Trước khi tìm hiểu cách điều trị, bạn cần biết bệnh thiếu máu não là gì? Thực chất, đây là tình trạng suy giảm lưu lượng máu về não, khiến tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng.
Bệnh lý thiếu máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Vì thế, việc phát hiện và điều trị thiếu máu não càng sớm càng tốt là cực kỳ quan trọng.
Bệnh thiếu máu não có chữa khỏi được không?
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa thiếu máu não khỏi hoàn toàn mà chỉ dừng ở mức cải thiện triệu chứng và tăng lưu lượng máu não.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bệnh này có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
>>> Xem thêm: Tai biến mạch máu não - Tất cả thông tin quan trọng nhất
Cách điều trị thiếu máu não phổ biến hiện nay
Mục tiêu cần đạt khi điều trị thiếu máu não là tăng lưu lượng máu về não và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tái phát. Để đáp ứng mục tiêu này thì thuốc điều trị thiếu máu lên não và phẫu thuật là 2 phương pháp chính đang được các bác sĩ sử dụng trên lâm sàng.
Thuốc điều trị thiếu máu não
Sử dụng thuốc tây y là cách điều trị bệnh thiếu máu não thông dụng
Hiện nay, các loại thuốc chữa thiếu máu não được sử dụng chủ yếu để kiểm soát triệu chứng bằng cách cải thiện lưu lượng máu về não.
Theo phác đồ điều trị thiếu máu não của Bộ Y tế, một số loại thuốc sau sẽ được chỉ định cho người bệnh:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, Dipyridamole, Clopidogrel, Warfarin,… Nhóm thuốc điều trị thiếu máu não này thường được chỉ định cho người bị xơ vữa mạch máu hay có huyết khối gây tắc mạch.
- Thuốc làm tan cục máu đông: Thuốc tiêm tĩnh mạch Alteplase (tPA),...
- Thuốc giúp tăng lưu lượng máu não: Cinnarizin, Cerebrolysin,… thường dùng điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua.
- Thuốc giúp tăng chuyển hóa oxy và glucose tại não bộ: Piracetam, Ginkgo biloba,… giúp cải thiện triệu chứng thiếu máu não như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc trị thiếu máu não với mục đích phòng tái phát. Ví dụ như các statin để điều trị thiếu máu não do rối loạn mỡ máu, thuốc huyết áp…
Trên thực tế, không có thuốc điều trị thiếu máu não tốt nhất, chỉ có loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Vì thế, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc chữa thiếu máu não đúng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách chữa trị thiếu máu não cho những trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc tạo hình động mạch thông qua đặt stent có thể được chỉ định để điều trị bệnh thiếu máu não cục bộ. Phương pháp này phù hợp với người bị thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh từ 50-99% hoặc có nguy cơ đột quỵ cao.
Những giải pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả nhất
Ngoài tuân thủ đơn thuốc chữa thiếu máu não hay phẫu thuật thì những giải pháp hỗ trợ bằng thảo dược, chế độ ăn và lối sống cũng vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tránh tái phát.
>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên chủ quan
Thảo dược giúp hỗ trợ tuần hoàn não
Từ lâu, việc sử dụng thảo dược được xem như một giải pháp quan trọng hỗ trợ người bệnh điều trị thiếu máu não tại nhà.
Nổi bật trong số đó là các thảo dược: Thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng, cao natto. Thạch tùng răng đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường chức năng não bộ trong báo cáo của nhà khoa học người Pháp Callizot.
Đặc biệt, khi kết hợp với nhau, 4 thảo dược trên đem lại tác động toàn diện, vừa giúp tăng lưu lượng máu từ ngoài về não, vừa cải thiện dẫn truyền nội tại của não bộ. Chính tác động “trong-ngoài” đã giúp 4 thảo dược này trở thành giải pháp hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu não đầu tay của nhiều chuyên gia.
Sử dụng thảo dược là giải pháp hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu lên não hiệu quả
Ăn gì khi thiếu máu não?
Chế độ dinh dưỡng khoa học được nhiều chuyên gia đánh giá là phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu não tại nhà hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu não bạn nên tham khảo:
- Thực phẩm giàu sắt: Giúp hỗ trợ cơ thể tạo máu, ví dụ như thịt bò, cải bó xôi, bông cải xanh, rau cần tây, bí ngô, cà rốt, lựu, nho đen khô, quả mận, chà là, táo, chuối,…
- Thực phẩm giàu folate: Giúp tăng cường hấp thu sắt và cung cấp chất tạo máu cho cơ thể (dâu tây, quả mâm xôi).
- Thực phẩm giàu chất béo tốt như: Cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá mòi, tảo biển, sữa bò,… giúp tăng cường hoạt động của não bộ.
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Bổ sung đa dạng các loại rau có lá màu xanh đậm và trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, cà chua,… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe toàn trạng cho người bệnh.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Giúp giảm triệu chứng do thiếu máu não gây ra như căng thẳng, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt (việt quất, trà xanh).
Đồng thời, để duy trì hiệu quả điều trị thiếu máu lên não lâu dài, người bệnh cũng nên cắt giảm bớt những thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu và chất kích thích. Điển hình là da, mỡ và nội tạng động vật, thức ăn nhanh, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị thiếu máu não
Các bài tập giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc luyện tập thể dục thể thao và xây dựng lối sống lành mạnh cũng là cách trị thiếu máu não tại nhà hiệu quả. Chỉ cần tối thiểu 30 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày là bạn đã giúp việc lưu thông máu về não thuận lợi hơn.
Các bài tập cải thiện thiếu máu não hiệu quả mà đơn giản gồm đi bộ, chạy bộ, nhảy, yoga, dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội, tập thở, khí công, xoa bóp, bấm huyệt,…
Ngoài việc tập thể dục, bạn cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế stress, ngủ tối thiểu 7 tiếng/ngày. Tư thế ngủ cho người thiếu máu não tốt nhất là nằm ngửa, dùng gối cao khoảng 15-20cm.
Thiếu máu não điều trị bao lâu?
Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà thời gian điều trị bệnh thiếu máu não cũng khác nhau. Với người bệnh nhẹ có thể chỉ cần uống thuốc theo đơn trong khoảng 1 tháng nhưng trường hợp phải phẫu thuật điều trị thiếu máu não cục bộ thì sẽ cần thời gian lâu hơn.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về cách điều trị thiếu máu não cũng như giúp bạn định hướng được bản thân phải làm gì để sớm cải thiện hay tránh tái phát bệnh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.