Chấn thương sọ não: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Chấn thương sọ não là tình trạng chủ yếu xảy ra ở những người gặp tai nạn giao thông hay té ngã. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Để hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu chấn thương sọ não cũng như là biện pháp phục hồi mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não (Traumatic brain injury - TBI) là tình trạng não bị tổn thương do một chấn thương đột ngột. Tổn thương xảy ra khi vùng đầu bị va đập hay có một vật thể xuyên qua hộp sọ. Chấn thương sọ não nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Chan-thuong-so-nao-la-tinh-trang-nao-bi-ton-thuong-do-chan-thuong

Chấn thương sọ não là tình trạng não bị tổn thương do chấn thương

Nguyên nhân chấn thương sọ não

Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não thường do có sự va đập ở vùng đầu gây ra tổn thương. Mức độ ảnh hưởng chấn thương có thể phụ thuộc vào bản chất và cơ chế của lực tác động, độ mạnh yếu của lực lên các vị trí khác nhau. 
Các sự kiện phổ biến dẫn tới chấn thương sọ não có thể bao gồm:

  • Ngã: Ngã từ trên giường, trên cầu thang, trên cao xuống… các cú ngã là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương sọ não ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
  • Tai nạn giao thông: Nhiều thống kê cho thấy đến 48% trường hợp bệnh nhân nhập viện vì tai nạn giao thông được chẩn đoán là chấn thương sọ não. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới căn bệnh này.
  • Bạo lực. Các vết thương ở đầu xảy ra trong lúc xô xát, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, lạm dụng trẻ em và các vụ hành hung là những nguyên nhân có thể dẫn tới chấn thương sọ não. 
  • Chấn thương trong thể thao: Các bộ môn thể thao đều đòi hỏi có sự vận động ở cường độ cao, vì thế tỷ lệ chấn thương trong thể thao là rất lớn. Chấn thương sọ não có thể xảy ra trong một số bộ môn như bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, đấm bốc, nhảy cao, nhảy xa, trượt ván và các môn thể thao có tác động mạnh khác. Chủ yếu người trẻ tuổi mắc chấn thương sọ não do nguyên nhân này.
  • Các vụ nổ và hậu quả của chiến tranh: Các vụ nổ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não ở nhiều quân nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng áp lực sóng xung kích đi qua não làm gián đoạn đáng kể chức năng của não bộ. Ngoài ra những tai nạn do va đập mạnh vào đầu bằng mảnh đạn hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau vụ nổ cũng là nguyên nhân dẫn tới chấn thương sọ não.

Triệu chứng chấn thương sọ não

Các triệu chứng của chấn thương sọ não có thể từ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Hầu hết những người bị chấn thương có thể hoàn toàn bình phục nếu được điều trị sớm và kịp thời. Tuy nhiên bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng rối loạn về thể chất và tâm lý.

Dau-dau-la-mot-trieu-chung-kha-pho-bien-khi-bi-chan-thuong-so-nao

Đau đầu là một triệu chứng khá phổ biến khi bị chấn thương sọ não

Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ

Các dấu hiệu và triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, khả năng thăng bằng kém.
  • Các vấn đề về giác quan như mờ mắt, ù tai, có mùi vị khó chịu trong miệng hay khứu giác kém đi.
  • Khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
  • Mất ý thức thoáng qua trong vài giây đến vài phút.
  • Giảm khả năng tập trung và trí nhớ kém đi.
  • Vui buồn bất chợt, tâm trạng lên xuống thất thường.
  • Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

Triệu chứng chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng

Triệu chứng chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng bao gồm các triệu chứng xuất hiện ở chấn thương nhẹ (mức độ nặng và kéo dài hơn) và một số triệu chứng khác:

  • Mất ý thức thoáng qua từ vài phút đến hàng giờ.
  • Đau đầu kéo dài hoặc đau trầm trọng hơn.
  • Buồn nôn, nôn nhiều lần.
  • Các cơn co giật, động kinh.
  • Xuất hiện chất lỏng chảy ra từ mũi, tai.
  • Yếu hay tê ở ngón tay, ngón chân.
  • Không thể phối hợp được các cử động của cơ thể.
  • Lú lẫn.
  • Dễ nổi giận, xuất hiện hành vi bất thường.
  • Nói lắp.
  • Hôn mê.
  • Rối loạn ý thức.

>>> Xem thêm: Triệu chứng chấn thương sọ não và di chứng của bệnh

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ nhỏ

Một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bố mẹ có thể phát hiện qua các triệu chứng sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống.
  • Có hành động bất thường.
  • Khóc dai dẳng và không thể dỗ trẻ ngừng khóc.
  • Thay đổi khả năng chú ý.
  • Thay đổi thói quen ngủ.
  • Co giật, động kinh.
  • Không thích chơi với đồ vật hoặc hoạt động yêu thích trước đó.

Điều trị chấn thương sọ não

Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí xảy ra chấn thương não bộ.

Chấn thương sọ não mức độ nhẹ

Phương pháp chính điều trị chấn thương sọ não nhẹ là nghỉ ngơi. Nếu bệnh nhân bị đau đầu, có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải làm theo hướng dẫn của các y bác sĩ về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Cần để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn rồi mới dần dần trở lại các hoạt động thường ngày.

