Viêm màng não là gì? Bệnh có nguy hiểm đến tính mạng?
Viêm màng não là tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp tính các lớp màng xung quanh não bộ và tủy sống. Màng não là hàng rào bảo vệ não bộ chứa đầy dịch não tủy, khi nó bị tổn thương sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là hiện tượng phù não do tăng đáp ứng miễn dịch giải phóng yếu tố viêm cytokine và sự xâm nhập quá mức của các tế bào bạch cầu có thể làm viêm, sưng mạch máu não, rò rỉ chất lỏng ở màng não.
Tăng áp lực nội sọ do phù não trong viêm màng não hoặc hiện tượng não úng thủy có thể gây chèn ép lên các tế bào và gây tổn thương não nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể diễn biến tăng nặng thành nhiễm trùng máu, lúc này tỷ lệ tử vong sẽ là rất cao.
Viêm màng não là tình trạng viêm các màng bao quanh não và tủy sống
Viêm màng não là một bệnh lý lây truyền nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt là viêm màng não do vi khuẩn khi cứ 10 người mắc bệnh thì sẽ có 1 người tử vong và 2 người có biến chứng nặng gây tàn tật.
Vì thế nên có nhận thức đúng đắn về bệnh viêm màng não, dự phòng bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng tốt nhất.
>>> Xem thêm: Hội chứng màng não là gì? Nhận biết và phòng ngừa
Các nguyên nhân gây viêm màng não
Nhiễm virus, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng não. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác được xác định như nhiễm ký sinh trùng, nấm và các bệnh lý không nhiễm trùng.
Viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nếu được cấp cứu kịp thời tỷ lệ này vẫn ở mức cao là 20 -25%. Con số có thể tăng lên tới 50% nếu bệnh phát triển nhanh và không kiểm soát trong 24 giờ đầu. Một số vi khuẩn chính gây viêm màng não gồm haemophilus influenzae, mô cầu, phế cầu.
Nguyên nhân gây viêm màng não do vi khuẩn chiếm đa số trong các ca bệnh
- Viêm màng não do Haemophilus influenzae
Vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, với sự ra đời của vacxin mới đã làm giảm đáng kể số ca mắc viêm màng não do vi khuẩn này.
- Viêm màng não do mô cầu
Mô cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria meningitidis có khả năng gây nhiễm trùng trên nhiều bộ phận như da, đường tiêu hóa và hô hấp. Chúng có thể xâm nhập qua những vết thương hở ở đầu do chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh viêm đường hô hấp, vi khuẩn có thể lây lan qua máu lên hệ thần kinh và gây viêm màng não.
Viêm màng não do mô cầu có thời gian ủ bệnh trung bình từ 3-4 ngày và có tốc độ tiến triển nhanh nhất trong các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Phát ban trên da (chấm nhỏ màu đỏ) do xuất huyết nội mạch là một dấu hiệu khá đặc biệt của viêm màng não do mô cầu với gần 50% người bệnh có triệu chứng này, giúp phân biệt và xác định nguyên nhân.
Các nhóm mô cầu khuẩn gây bệnh thường gặp như A, B, C, Y, W-135, ở Việt Nam nguyên nhân thường thấy là do các nhóm A, B, C. Viêm màng não mô cầu rất dễ lây lan, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên.
Viêm màng não do mô cầu có tốc độ tiến triển nhanh
- Viêm màng não do phế cầu
Có gần 40% dân số có thể đang mang trong cơ thể phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia ở dạng không hoạt động và có thể lây lan nguồn bệnh qua những giọt bắn hô hấp.
Viêm màng não xảy ra khi vi khuẩn này xâm nhập vào máu, vượt qua được hàng rào máu não và gây viêm ở khu vực màng não. Tuy nguyên nhân gây bệnh viêm màng não này thường hiếm gặp hơn so với viêm phổi, viêm xoang,.. những mức độ nguy hiểm đến tính mạng vẫn rất cao.
Các chuyên gia cảnh báo, các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cần lưu lý như sau: Đái tháo đường, viêm tai giữa, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu,...
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus thường gặp nhất ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo độ tuổi. Vì viêm màng não do virus có thể xuất hiện những triệu chứng cấp tính tương đồng với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, nên không dễ để phân biệt qua những biểu hiện lâm sàng thông thường. Cần xét nghiệm dịch não tủy để xác định chắc chắn nguyên nhân.
Virus có thể xâm nhập vào cơ thể, di chuyển trong máu và gây viêm màng não
Điểm khác biệt là viêm màng não do virus có thể tự hồi phục mà không cần điều trị, tuy nhiên không nên được chủ quan vì bệnh có thể tiến triển nặng hơn bất kỳ lúc nào. Các virus có thể gây viêm màng não như virus quai bị, virus herpes (gây bệnh thủy đậu và zona thần kinh), virus sởi, virus cúm.
Viêm màng não do nấm
Người bệnh có thể mắc viêm màng não do nấm khi hít phải bảo tử nấm từ môi trường. Nguyên nhân này thường ít gặp, tuy nhiên những người mắc một số bệnh như tiểu đường, ung thư, HIV có nguy cơ mắc viêm màng não do nấm cao hơn.
Viêm màng não do ký sinh trùng
Nhiều loại ký sinh trùng khác nhau có thể gây viêm màng não hoặc có thể ảnh hưởng đến não hoặc hệ thần kinh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, viêm màng não do ký sinh trùng ít phổ biến hơn so với viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn.
