Bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer được coi là “kẻ đánh cắp” ký ức thầm lặng của hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Theo thống kê, thế giới có ít nhất hơn 50 triệu người đang chung sống với căn bệnh Alzheimer và hàng triệu người khác đã tử vong vì căn bệnh này. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chứng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là sự lão hóa bình thường, do vậy, đừng nhầm lẫn Alzheimer với những hiện tượng suy giảm trí nhớ tự nhiên ở người già.
Bệnh Alzheimer được là căn bệnh liên quan đến sự thoái hóa thần kinh não bộ, tác động đến trí nhớ, suy nghĩ, hành vi. Bệnh xảy ra khi các có sự mất dần các tế bào nơron, synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Từ đó khiến người bệnh mất dần trí nhớ, mất khả năng tư duy, nhận thức, biểu hiện cảm xúc, ngôn ngữ, rối loạn hành vi… nghiêm trọng đến mức gây trở ngại trong sinh hoạt, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Bệnh Alzheimer gây suy giảm trí tuệ, mất khả năng nhận thức, tư duy, hành động
Alzheimer thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Bệnh có xu hướng trầm trọng dần theo thời gian rồi cuối cùng gây tử vong do biến chứng của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Alzheimer
Triệu chứng bệnh Alzheimer thường bắt đầu từ việc suy giảm trí nhớ, sau đó mới đến rối loạn nhận thức, thay đổi hành vi, ngôn ngữ, tính cách…. Bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn sau:
1 - Giai đoạn sớm (trước khi mất trí nhớ)
Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh hầu như khá mơ hồ. Người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện không điển hình như:
- Giảm sự tập trung, chú ý, thờ ơ với mọi việc xung quanh
- Giảm khả năng lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề, họ tốn nhiều thời gian hơn để làm các công việc quen thuộc trước đây
- Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự việc, sự kiện mới xảy ra, khó tiếp thu thêm các nguồn thông tin mới
- Rối loạn nhận thức nhẹ
Giai đoạn nhẹ của bệnh Alzheimer có các triệu chứng mơ hồ
>>> Xem thêm: Mất tập trung là gì? 9 biện pháp giúp cải thiện hiệu quả
2 - Giai đoạn nhẹ
Người bệnh Alzheimer ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu suy giảm trí nhớ rõ ràng hơn. Cụ thể:
- Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ (khoảng vài tuần đến 1 năm trở lại)
- Quên cách sử dụng một vật dụng quen thuộc
- Giảm khả năng học hỏi và ghi nhớ mới, phục thuộc vào các công cụ hỗ trợ trí nhớ như giấy ghi chú, thiết bị điện tử…
- Xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ như giảm vốn từ, khó diễn đạt lưu loát, giảm khả năng nói và viết
- Gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động nhưng ở mức độ nhẹ
3 - Giai đoạn khá nặng
Giai đoạn này người bệnh alzheimer sẽ có những triệu chứng dần nặng hơn bao gồm:
- Tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
- Mất dần khả năng phối hợp vận động, đặc biệt là những động tác phức tạp. Chính vì vậy, họ dễ bị té ngã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn.
- Khó khăn trong việc diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ. Người bệnh có thể không nhớ từ vựng, dùng sai từ, gọi tên sai đồ vật, hiện tượng và luôn cố gắng để diễn tả điều muốn nói.
- Thay đổi hành vi biểu hiện bằng việc thường xuyên đi lang thang, dễ cáu gắt, khó chịu, trở nên hung hăng và phản kháng với các hành động chăm sóc, giúp đỡ từ người thân.
- Rối loạn nhận thức nặng, mất khả năng phân biệt phương hướng, dễ gây triệu chứng ảo giác.
4 - Giai đoạn nặng
Ở giai đoạn này sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm nhiều nhất với các triệu chứng:
- Mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
- Chỉ nói được những từ hoặc cụm từ đơn giản, lâu dần có thể mất hoàn toàn ngôn ngữ.
- Thờ ơ, kiệt sức, không muốn vận động, không nói chuyện.
- Thoái hóa dần các khối cơ dẫn đến kém vận động, thậm chí không vận động được phải nằm liệt giường, mất khả năng tự ăn uống.
- Có thể tử vong với nguyên nhân nhiễm trùng vết loét do tỳ đè, viêm phổi, suy dinh dưỡng….
Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể trở thành gánh nặng gia đình và xã hội
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra một số giả thuyết về sự phát triển của bệnh:
- Do quá trình lão hóa gây phân hủy các myelin - một chất béo bao bọc xung quanh các sợi thần kinh giúp bảo vệ, đảm bảo dinh dưỡng và sự tiếp nối các dẫn truyền thần kinh. Lão hóa khiến lượng myelin thoái hóa, làm chết các tế bào thần kinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý về dây thần kinh não bộ, trong đó có bệnh Alzheimer.
- Do sự tích tụ của một loại protein, được gọi là amyloid-beta trong não dẫn đến bít tắc các ống vận chuyển dinh dưỡng tại não, từ đó làm chết dần các tế bào thần kinh và gây bệnh Alzheimer.
- Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Bên cạnh các giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia cũng cảnh báo một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer:
- Tuổi cao.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
- Mắc hội chứng Down.
- Tiền sử chấn thương sọ não, đặc biệt ở giai đoạn cuối đời.
- Mắc bệnh trầm cảm sau 65 tuổi.
- Lười vận động, ăn nhiều chất béo, ít ăn rau xanh và trái cây tươi.
- Ít thực hiện các hoạt động trí tuệ như đọc sách, báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vây, cờ vua, cờ tướng, rubic…
- Mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá.
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh Azheimer và phương pháp chẩn đoán. XEM NGAY!
Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không? Có chết không? Sống được bao lâu?
