5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên chủ quan

Nguyên nhân thiếu máu não thường xuất phát từ những bệnh lý nguy cơ cao như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Bệnh cũng có thể gặp ở người trẻ do lối sống, thói quen sinh hoạt/làm việc không khoa học. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nhận biết 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng tai biến mạch máu não (đột quỵ) bạn không nên chủ quan.

Thiếu máu não là gì? Các dấu hiệu nhận biết 

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não khiến các tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết. Từ đó, các tế bào não và thần kinh bị thiếu năng lượng, gây ra các rối loạn cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh trung ương. Hậu quả là người bệnh có thể gặp một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau đầu: Đây được coi là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu não. Người bệnh thường bị đau đầu âm ỉ, cảm giác nặng trong đầu. Cơn đau có xu hướng nặng hơn lúc chuyển động đầu, suy nghĩ nhiều hay khi mới thức dậy. 
  • Hoa mắt, chóng mặt: Người thiếu máu não thường dễ bị chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng dẫn đến té ngã, gây ra các tổn thương khác ở chân tay, cột sống hay sọ não. Đôi khi người bệnh có cảm giác tối sầm mặt kèm theo buồn nôn, nôn ói. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân thường trằn trọc, khó ngủ lúc nửa đêm, gần sáng lại ngủ, ngày ngủ gà ngủ gật.
  • Giảm thính lực, thị lực: Nguyên nhân thiếu máu não do các mảng xơ vữa mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan ở tai, mắt gây ù tai, nghe kém, nhìn mờ…
  • Suy giảm trí nhớ, mệt mỏi: Các tế bào não thiếu oxy làm giảm chức năng ghi nhớ và điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Người bệnh có thể giảm trí nhớ, mất tập trung, mệt mỏi, uể oải…
  • Rối loạn cảm giác: Một số bệnh nhân bị tê bì ở 10 đầu ngón tay, có cảm giác kiến bò, mỏi tay chân, mỏi vai gáy…

unnamed-2.webp

Đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng thiếu máu não thường gặp

>>> XEM THÊM: Bệnh đãng trí ở người già: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

Thiếu máu não có nguy cơ gây tử vong thứ 3 chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư. Bởi lẽ, não bộ là cơ quan cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương khi thiếu oxy cũng như dinh dưỡng. Chỉ sau khoảng 10 giây não không được cung cấp đủ máu, các tế bào thần kinh có thể bị rối loạn và chết không hồi phục trong 4 phút. Thiếu máu não cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến, đột quỵ. Do vậy, việc phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời, tích cực là vô cùng quan trọng với người bệnh.

Top 5 nguyên nhân gây thiếu máu não

Nguyên nhân thiếu máu não thường do mắc 1 hoặc nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp và cột sống. Cụ thể, 5 nguyên nhân thiếu máu não phổ biến nhất được các chuyên gia chỉ ra gồm:

Bệnh xơ vữa động mạch

Thường gặp nhất là bệnh lý xơ vữa động mạch cảnh. Lúc này, mạch máu của người bệnh dễ bị tắc nghẽn do có nhiều mảng xơ vữa tích tụ, khiến tuần hoàn não không thông, dẫn đến thiếu máu não.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, phần cột sống cổ sẽ hình thành các gai xương, chèn ép và cản trở máu lưu thông đến não. Chính bởi vậy, nhưng bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhìn mờ… bên cạnh tình trạng đau mỏi vùng cổ.

Bệnh tim mạch gây thiếu máu não

Những bệnh lý như hẹp/hở van tim, suy tim, loạn nhịp tim,… có thể là nguyên nhân gây thiếu máu não. Bởi lẽ, tim là cơ quan chịu trách nhiệm co bóp để đẩy máu đến các cơ quan của cơ thể, trong đó có não. Khi tim hoạt động kém do cơ tim co bóp yếu hoặc các bệnh lý tim mạch kể trên, lượng máu đến não không đủ, dẫn tới tình trạng thiếu máu não. 

>>> XEM THÊM:

Bệnh thiếu máu, tuần hoàn máu kém

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, bệnh thiếu máu, đặc biệt là thiếu hồng cầu cũng nằm trong danh sách những nguyên nhân thiếu máu não chính trong nhiều năm gần đây. Tế bào não không được cung cấp đủ oxy sẽ bị rối loạn chức năng, thậm chí hoại tử trong thời gian ngắn.

