Bị thiếu máu não nên ăn gì cho tốt, giúp tăng lượng máu lên não?
Việc nắm được thông tin bị thiếu máu lên não nên ăn gì và kiên trì bổ sung vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các triệu chứng khó chịu có thể được cải thiện, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát trong tương lai.
Vậy người bệnh thiếu máu não nên ăn gì? Chuyên gia gợi ý cho bạn những loại thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu sắt giúp tăng khả năng tạo máu
Chắc chắn rằng đây là nhóm thực phẩm đầu tiên cần được nhắc đến khi hỏi thiếu máu não nên bổ sung gì? Với khả năng tăng cường tạo máu, các thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cải thiện đáng kể lưu lượng máu não, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh và đảo ngược tiến trình suy giảm nhận thức.
Những thực phẩm phổ biến nhất thuộc nhóm này bao gồm hải sản, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, thịt vịt, thận, tim, thịt lợn, thịt bò, thịt bê,…
Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thực phẩm giàu cholesterol xấu, có thể gây máu nhiễm mỡ và xơ vữa mạch, làm cản trở dòng máu về não. Vì thế, người bệnh nên ăn với liều lượng vừa phải và không nên lạm dụng, tránh tiền mất tật mang.
Thực phẩm giàu chất tạo máu là một trong những câu trả lời cho vấn đề thiếu máu não nên ăn gì
Các loại rau lá xanh
Đa phần các loại rau lá xanh đều chứa nhiều vitamin K, folate, beta carotene và vitamin B - những dưỡng chất không thể thiếu giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Đồng thời, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nhóm thực phẩm này giúp cải thiện triệu chứng thiếu máu não, làm chậm tiến trình lão hóa gây suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Một số loại rau lá xanh mà người bệnh thiếu máu não nên bổ sung bao gồm: Cải xoăn, rau chân vịt, cải bó xôi, rau cần tây, súp lơ xanh, rau diếp (xà lách), rau bina,…
>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, lạc, đậu tương, bột mì, vừng,… cũng là một đáp án của câu hỏi người bị thiếu máu lên não nên ăn gì. Thành phần giàu vitamin (đặc biệt là vitamin E) giúp chống oxy hóa và chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường chức năng não bộ, cải thiện lưu thông máu về não.
Trái cây giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não
Với thành phần flavonoid, vitamin và khoáng chất, nhiều loại trái cây giúp tăng lưu lượng máu não, cải thiện chức năng não bộ, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ. Vì thế, nhóm thực phẩm này rất cần thiết cho người bị thiếu máu não.
Tốt nhất, bạn nên luân phiên thay đổi các trái cây nói chung và củ quả mọng nói riêng như dâu tây, việt quất, bí ngô, cà rốt, lựu, mâm xôi, nho đen khô, mận, cherry, táo, dưa hấu, quả mơ, bưởi, kiwi, cam… Không nên ăn quá nhiều một loại trái cây trong ngày và liên tục trong thời gian dài.
Bị thiếu máu não nên ăn trái cây gì là băn khoăn của nhiều người bệnh
Thực phẩm chứa chất béo tốt
Chắc hẳn nhiều người bệnh đều ngạc nhiên khi hỏi bị thiếu máu lên não nên ăn gì và nhận được câu trả lời là thực phẩm chứa chất béo tốt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ rằng các loại chất béo tốt như omega-3, chất béo không bão hòa giúp cải thiện đáng kể lưu thông máu về não, phòng ngừa tổn thương não bộ, tăng khả năng nhận thức và tư duy, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở người thiếu máu não.
Những thực phẩm giàu chất béo tốt mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gồm cá béo như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá minh thái, cá trích, cá mòi hay các loại hạt (óc chó, hạt lanh), quả bơ, dầu thực vật,...
Trường hợp bạn muốn sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất béo tốt thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và liệu trình thích hợp để đảm bảo hiệu quả, tránh rủi ro cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Điều trị thiếu máu não như thế nào hiệu quả, ngăn tái phát?
Đạm thực vật - Thực phẩm cho người bị thiếu máu não
Thay vì đạm động vật thì đạm thực vật là lựa chọn tốt hơn cho người bị thiếu máu não. Cụ thể, các loại đậu như đậu nành, đậu phụ, đậu đỗ,… không chỉ giàu đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà còn chứa nhiều chất oxy hóa giúp phòng ngừa tình trạng mất trí nhớ, tăng cường nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ ở người thiếu máu não.
Bị thiếu máu não không nên ăn gì để ngăn tái phát?
Nếu chỉ biết bị thiếu máu não nên ăn uống gì mà không nắm được những thực phẩm nên kiêng, người bệnh có thể đưa ra lựa chọn sai lầm, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng não bộ và tăng khả năng tái phát bệnh. Vậy bị thiếu máu lên não nên kiêng gì?
Thực phẩm giàu cholesterol
Thực phẩm giàu chất béo xấu có thể khiến bệnh thiếu máu não thêm trầm trọng
Nhóm thực phẩm này có thể gây bệnh rối loạn mỡ máu hoặc tăng huyết áp - những yếu tố nguy cơ làm xơ vữa động mạch và cản trở lưu thông máu não, từ đó dẫn đến thiếu máu não. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên cắt giảm thực phẩm giàu cholesterol xấu trong thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, nước ngọt có gas, mỡ động vật… khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Các loại chất kích thích
Các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… khiến tế bào não bị hư hỏng nghiêm trọng, khiến tình trạng thiếu máu não trở nên tồi tệ hơn. Do đó nhiều người ví các chất kích thích như “kẻ thù” của não bộ.
Thảo dược hỗ trợ cải thiện thiếu máu não hiệu quả
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì câu hỏi bị thiếu máu não nên uống gì cũng là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Ngoại trừ các thuốc tây cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thì sử dụng thảo dược đang trở thành giải pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả.
Các chuyên gia đều khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những thảo dược đã có nghiên cứu để đảm bảo tác dụng và độ an toàn, ví dụ như Thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng và cao natto...
Nổi bật nhất là nghiên cứu về thảo dược thạch tùng răng được thực hiện bởi nhóm chuyên gia người Pháp (2021) đã cho thấy khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Khi kết hợp các thảo dược trên thành bài thuốc tạo ra tác dụng tương hỗ, giúp tăng cường máu lên não, cải thiện triệu chứng thiếu máu não và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thạch tùng răng là một trong những thảo dược giúp cải thiện thiếu máu não hiệu quả đã có nghiên cứu
Bài viết này đã giúp bạn nắm rõ bị thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì, từ đó xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện triệu chứng, nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.