Biến chứng bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, có thế dẫn đến tử vong nếu bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây tử vong thường không phải do bệnh chính mà do các bệnh thứ phát kèm theo như: viêm phổi, nhiễm trùng vết loét do tỳ đè lâu ngày hoặc do đặt ống thông niệu, sone đưa thức ăn, té ngã và chấn thương,...
Người bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối sẽ mất dần trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng phán đoán, nhận thức. Điều này sẽ gây ra nhiều cản trở khi điều trị các bệnh mắc kèm. Người bệnh có thể không nhận thức được triệu chứng đau, không tuân thủ liệu trình điều trị, không thông báo tác dụng phụ của thuốc….
Bệnh Alzheimer gây tử vong do nhiều nguyên nhân
Người mắc bệnh Alzheimer có chết không? Sống được bao lâu?
Theo dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh Alzheimer sau khi chẩn đoán là 8 đến 10 năm. Tùy thuộc vào sức khỏe cũng như tiền sử bệnh nền của người bệnh mà tuổi thọ này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách là biện pháp tốt nhất giúp nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer
Phương pháp chẩn đoán Alzheimer
Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp chẩn đoán xác định chính xác ở giai đoạn sớm người bệnh có mắc phải bệnh Alzheimer hay không. Người bệnh chỉ được chẩn đoán khi đã phát hiện và có các triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng.
Việc chẩn đoán bệnh Alzheimer thường bao gồm khám tổng quát và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương án tầm soát để phát hiện sự suy giảm chức năng nhận thức như MMSE, Mini-Cog và MoCA. Một số bài test đánh giá hoạt động sống và hành vi tâm thần cũng được cân nhắc áp dụng khi chẩn đoán bệnh nếu cần thiết.
Điều trị bệnh
Alzheimer là căn bệnh phức tạp, không có thuốc điều trị đặc hiệu hay biện pháp can thiệp để chữa khỏi hoàn toàn. Khi mắc bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp duy trì chức năng tâm thần và kiểm soát hành vi. Những loại thuốc này giúp người bệnh và người chăm sóc thoải mái, nhẹ nhàng hơn, nhưng không làm mất hay làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
Hiện nay, một số nhà khoa học đang nghiên cứu thử nghiệm phương pháp điều trị mới để trì hoãn hoặc ngăn ngừa căn bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, thể chất khoa học, điều chỉnh tâm lý, chia sẻ, tiếp cận yêu thương người bệnh mới đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chăm sóc người bệnh Alzheimer
Người bệnh Alzheimer không thể kiểm soát hành vi của mình, đặc biệt ở giai đoạn nặng, vậy nên họ cần có người chăm sóc. Khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần lưu ý:
- Luôn theo sát và tạo môi trường sống, sinh hoạt an toàn, tránh các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh
- Thường xuyên trò chuyện tình cảm, vui vẻ với bệnh nhân để tạo cảm giác gần gũi, an toàn
- Hỗ trợ người bệnh về các hoạt động cá nhân hằng ngày như đánh răng, rửa mặt, thay quần áo… Nên khuyến khích người bệnh tự thực hiện để tránh tâm lý phản kháng
- Hỗ trợ vận động cho người bệnh để tránh té ngã
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, thể thao ngoài trời phù hợp với tình trạng sức khỏe ở người bệnh theo từng giai đoạn bệnh
- Đối với người bệnh không còn khả năng di chuyển, nên vệ sinh và thay đổi tư thế thường xuyên, tránh để mắc các bệnh do nằm lâu gây ra.
Sự giúp đỡ của người thân giúp bệnh nhân Alzheimer đối mặt với bệnh dễ dàng hơn
Cách phòng tránh bệnh Alzheimer
Thay đổi lối sống
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, chúng ta cần phải thay đổi lối sống và sinh hoạt ngay từ khi còn trẻ. Có rất nhiều cách để phòng tránh bệnh Alzheimer đến sớm như:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường lượng máu và oxy nuôi dưỡng não
- Ăn uống khoa học, tránh xa các thực phẩm có hại, hạn chế chất béo bão hòa, đồ ăn chế biến sẵn, các loại thịt đỏ và đường; tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt cá, gà, chế phẩm từ sữa….
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không dùng thuốc hay lạm dụng chất kích thích
- Thường xuyên đọc sách, học thêm kiến thức hoặc ngôn ngữ mới, chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ…
Sử dụng thảo dược phòng và kiểm soát biến chứng Alzheimer
Trong nhiều năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các loại thảo dược để phòng ngừa và kiểm soát biến chứng bệnh Alzheimer. Từ năm 2002, Trung Quốc đã nghiên cứu và phát hiện tác dụng của hoạt chất huperzine A (HupA) phân lập từ cây thạch tùng răng giúp ức chế men phân giải acetylcholine, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Huperzine A giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Tương tự, một số nhà khoa học tại Mỹ cũng đã chứng minh được hiệu quả của HupA giúp bảo vệ tế bào thần kinh, giảm tốc độ thoái hóa myelin, tăng cường dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó, hoạt chất này được ứng dụng giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Thạch tùng răng là nguyên liệu để chiết xuất huperzine A. Để tăng hiệu quả phòng bệnh, hiện nay, người ta thường kết hợp thạch tùng răng với một số thảo dược hoạt huyết, bổ não, chống oxy hóa khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto…. Sự kết hợp này đã chứng minh được hiệu quả, giúp hỗ trợ làm chậm sự tiến triển và kiểm soát biến chứng Alzheimer.
Bệnh Alzheimer là căn bệnh phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị bệnh Alzheimer cần sự phối hợp của cả người bệnh và người thân. Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh Alzheimer, độc giả có thể để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ liên hệ ngay.