Viêm màng não không do truyền nhiễm
Ung thư, lupus ban đỏ hệ thống, một số loại thuốc, chấn thương đầu và phẫu thuật não cũng là nguyên nhân gây viêm màng não.
Triệu chứng viêm màng não
Viêm màng não do các nguyên nhân khác nhau sẽ có các triệu chứng cũng như dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng ban đầu thường giống với bệnh cúm, tiến triển nặng thêm trong vài giờ đến vài ngày.
Triệu chứng của viêm màng não ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ nhỏ khi mắc viêm màng não thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Sốt cao.
- Khóc liên tục.
- Khó chịu, ngủ nhiều, khó dậy sau khi ngủ.
- Lười hoạt động, động tác chậm chạp.
- Bú kém hoặc chán ăn.
- Căng cứng cơ thể và cổ.
- Phình ở chỗ mềm trên đỉnh đầu (thóp) của trẻ.
Cần chú ý khi trẻ có các triệu chứng của viêm màng não như căng cứng cổ
Triệu chứng viêm màng não ở người lớn và trẻ trên 2 tuổi
Các triệu chứng xảy ra ở người lớn gồm:
- Đau đầu dữ dội đột ngột.
- Sốt cao đột ngột.
- Gáy cứng (kích thích màng não)
- Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng lơ mơ hoặc mê man.
- Đau cơ đau khớp.
- Ù tai.
- Phát ban trên da.
- Xuất hiện những cơn động kinh.
- Sợ ánh sáng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
Đặc biệt, gáy cứng là một dấu hiệu đặc trưng của viêm màng não. Đây là biểu hiện chống lại việc gập cổ một cách thụ động hoặc thậm chí là chủ động. Gáy cứng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm màng não
Hiện nay, để chẩn đoán viêm màng não các bác sĩ thường dùng một số phương pháp sau:
- Chọc dịch não tủy: Đây là một thủ thuật an toàn giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Ở những người bị viêm màng não, nồng độ glucose trong dịch não tủy thường thấp hơn mức bình thường trong khi số lượng bạch cầu và protein tăng. Nếu nghi ngờ viêm màng não do virus, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm DNA (phương pháp PCR) để xác định nguyên nhân cụ thể từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể chỉ định nuôi cấy máu để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh (nếu có) và đưa ra hướng điều trị hợp lý.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy tình trạng tổn thương màng não, các khu vực bị ảnh hưởng.
Xét nghiệm dịch não tủy là phương pháp chẩn đoán cho độ đặc hiệu cao
Sau khi xác định được nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Viêm màng não do vi khuẩn cần điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh phổ rộng và chuyển sang dùng kháng sinh đặc hiệu với từng loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc chống viêm, hạ sốt, lợi tiểu,...để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Vì viêm màng não là tình trạng viêm cấp tính và diễn biến bệnh nhanh nên người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa và được theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Các biện pháp phòng ngừa viêm màng não
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm màng não là tiêm vacxin từ nhỏ. Bên cạnh đó, thực hiện lối sống khoa học, giữ gìn vệ sinh và tăng cường sức đề kháng cũng góp phần phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Tiêm chủng vacxin phòng ngừa viêm màng não
Tiêm chủng vacxin viêm màng não theo đúng liệu trình giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay thì có nhiều dòng vacxin có thể kể đến một số dòng như:
- Vacxin phòng ngừa viêm màng não mô cầu nhóm AC, BC.
- Phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn phế cầu: Vacxin Synflorix, Prevenar 13.
- Phòng HIB: Phối hợp 5 trong 1 Pentaxim, Quinvaxem, 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim.
- Phòng viêm não Nhật Bản B: Vacxin Jevax và Imojev.
Tiêm chủng vacxin giúp phòng ngừa hiệu quả viêm màng não
Thực hiện lối sống khoa học
Có một lối sống sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn có được một sức khỏe tốt cũng như phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh viêm màng não.
Chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc viêm màng não:
- Rửa tay: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ở nơi công cộng đông người hoặc sau khi tiếp xúc với động vật. Rửa tay đúng cách giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hiệu quả.
- Thực hành tốt vệ sinh: Không dùng chung đồ uống, thức ăn, ống hút, dụng cụ ăn uống hoặc các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, son môi… với người khác.
- Giữ gìn sức khỏe: Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ đạm, vitamin và khoáng chất.
- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi và đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
- Ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ mắc viêm màng não do vi khuẩn, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
>>> Xem thêm: Thuốc bổ thần kinh tốt nhất hiện nay là loại nào? Xem ngay!
Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa viêm màng não
Bên cạnh việc thực hiện lối sống khoa học, sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng được nghiên cứu có hiệu quả phòng ngừa viêm màng não và các di chứng nguy hiểm của bệnh.
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2002 cho thấy, hoạt chất huperzine A có trong thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, làm giảm tổn thương oxy hóa do các gốc tự do và peptit amyloid.
Thạch tùng răng giúp phục hồi di chứng sau viêm màng não
Ngoài ra huperzine A còn giúp tăng cường tái tưới máu, hồi phục chức năng não bộ và cải thiện các di chứng não sau viêm màng não. Do đó, nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên có chứa thạch tùng răng để hỗ trợ phòng ngừa cũng như phục hồi sau viêm màng não.
Viêm màng não có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, việc bổ sung thêm kiến thức về bệnh như triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa,.. là cực kì cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về viêm màng não, đừng quên để lại câu hỏi, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp ngay.