông thường với bệnh Alzheimer hay các dạng sa sút trí tuệ khác.
Theo sinh lý, não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể từ khả năng vận động đến tư duy. Khi các tế bào não bộ bị lão hóa theo thời gian hoặc gặp các tổn thương do bệnh tật sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng, một trong số đó là rối loạn nhận thức.

Roi-loan-nhan-thuc-khoi-phat-tu-su-suy-thoai-te-bao-than-kinh-nao

Rối loạn nhận thức khởi phát từ sự suy thoái tế bào thần kinh não

Rối loạn nhận thức được đánh giá bởi sự thiếu hụt hoặc mất đi sự chính xác, hiệu quả khi thực hiện các hoạt động điều hành, học tập, ghi nhớ, tập trung, vận động tri giác, ngôn ngữ, khả năng chú ý các vấn đề phức tạp và nhận thức xã hội. Tùy thuộc vào mức độ và hành vi, chúng ta có thể gặp một số rối loạn nhận thức phổ biến như:

  • Sa sút trí tuệ
  • Rối loạn phát triển.
  • Rối loạn kỹ năng vận động. 
  • Chứng hay quên.
  • Suy giảm nhận thức.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn nhận thức

Các dấu hiệu rối loạn nhận thức có thể thay đổi tùy theo từng chứng rối loạn cụ thể. Tuy nhiên có một số triệu chứng phổ biến, gặp ở hầu hết người bị rối loạn nhận thức như:

Suy giảm hoặc mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, có thể gặp ở hầu hết các chứng rối loạn nhận thức. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có dấu hiệu hay quên đồ vật, sự việc diễn ra trong đời sống hằng ngày như quên chìa khóa, số điện thoại, quên thực hiện kế hoạch công việc, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ…. 
Với mức độ nặng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Nói trước quên sau, quên ngay những thông tin mới được đề cập.
  • Quên sự kiện, sự việc diễn ra trong vòng vài tuần đến một năm.
  • Quên những kỹ năng, kiến thức đã từng có.

>>> Xem thêm: Các thông tin về hội chứng mất trí nhớ tạm thời bạn nên biết

Gặp vấn đề trong việc định hướng thời gian và không gian

Dấu hiệu này biểu hiện rõ nhất khi người bệnh bị lạc đường, không nhớ đường về nhà hoặc đường đến những nơi quen thuộc. Một số trường hợp bệnh nhân không xác định được địa điểm hay mốc thời gian trong ngày.

Roi-loan-nhan-thuc-gay-ra-cac-van-de-ve-tri-nho

Rối loạn nhận thức gây ra các vấn đề về trí nhớ

Phối hợp sử dụng ngôn ngữ kém

Bệnh nhân rối loạn nhận thức thường gặp khó khăn trong việc biểu đạt bằng lời nói. Người bệnh sẽ dùng từ lặp đi lặp lại, nói vòng vo, không gọi tên được sự vật, không diễn tả được hành động hay sự kiện quen thuộc…. Việc ghi nhớ, nắm bắt thông tin bên ngoài thông qua ngôn ngữ cũng bị trở ngại.

Thao tác, vận động khó khăn

Bệnh nhân sẽ có những thao tác vụng về, không thể sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị quen thuộc như điều khiển tivi, máy giặt, nồi cơm…. Một số trường hợp nặng có thể gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại khiến người bệnh dễ té ngã, tai nạn.

Mất khả năng tự chăm sóc bản thân

Đối với những bệnh nhân rối loạn nhận thức do các bệnh lý hoặc tổn thương ở não bộ, họ có thể mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Cụ thể, người bệnh sẽ không đi lại được, hoặc đi lại và vận động khó khăn. Người bệnh không thực hiện được các hoạt động vệ sinh cá nhân cơ bản như đánh răng, rửa mặt, ăn uống, đại tiểu tiện không tự chủ, không nhận biết được nguy hiểm…..

Nguoi-benh-roi-loan-nhan-thuc-khong-the-tu-cham-soc-ban-than

Người bệnh rối loạn nhận thức không thể tự chăm sóc bản thân

Triệu chứng của rối loạn nhận thức sẽ là khác nhau tùy thuộc vào vị trí não bị tổn thương. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều gặp phải các rối loạn liên quan đến chức năng cơ bản như nghe, nhìn, nếm, sờ, cảm nhận, ngửi, vận động, ghi nhớ…. Mức độ lão hóa, tổn thương não càng nặng thì triệu chứng càng nhiều và rõ ràng. Do đó, để thuận lợi cho việc điều trị, người bệnh cần được thăm khám để xác định vị trí và nguyên nhân gây tổn thương não bộ dẫn đến rối loạn nhận thức.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhận thức, phổ biến nhất bao gồm:

  • Rối loạn nhận thức do tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ làm ngưng trệ việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho một vùng não bộ nhất định. Điều này dẫn đến việc rối loạn chức năng của các tế bào vùng não bộ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng ngưng trệ kéo dài, tế bào não bị hoại tử, tình trạng rối loạn nhận thức sẽ không có khả năng hồi phục hoàn toàn.

  • Rối loạn nhận thức do tổn thương não bộ

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực, va đập vùng đầu… dẫn tới tổn thương não bộ đều có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhận thức. 