Chấn thương sọ não mức độ trung bình đến nặng 

Người bị chấn thương sọ não ở mức độ trung bình đến nặng sẽ có các phương pháp điều trị sau đây:
- Phẫu thuật để giảm tổn thương: Bệnh nhân sẽ được thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ cục máu đông, loại bỏ mô não bị hư hại hoặc chết, sửa chữa gãy xương sọ, giảm áp lực trong hộp sọ,..
- Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để điều trị các triệu chứng chấn thương sọ não gây nên, bao gồm các thuốc: Thuốc chống lo âu để giảm bớt cảm giác lo lắng và sợ hãi, thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc chống trầm cảm để điều trị các triệu chứng trầm cảm và tâm trạng bất ổn, thuốc giãn cơ để giảm đau nhức do co thắt cơ.
- Áp dụng các liệu pháp phục hồi chức năng như vật lý trị liệu, tăng cường sức mạnh thể chất, khả năng phối hợp và tính linh hoạt của cơ thể hay liệu pháp ngôn ngữ, để giúp cải thiện khả năng nói và các kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Dieu-tri-nguoi-benh-sau-chan-thuong-so-nao-bang-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu

Điều trị người bệnh sau chấn thương sọ não bằng phương pháp vật lý trị liệu

Biện pháp phục hồi sau chấn thương sọ não 

Có thể cải thiện tình trạng chấn thương sọ não bằng các biện pháp sau đây:
Thay đổi chế độ ăn

Có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng thiết yếu sau giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và cải thiện triệu chứng chấn thương sọ não:

  • Flavonoid: Đây là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tác động của các gốc tự do có hại trong não và có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bệnh nhân có thể bổ sung Flavonoid từ các loại thực phẩm như việt quất, nho, táo, trà xanh,…  
  • Amino acid mạch nhánh (BCAA): Các amino acid này có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra amino acid mạch nhánh còn cạnh tranh với Tryptophan là một chất có hại cho não bộ. Bệnh nhân có thể bổ sung phẩm giàu amino acid mạch nhánh từ ức gà, cá ngừ, cá hồi, bò nạc, sườn bò, trứng và đậu phộng,…
  • Choline: Choline là một chất dinh dưỡng rất quan trọng. Nó là cơ chất để tổng hợp phosphatidylcholine, một thành phần cấu tạo nên màng tế bào, đặc biệt là những tế bào sợi thần kinh. Những thực phẩm giàu choline, bệnh nhân có thể bổ sung như trứng, sữa, cá hồ, cá rô phi, thịt nạc (gà, lợn, bò),  đậu nành và các loại hạt. 
  • Axit béo Omega-3: Tiếp theo trong danh sách các chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện triệu chứng chấn thương sọ não là axit béo omega-3. Omega-3 nối tiếng có tác dụng giúp tăng khả năng nhận thức và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào thần kinh mới. Các nguồn thực phẩm cung cấp omega-3 bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá thu và một số loại hạt như óc chó,...
  • Kẽm và Magie: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh, giúp các tế bào nơron giao tiếp với nhau. Còn magie giúp điều phối hoạt động của hệ thần kinh cơ, giúp truyền tín hiệu từ não đến các cơ được ổn định hơn. Một số nguồn cung cấp magie và kẽm bao gồm thịt đỏ, bơ và sô cô la đen,…

Phuc-hoi-sau-chan-thuong-so-nao-bang-cach-thay-doi-che-do-an

Phục hồi sau chấn thương sọ não bằng cách thay đổi chế độ ăn

>>> Xem thêm: Thuốc bổ thần kinh tốt nhất hiện nay là loại nào? Xem ngay

Chế độ luyện tập hợp lý

Tùy vào mức độ vận động và khả năng phối hợp của người bệnh mà có thể thực hiện các bài tập vận động sau:

  • Bài tập vận động liên quan đến các khớp.
  • Bài tập mạnh cơ.
  • Bài tập thăng bằng.
  • Bài tập dịch chuyển ở tư thế nằm, chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hay từ ngồi sang đứng, dịch chuyển qua xe lăn, di chuyển trong nhà vệ sinh...
  • Bài tập di chuyển: bài tập đứng, tập dáng đi, tập đi với dụng cụ hỗ trợ như nẹp chân, gậy, nạng,...

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên như thạch cao tùng răng, cao nato, đinh lăng, thiên ma,… giúp cải thiện một số di chứng do chấn thương sọ não gây ra như suy giảm, suy giảm trí tuệ, khó khăn vận động,… Theo nghiên cứu được thực hiện bởi bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp cho thấy chiết xuất thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Cao-thach-tung-rang-giup-nguoi-benh-phuc-hoi-sau-chan-thuong-so-nao

Cao thạch tùng răng giúp người bệnh phục hồi sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, hãy đọc bài viết trên để biết thêm thông tin về chấn thương sọ não cũng như các biện pháp điều trị và cải thiện bệnh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được các chuyên gia tư vấn thêm.

Bình luận