Chấn thương sọ não nặng là gì?
Chấn thương sọ não là cụm từ chỉ tất cả mọi chấn thương, vết thương tại vùng sọ não. Tình trạng này xảy ra sau khi đầu - não bị va đập mạnh do té ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vật nặng rơi vào đầu,... Những va đập này có thể tác động tới vùng sọ não gây chấn động não, đụng dập, tụ máu, chảy máu não,…
Sọ não là cơ quan quan trọng để bảo vệ não bộ. Do đó, mọi chấn thương vùng sọ não đều có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tùy theo tính nghiêm trọng của tổn thương mà bác sĩ sẽ phân loại mức độ chấn thương sọ não khác nhau, bao gồm: Chấn động não, đụng giập não và máu tụ nội sọ. Trong đó, đụng giập não và máu tụ nội sọ được coi là những chấn thương sọ não nặng, có thể gây ra các tổn thương thần kinh hoặc tử vong ngay tức thì.
Chấn thương sọ não nặng là tình trạng nguy hiểm
>>> Xem thêm: Xem ngay dấu hiệu tụ máu não và cách chữa trị bằng thảo dược!
Triệu chứng chấn thương sọ não nặng
Triệu chứng chấn thương sọ não nặng có thể khác nhau ở từng cá nhân và tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương vùng đầu - não. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức sau chấn thương hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày. Một số triệu chứng chấn thương sọ não nặng điển hình gồm:
- Triệu chứng thể chất:
- Mất ý thức, hôn mê từ vài phút đến vài giờ.
- Nhìn nhòe, không chịu được ánh sáng chói, đồng tử mắt giãn ở một hoặc cả hai bên, mất cử động mắt, mất thị lực.
- Đau đầu, chóng mặt dai dẳng hoặc dữ dội, có thể mất thăng bằng.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều lần.
- Chảy dịch từ mũi hoặc tai, có thể có máu.
- Yếu hoặc tê ở các đầu ngón tay, ngón chân.
- Ngủ gà, không thể đánh thức sau giấc ngủ.
- Sụp mi mắt hoặc yếu cơ mặt.
- Triệu chứng thần kinh:
- Lú lẫn nặng, không có khả năng ghi nhớ, phán đoán, tư duy.
- Kích động, bồn chồn, hành vi bất thường.
- Nói ngọng, nói lắp, không diễn đạt được lời nói hoặc nói không lưu loát.
- Nuốt khó.
- Cảm giác tê hoặc kiến bò trong người.
Khi gặp những triệu chứng chấn thương sọ não nặng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế điều xử lý và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm chấn thương sọ não nặng sẽ làm tăng khả năng hồi phục và giảm các di chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn - Dấu hiệu và biện pháp phục hồi hiệu quả
Những di chứng sau chấn thương sọ não nặng
Chấn thương sọ não nặng có thể gây tổn thương hộp sọ như vỡ nền sọ, lún sọ, tổn thương thần kinh não bộ, tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng hoặc trong não, phù não, thiếu máu não, tăng áp lực sọ não, thoát vị não,... Những tổn thương này sẽ dẫn tới các rối loạn về vận động, nhận thức, tri giác, cảm giác và ngôn ngữ.
Chấn thương sọ não nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Hậu quả của chấn thương sọ não nặng, người bệnh có thể gặp phải những di chứng nặng nề vĩnh viễn như liệt toàn thân, sa sút trí tuệ, đột quỵ, méo miệng, khó nói. Những di chứng nặng nề như phù não, thoát vị não có thể gây tử vong trong giây phút nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại chỗ.
Điều trị và phòng ngừa các di chứng sau chấn thương sọ não nặng
Trả lời cho câu hỏi “Chấn thương sọ não có hồi phục được không?”, các chuyên gia cho rằng, với những tổn thương nặng, khả năng hồi phục hoàn toàn di chứng sau chấn thương sọ não không cao. Tuy nhiên, nếu được điều trị toàn diện, kiên trì, phối hợp tốt các phương pháp trị liệu và phục hồi chức năng, người bệnh vẫn có thể hạn chế những hậu quả nghiêm trọng.
Xử lý và điều trị chấn thương sọ não nặng
Với những trường hợp chấn thương sọ não nặng, điều đầu tiên là gọi ngay cấp cứu y tế. Người xung quanh không nên vội vàng di chuyển nạn nhân bởi các phương pháp di chuyển không đúng cách có thể khiến chấn thương nặng hơn.
Nên để nạn nhân nằm ở khu vực thoáng khí theo tư thế chống sốc, cố định bằng cách chèn vải, chăn gối ở đầu, cổ và thân người nếu bị vỡ, móp hộp sọ. Nếu không có chảy máu đầu cổ, không bị nhồi máu cơ tim thì có thể kê đầu thấp, chân cao khoảng 20cm, ủ ấm cơ thể và thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo hoặc xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu được.
Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ nặng là điều trị bảo tồn, đảm bảo đủ oxy và máu, duy trì huyết áp để hạn chế tối đa các tổn thương thêm ở mô não. Các bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật trong những trường hợp cần thiết. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi, kết hợp phục hồi chức năng để kiểm soát và phòng ngừa các di chứng.
Các bài tập phục hồi giúp cải thiện di chứng sau chấn thương sọ não
Phòng ngừa di chứng sau chấn thương sọ não nặng
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có thể gặp phải một số di chứng về thần kinh, vận động, ngôn ngữ, cảm giác sau điều trị tích cực. Để giúp quá trình phục hồi tốt hơn và hạn chế các di chứng nghiêm trọng, các chuyên gia cho rằng người bệnh nên tích cực và kiên trì tập luyện phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đặc biệt và sử dụng các thực phẩm hỗ trợ cũng nên được quan tâm.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp tại Hoa Kỳ từ năm 2002, hoạt chất được phân lập từ thạch tùng răng có tên là Huperzine A có khả năng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa di chứng chấn thương sọ não. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Huperzine A có khả năng hỗ trợ cải thiện các tổn thương mô não, tăng cường bảo vệ các tế bào não khỏe mạnh.
Đồng thời, khi kết hợp với đinh lăng, thiên ma, natto, chúng còn giúp loại bỏ các gốc tự do, thúc đẩy quá trình dinh dưỡng cho tế bào não. Từ đó giúp hỗ trợ tế bào não phục hồi sau chấn thương, cải thiện và phòng ngừa các biến chứng nặng.
Chấn thương sọ não nặng có thể để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp độc giả hiểu và biết cách xử lý, phòng ngừa các biến chứng của tình trạng chấn thương sọ não. Liên hệ với chuyên gia bằng cách để lại tin nhắn hoặc số điện thoại bên dưới nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng này.