Bệnh huyết áp gây thiếu máu não

Tăng hoặc giảm huyết áp đều có thể là nguyên nhân thiếu máu não. Khi huyết áp thường xuyên tăng cao, các mạch máu nhỏ trong não phải chịu áp lực lớn, dần suy yếu và vỡ. Điều này làm tuần hoàn máu đến não bị gián đoạn, dẫn tới tình trạng thiếu máu não. Ngược lại, huyết áp thấp sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến não cũng là nguyên nhân thiếu máu não thường gặp.

Một số nguyên nhân khác

U não, dị dạng mạch máu não, co mạch bất thường, chèn ép thành động mạch từ bên ngoài, bệnh mỡ máu, béo phì hoặc các yếu tố về lối sống như nghiện bia rượu, thuốc lá... cũng có thể gây thiếu máu não.

unnamed-5.webp

Thoái hóa đốt sống cổ - Nguyên nhân thiếu máu não nhiều người bỏ qua

Ai là người có nguy cơ cao bị thiếu máu não?

Thiếu máu não có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ độ tuổi nào. Một số nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, tình trạng thiếu máu não thường tập trung ở các nhóm đối tượng sau:

  • Người trung niên và cao tuổi: Trước kia, tình trạng thiếu máu não thường gặp ở người lớn tuổi, có bệnh lý nền kèm theo.
  • Người phải lao động trí óc cường độ cao, thường xuyên bị áp lực, stress, căng thẳng.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, bệnh tim…
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá.
  • Người có lối sống kém lành mạnh: Lười vận động, thức khuya, ăn nhiều chất béo, chất đạm đường, uống nhiều bia rượu…

Bệnh thiếu máu lên não có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Não bình thường chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần tới 20% tổng lượng oxy, 25% lượng đường để cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào thần kinh hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc não rất nhạy cảm với oxy. Khi thiếu máu não, hoạt động của các tế bào thần kinh sẽ bị rối loạn ngay lập tức, gây ra hàng loạt triệu chứng bất thường của cơ thể.
Trả lời cho câu hỏi thiếu máu não có chữa được không, các chuyên ra cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị, kiểm soát nếu loại bỏ đúng nguyên nhân. Nếu người mắc chủ quan với tình trạng thiếu máu não trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Cục máu đông hoặc các tổn thương tại lòng mạch có thể gây tắc mạch hoặc vỡ mạch, xuất huyết não bất cứ lúc nào. Hậu quả là não đột ngột ngừng hoạt động, chết não trong thời gian ngắn từ vài giây đến vài phút. Tình trạng này được gọi là đột quỵ.

unnamed-4.webp

Thiếu máu não có thể dẫn tới đột quỵ và tử vong

Mỗi năm, nước ta có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ và hơn một nửa trong số đó đã tử vong. Những trường hợp may mắn sống sót sau khi được cấp cứu kịp thời đều gặp phải những di chứng nặng nề như liệt nửa người hoặc toàn thân, lệch mặt, méo miệng, giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ,... Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần điều trị và phòng ngừa thiếu máu não từ sớm để hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng có thể gặp phải, đặc biệt là đột quỵ.

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não hiệu quả

Nguyên tắc hàng đầu là phát hiện nguyên nhân gây thiếu máu não và điều trị tích cực từ sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu não, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số thuốc để tăng tuần hoàn não, cải thiện các triệu chứng thiếu máu não kịp thời.
Bên cạnh sử dụng thuốc, việc bổ sung các thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng thiếu máu não cũng đang được nhiều người lựa chọn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp (năm 2021), hoạt chất huperzine A chiết xuất từ cây thạch tùng răng có hiệu quả cao trong việc loại bỏ gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh, kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng thiếu máu não hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp với đinh lăng, thiên ma, cao natto và L-carnitine sẽ làm tăng tuần hoàn não, tăng lượng oxy cung cấp cho các tế bào thần kinh. Từ đó, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng thiếu máu não, đồng thời phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát bệnh về sau.

unnamed-3.webp

Thạch tùng răng được nghiên cứu có hiệu quả trong cải thiện thiếu máu não

Để cải thiện tình trạng thiếu máu não, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tăng cường các thực phẩm lành mạnh, hạn chế tiêu thụ chất béo no, nhiều đường,... Đồng thời kết hợp rèn luyện thể thao, kiểm soát cân nặng và điều chỉnh lối sống khoa học cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Các nguyên nhân thiếu máu não có thể đến từ những bệnh lý bên trong cơ thể hoặc do lối sống của mỗi người. Do vậy, bạn cần xây dựng kế hoạch, lối sống khoa học, hợp lý mỗi ngày. Nếu còn thắc mắc về tình trạng bệnh, hãy để lại lời nhắn, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp ngay.

Bình luận