  • Rối loạn nhận thức do thoái hóa tế bào thần kinh não

Biểu hiện rối loạn nhận thức thường gặp nhất của nhóm nguyên nhân này được gọi là bệnh Alzheimer. Đây là căn bệnh tiến triển nặng do các tế bào thần kinh tại não bộ thoái hóa từ từ, thầm lặng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng.
Thoái hóa tế bào thần kinh não bộ thường gặp ở người lớn tuổi khi chức năng tế bào não lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì hay di truyền… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi. 

Roi-loan-nhan-thuc-co-the-dan-toi-sa-sut-tri-tue,-Alzheimer

Rối loạn nhận thức có thể dẫn tới sa sút trí tuệ, Alzheimer

  • Rối loạn nhận thức do thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, thường gặp ở người lớn tuổi, người lao động trí óc hoặc người mắc bệnh huyết áp thấp. 

>>> Xem thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không? Cách ngăn biến chứng

Phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn nhận thức

Chẩn đoán rối loạn nhận thức

Để xác định một người bị rối loạn nhận thức, các chuyên gia sẽ đánh giá thông qua trắc nghiệm thần kinh tâm lý và xem xét kết quả chẩn đoán hình ảnh. Một số xét nghiệm cận lâm sàng có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính não CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp positron cắt lớp (PET)

Các phương pháp điều trị

Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị rối loạn nhận thức là điều trị nguyên nhân và phòng tránh biến chứng nặng. 

  • Điều trị nguyên nhân: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia sẽ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất bằng thuốc, vật lý trị liệu hay can thiệp ngoại khoa. 
  • Điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng: Để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng rối loạn nhận thức, người bệnh có thể được sử dụng một số loại thuốc như như thuốc chống trầm cảm, thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc ngăn ngừa suy giảm trí nhớ….
  • Trị liệu tâm lý: Tâm lý người bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng. Người thân cần động viên, trò chuyện thân mật, tránh xa lánh, cô lập người bệnh, nên tạo điều kiện để họ tự chủ một phần sinh hoạt hằng ngày, khuyến khích họ tự tập luyện, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.

Tri-lieu-tam-ly-giup-ho-tro-qua-trinh-dieu-tri-roi-loan-nhan-thuc

Trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn nhận thức

  • Tập phục hồi chức năng: Tùy thuộc vào mức độ rối loạn nhận thức nhẹ hay nặng, người bệnh sẽ tập phục hồi chức năng tại nhà hay tại trung tâm trị liệu. Thời gian tập luyện có thể từ 3 - 6 tháng hoặc kéo dài hơn với những trường hợp nặng hoặc tiến triển chậm. Kế hoạch tập luyện thường xoay quanh các bài tập trí nhớ, trị liệu ngôn ngữ, trò chơi vận động trí não….

Việc điều trị kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng và trị liệu tâm lý đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các rối loạn nhận thức, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình.

Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng rối loạn nhận thức

Song song với việc điều trị, chế độ chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh. 

Chế độ chăm sóc người bệnh

Khi chăm sóc bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhận thức, người thân cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày đủ chất đạm, ít cholesterol.
  • Hạn chế muối và tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau củ, trái cây tươi, sữa tách béo…
  • Chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
  • Khuyến khích người bệnh tự ăn uống, tự vệ sinh, chăm sóc cá nhân hằng ngày nếu được.
  • Cùng người bệnh tập luyện thể thao hoặc vận động ngoài trời hằng ngày để cơ thể tăng cường trao đổi chất.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ hạn chế biến chứng rối loạn nhận thức

Bản chất của các rối loạn nhận thức là do sự suy thoái hoặc mất đi của các tế bào thần kinh não bộ. Chính vì vậy, để phòng ngừa biến chứng của chứng bệnh này, điều quan trọng là hạn chế tối đa sự suy thoái hoặc tổn thương não. 
Theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, một hoạt chất có tên là Huperzine A có khả năng hỗ trợ hạn chế suy thoái thần kinh, phòng ngừa các biến chứng rối loạn nhận thức hiệu quả.

Phong-ngua-bien-chung-roi-loan-nhan-thuc-bang-thao-duoc-chua-Huperzine-A

Phòng ngừa biến chứng rối loạn nhận thức bằng thảo dược chứa Huperzine A

Huperzine A là một alkaloid được phân lập từ cây thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) có tác dụng ức chế mạnh, đặc hiệu lên acetylcholinesterase. Đây là một enzym làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin - chất có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh Alzheimer.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy Huperzine A có tác dụng chống lại sự oxy hóa của các tế bào thần kinh, điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng thần kinh, nhờ đó giúp phòng và hỗ trợ cải thiện chứng mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thiếu máu cục bộ.
Ở nhiều nước trên thế giới, Huperzine A được kết hợp với đinh lăng, cao natto, thiên ma,... để tăng khả năng bảo vệ tế bào não, kích thích hoạt động thần kinh, tăng cường hoạt động trao đổi, cung cấp oxy và dưỡng chất lên não. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phòng bệnh Alzheimer và các biến chứng khác của chứng rối loạn nhận thức.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về chứng rối loạn nhận thức. Hy vọng người bệnh đã có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này, từ đó biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận