Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường

Thiếu máu não thoáng qua gây tình trạng chóng mặt, loạng choạng, yếu tay chân, nhìn mờ… Có hơn 40% số người bị thiếu máu não thoáng qua dẫn đến đột quỵ. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm, điều trị và phòng ngừa tình trạng này? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thiếu máu não thoáng qua là gì? Có phải là cơn đột quỵ cấp?

Thiếu máu não thoáng qua (tên tiếng Anh transient ischemic attack, gọi tắt là TIA) còn được gọi là cơn tai biến mạch máu não cục bộ thoáng qua. Các nhà khoa học gọi tình trạng này là đợt cấp rối loạn chức năng thần kinh do thiếu máu não cục bộ tạm thời. 
Khi động mạch não bị hẹp hoặc tắc nghẽn tạm thời sẽ làm giảm lượng oxy cũng như dưỡng chất cung cấp cho các tế bào thần kinh và não bộ. Từ đó gây rối loạn chức năng vùng não, ảnh hưởng tới vận động, cảm giác, ngôn ngữ và giác quan bị chi phối bởi não.

Cac-cuc-mau-dong-lam-giam-luu-luong-mau-toi-nao

Các cục máu đông làm giảm lưu lượng máu tới não

Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, người thường xuyên bị thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 20 lần bình thường. Khoảng từ 10 - 15% số người thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng tiếp theo. Hơn một nửa số trường hợp xảy ra trong 48 giờ. Do vậy, tình trạng này được coi là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tàn phế vĩnh viễn và tử vong do đột quỵ. 
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu được xử lý kịp thời, người bệnh thiếu máu não thoáng qua có thể giảm tới 80% nguy cơ đột quỵ. Như vậy, việc phát hiện các dấu hiệu sớm của cơn thiếu máu não thoáng qua rất quan trọng.

>>> Xem thêm: Điều trị thiếu máu não như thế nào hiệu quả, ngăn tái phát?

Dấu hiệu nhận biết người bị thiếu máu não thoáng qua

 

Tùy vào mức độ thiếu máu và chức năng của vùng não mà mạch máu bị tổn thương đang nuôi dưỡng, cơ thể người bệnh thiếu máu não thoáng qua có thể gặp phải một số dấu hiệu sớm như:

  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, nặng hơn có thể ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
  • Rối loạn ngôn ngữ, khó nói, khó diễn đạt, nói ngọng.
  • Tê bì tay chân, lưỡi, cằm, mặt ở một nửa bên người hoặc cả 2 bên.
  • Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ hoặc tối sầm ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Méo miệng nhẹ, nặng hơn có thể lệch mặt.
  • Mất thăng bằng, đi đứng không vững, dễ té ngã.
  • Giảm khả năng tập trung, rối loạn nhận thức, rối loạn trí nhớ...

Cac-trieu-chung-thieu-mau-nao-dien-ra-som-dot-ngot 

Các triệu chứng thiếu máu não diễn ra sớm, đột ngột 

Có thể thấy, các dấu hiệu sớm để nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài không quá 10 phút.
Khi các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua kéo dài trên 1 giờ được xem là dấu hiệu đột quỵ. 

Nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua là sự xuất hiện các cục máu đông trong động mạch não, làm giảm hoặc tắc nghẽn tạm thời sự cung cấp máu lên não. Sau một thời gian ngắn, các cục máu đông bị phá hủy hoặc di chuyển đi nơi khác, máu trong lòng mạch sẽ lưu thông bình thường trở lại. Lúc này, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và biến mất.
Như vậy, những đối tượng tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp sẽ có nguy cơ bị thiếu máu thoáng qua cao hơn. Ngoài ra, cơn thiếu máu não thoáng qua cũng có thể phụ thuộc vào một số yếu tố không thể thay đổi như:

  • Tuổi tác: Phần lớn thiếu máu não thoáng qua thường gặp ở những người cao tuổi (trên 55 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thiếu máu não thoáng qua ở người trẻ tuổi dần tăng lên do lối sống, ăn uống kém khoa học.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình từng có thành viên bị thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ thì nguy cơ bạn và các thành viên khác mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc thiếu máu não thoáng qua cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nguy cơ gặp biến chứng và tử vong của nữ giới mắc bệnh lại cao hơn.
  • Tiền sử đột quỵ: Nguy cơ tái phát ở người có tiền sử thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ trước đó cao hơn từ 10 - 20%.

Con-thieu-mau-nao-thoang-qua-thuong-gap-o-nguoi-tren-55-tuoi

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp ở người trên 55 tuổi

Cách xử trí và phòng ngừa thiếu máu não thoáng qua

Để phòng ngừa và điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua hiệu quả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá nguy cơ bệnh dựa trên tiền sử, các dấu hiệu lâm sàng, kết quả kiểm tra cận lâm sàng,… Từ đó xây dựng phác đồ điều trị, kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái phát phù hợp với từng trường hợp.

Cách xử trí cơn thiếu máu não thoáng qua

Nguyên tắc điều trị thiếu máu não thoáng qua chủ yếu là can thiệp hoặc loại bỏ nguyên nhân để ngừa tái phát hoặc ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra. Do vậy, phác đồ bao gồm thuốc điều trị/kiểm soát nguyên nhân kết hợp sử dụng aspirin và thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Trong trường hợp mạch máu bị tắc nghẽn lên tới 70%, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật can thiệp mở mạch máu và loại bỏ cục máu đông.

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tăng cường trí nhớ bạn không nên bỏ lỡ!

Điều trị kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái phát bệnh

Để phòng ngừa biến chứng hay nguy cơ tái phát cơn thiếu máu não thoáng qua, việc kiểm soát bệnh lý nền, sử dụng thực phẩm hỗ trợ và thay đổi lối sống là điều cần thiết. 
Những bệnh nhân bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, tiểu đường, tim mạch,... cần uống thuốc duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh béo phì cần kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ tai biến. 
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, tốt cho não bộ cũng rất quan trọng. 
Trong một nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Pháp năm 2021, N Callizot và các cộng sự đã phát hiện ra hoạt chất Huperzine A được phân lập từ cây thạch tùng răng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nguy cơ tái phát, hạn chế biến chứng ở người bệnh thiếu máu não cục bộ thoáng qua. 

Hoat-chat-Huperzine-A-hieu-qua-trong-phong-ngua-thieu-mau-nao-thoang-qua

Hoạt chất Huperzine A hiệu quả trong phòng ngừa thiếu máu não thoáng qua

Cụ thể, hoạt chất này giúp chống lại sự oxy hóa của các tế bào thần kinh, loại bỏ gốc tự do, hỗ trợ làm giảm tổn thương não do thiếu oxy gây ra. Từ đó giúp cải thiện, làm giảm nhẹ các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tai biến, đột quỵ ở người bệnh thiếu máu não thoáng qua. 
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, Huperzine A có hiệu quả hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ phá hủy các cục máu đông cao hơn khi kết hợp với đinh lăng, thiên ma, cao natto... Do vậy, sử dụng Huperzine A còn giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu não thoáng qua ở người cơ nguy cơ cao.
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nước ta. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi có triệu chứng bất thường. Nếu còn thắc mắc về tình trạng bệnh, hãy để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp ngay.

Bình luận