Tai biến mạch máu não - Tất cả thông tin quan trọng nhất

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao và ngày càng phổ biến. Hiểu về bệnh sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng máu về não giảm sút nghiêm trọng, khiến tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng đột ngột trong thời gian ngắn (vài phút), cuối cùng dẫn đến não bị tổn thương hoặc mất chức năng (chết tế bào não).

tai-bien-mach-mau-nao-la-benh-ly-cuc-nguy-hiem-co-kha-nang-gay-tu-vong-cao.webp

Tai biến mạch máu não là bệnh lý cực nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao

Xét trên một góc độ khác, tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền được xếp vào nhóm Trúng phong do hư tà tác động vào tạng phủ hoặc mất cân bằng chức năng bên trong cơ thể (hỏa thịnh, phong dương, đởm nhiệt). 

Nguyên nhân tai biến mạch máu não là gì?

Biết được tại sao bị tai biến mạch máu não là cực kỳ quan trọng, giúp người bệnh có cách điều trị phù hợp và chủ động phòng ngừa tái phát về sau.

Tắc và/hoặc vỡ mạch máu não là 2 nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não hàng đầu. Trong đó, bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi thường do sự xuất hiện của mảng xơ vữa hay huyết khối gây tắc mạch. Ngược lại, tai biến mạch máu não ở người trẻ lại do vỡ mạch máu não, thường có tỷ lệ tử vong cao, khó hồi phục.

Một số yếu tố nguy cơ có thể trở thành nguyên nhân của tai biến mạch máu não là tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, nghiện bia rượu, lười vận động…

Phân loại tai biến mạch máu não

Có nhiều cách phân loại bệnh tai biến mạch máu não như:

- Theo thể bệnh lâm sàng:

  • Xuất huyết não: Vỡ mạch máu khiến máu tràn ra mô não và gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
  • Nhồi máu não: Do tắc mạch máu khiến tế bào não bị chết dần và hoại tử.

- Theo mức độ bệnh:

  • Tai biến mạch máu não nhẹ (thiếu máu não thoáng qua hay tai biến mạch máu não thoáng qua): Phục hồi nhanh trong vài phút đến vài giờ, không để lại di chứng liệt.
  • Tai biến mạch máu não nặng: Thường để lại di chứng nặng nề

xuat-huyet-nao-va-nhoi-mau-nao-la-hai-the-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Xuất huyết não và nhồi máu não là hai thể tai biến mạch máu não

Triệu chứng điển hình của tai biến mạch máu não

Tùy thuộc vào vùng não bộ bị tổn thương mà người bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu nắm được những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, tránh bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị.

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo tình trạng thiếu máu não. Gần như tất cả các trường hợp bị tai biến mạch máu não đều đau đầu đột ngột và ngày càng dữ dội theo từng cơn, có thể kèm theo khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh, ù tai... 

Liệt hoặc méo một bên mặt, khuôn mặt buồn rầu

Đây là triệu chứng tai biến dễ nhận biết nhất, xảy ra do tế bào não bị thiếu oxy và tổn thương, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh tại cơ mặt. Lúc này, nụ cười của người bệnh trở nên lõm một phần và khiến khuôn mặt bị xệ xuống.

Khó cử động hoặc liệt cánh tay

Sự suy giảm lượng máu nuôi não khiến khả năng vận động cánh tay của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng một bên tay không thể giơ lên cao hoặc luôn buông thõng, không thể cầm nắm đồ vật. 

Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy cánh tay hơi tê dại, khó cử động, sau đó có thể bị liệt và hoàn toàn mất khả năng vận động cánh tay.

Liệt một phần cơ thể, liệt nửa người

Đây là dấu hiệu ở giai đoạn muộn và cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra sau khi liệt cánh tay, khiến người bệnh không thể điều khiển các bộ phận theo ý muốn, khó đi lại, đứng không vững, thậm chí dẫn đến liệt mãi mãi. 

Giảm thị lực

Xảy ra khi vùng thùy não đảm nhận chức năng nhìn bị ảnh hưởng, khiến người bệnh quan sát mọi thứ trong trạng thái nhòe mờ dần. 

Người nhà có thể phát hiện triệu chứng này khi yêu cầu người bệnh mô tả một sự vật gì đó ở gần hoặc chính bản thân người bệnh có thể chủ động thông báo khi nhận thấy bất thường.

Nói lắp, nói không rõ lời, chỉ nói được câu ngắn

Thường gặp khi khu vực não bộ phụ trách chức năng nói bị thiếu máu do sự xuất hiện của cục máu đông. Người bệnh rất khó lặp lại một câu nói chính xác hoặc truyền đạt thông tin bị nhầm lẫn.

Nấc cụt 

Nấc cụt tưởng như bình thường nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến mạch máu não. Dấu hiệu này thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Khi phát hiện người bệnh có từ 3 dấu hiệu kể trên, người nhà nên nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để được hướng dẫn cách xử trí.

trieu-chung-tai-bien-mach-mau-nao-khong-dien-hinh-khien-nguoi-benh-kho-nhan-biet.webp

Triệu chứng tai biến mạch máu não không điển hình, khiến người bệnh khó nhận biết

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách. Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong và chiếm đến 11% số ca tử vong trên toàn cầu. 

Đáng buồn hơn là số lượng ca bệnh tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng dần theo thời gian, không còn tập trung nhiều ở đối tượng trung niên và cao tuổi như trước. Cụ thể, tỷ lệ tai biến mạch máu não ở Việt Nam với đối tượng trẻ hiện nay chiếm khoảng 31%.

Dù có thoát khỏi cảnh nguy hiểm, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như:

- Liệt nửa người bên trái, liệt nửa người bên phải, chết não, hôn mê…

- Rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não: Suy giảm hoặc mất chức năng của các cơ quan phụ trách nhiệm vụ nuốt thức ăn như miệng, hầu, thực quản khiến người bệnh khó nuốt, có thể kèm theo ho, sặc, chảy nước dãi…

- Rối loạn tâm thần sau tai biến mạch máu não: Người bệnh có thể bị mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, hay quên, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu, trầm cảm. 

Tai biến mạch máu não có chữa được không?

Người bị tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Bằng chứng là theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia, vẫn có khoảng 10% trường hợp đã phục hồi hoàn toàn và 25% phục hồi được phần lớn chức năng cơ thể sau tai biến.

Việc phát hiện sớm và cấp cứu đúng cách có vai trò tiên quyết trong khả năng phục hồi sau tai biến của người bệnh. Trường hợp người bệnh đã bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị thì thường tiên lượng xấu, tỷ lệ hồi phục thấp.

>>> XEM THÊM: Phục hồi chức năng sau tai biến

Điều trị tai biến mạch máu não

Tùy từng thời điểm phát hiện bệnh mà cách chữa tai biến mạch máu não cũng khác nhau và cần được vận dụng linh hoạt.

Xử trí tai biến mạch máu não tại chỗ

Ngay khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não, bạn nên nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 

“Thời gian vàng” để cấp cứu và giảm thiểu nguy cơ biến chứng với tình trạng nhồi máu não là 4-5 giờ nhưng với thể xuất huyết não chỉ được tính bằng phút. 

Hướng dẫn xử lý tai biến mạch máu não như sau:

- Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo và kê cao đầu khoảng 30 độ.

- Động viên người bệnh không nên quá lo sợ, cần điều chỉnh hơi thở thật đều đặn, hít vào sâu và thở ra chậm rãi.

- Nếu người bệnh bị nôn: Hãy đặt họ nằm nghiêng sang một bên, không nằm ngửa vì dễ bị sặc, khó thở.

- Nếu người bệnh bị co giật: Đặt một chiếc đũa hay một thanh que dài đã được quấn bông, vải mềm chắn ngang miệng người bệnh, tránh họ cắn vào lưỡi.

nam-duoc-cach-cap-cuu-khi-gap-nguoi-bi-benh-tai-bien-giup-nang-cao-ty-le-song-sot-giam-bien-chung.webp

Nắm được cách cấp cứu khi gặp người bị bệnh tai biến giúp nâng cao tỷ lệ sống sót, giảm biến chứng

>>> XEM THÊM: Bấm huyệt chữa tai biến

Điều trị tại bệnh viện

Mục tiêu điều trị tai biến mạch máu não là cải thiện lưu lượng máu về não càng sớm càng tốt và hạn chế các biến chứng xảy ra. 

Có 2 cách điều trị tai biến mạch máu não chính là:

- Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Thuốc cho người bị tai biến mạch máu não thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhẹ và được cấp cứu sớm, ví dụ như thuốc chống đông máu (Aspirin, Heparin), thuốc chống đột quỵ Clopidogrel, thuốc hạ huyết áp, thuốc mỡ máu…

- Điều trị ngoại khoa (mổ tai biến mạch máu não): Thường chỉ định với người bệnh bị xuất huyết não. 

Hỗ trợ phục hồi tại nhà

Bác sĩ có thể kê thêm một vài loại thuốc uống ngừa tai biến mạch máu não như thuốc kháng vitamin K (Sintrom, Coumadin, Previscan, Pidione).

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp với các bài tập thể dục hoặc vận động phục hồi chức năng để cải thiện hoạt động của hệ thống thần kinh và não bộ. Người thân cũng có thể hỗ trợ bằng cách xoa bóp chân tay hàng ngày để cải thiện lưu thông máu cho người bệnh, tránh bị cứng khớp.

Hiện nay, sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên giúp phục hồi chức năng não bộ và cải thiện chức năng vận động như Thạch tùng răng, Thiên ma, Đinh lăng, cao Natto cũng là một giải pháp hữu hiệu được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nghiên cứu thực hiện bởi XQ Xiao và cộng sự tại Trung Quốc (2000) đã chứng minh Huperzine A chứa trong thạch tùng răng giúp làm giảm tổn thương oxy hóa của do peptit amyloid - một nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.

Chữa tai biến mạch máu não bằng đông y bổ sung trực tiếp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, cải thiện dẫn truyền thần kinh nên giúp cải thiện triệu chứng như méo miệng, khó vận động, suy giảm trí nhớ… Quan trọng hơn, giải pháp này còn là một cách hiệu quả, giúp người bệnh phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não.

nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao-nen-lua-chon-4-thao-duoc-thach-tung-rang-thien-ma-dinh-lang-cao-natto-de-ho-tro-dieu-tri.webp

Người bị tai biến mạch máu não nên lựa chọn 4 thảo dược Thạch tùng răng, Thiên ma, Đinh lăng, cao Natto để hỗ trợ điều trị

Người bị tai biến mạch máu não kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh tai biến mạch máu não nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Nhìn chung, thức ăn cho người bị tai biến mạch máu não vẫn cần phải đáp ứng nguyên tắc đủ cân bằng, đủ dinh dưỡng và không kiêm khem quá khắc nghiệt. 

Tuy vậy, bạn lưu ý nên kiêng hoàn toàn những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia,… Hạn chế ăn mặn, các món nhiều dầu mỡ hay thực phẩm giàu cholesterol (thịt bò, thịt trâu, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh),… Dùng đạm thực vật thay vì đạm động vật. 

Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, sử dụng chất béo tốt từ thực vật. Ưu tiên các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp… Nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5-6 bữa phụ.

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não

Nếu không được kiểm soát tốt thì người bệnh hoàn toàn có thể bị tai biến mạch máu não lần 2, thậm chí là tai biến mạch máu não lần 3 trong thời gian ngắn. Hãy nhanh chóng áp dụng các lời khuyên dưới đây để chủ động ngăn ngừa tình trạng này:

  • Chủ động kiểm soát các nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, ví dụ như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao…
  • Khám tầm soát đột quỵ bằng cách chụp cộng hưởng từ MRI/MRA tại bệnh viện.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay mua thuốc khác về sử dụng, chủ động tái khám đúng hẹn.
  • Áp dụng một chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh, vận động vừa sức và kết hợp sử dụng thảo dược.

giai-phap-ket-hop-giup-ngan-ngua-bi-tai-bien-mach-mau-nao-tai-phat-hieu-qua.webp

Giải pháp kết hợp giúp ngăn ngừa bị tai biến mạch máu não tái phát hiệu quả

Một số câu hỏi liên quan về tai biến mạch máu não

Để hiểu rõ hơn về bệnh tai biến mạch máu não, hãy cùng chuyên gia của chúng tôi giải đáp cụ thể một số vấn đề được nhiều người quan tâm ngay sau đây.

Tai biến mạch máu não sống được bao lâu?

Một nghiên cứu ở Canada được thực hiện trên những người bị tai biến mạch máu não cho kết quả: 

  • 24% sống đến 80 tuổi.

  • 13,4% sống đến 70-79 tuổi.

  • 8,6% sống đến 60-69 tuổi.

  • 5,7% sống dưới 59 tuổi.

Một thống kê khác lại khẳng định 31% số người bị tai biến mạch máu não có thể sống được trên 5 năm. 

Như vậy, rất khó có thể đưa ra một con số chính xác cho câu hỏi này. Thời gian sống của người bị tai biến mạch máu não sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác, tiền sử, thời gian phát hiện, cách điều trị… 

Tai biến mạch máu não có di truyền không?

Nhiều nghiên cứu chính thống đã khẳng định tai biến mạch máu não không di truyền. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì các yếu tố nguy cơ gây bệnh lại thường mang tính chất gia đình.

Khám tai biến mạch máu não ở đâu?

Dưới đây là danh sách địa chỉ khám tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

- Tại Hà Nội: Bệnh viện 103, Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Bệnh viện 198 Bộ Công an…

- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện 115…

Tai biến mạch máu não có nên châm cứu không?

Người bệnh có thể tham khảo áp dụng châm cứu để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não dạng nhẹ nhưng cần lưu ý lựa chọn cơ sở uy tín, tránh tiền mất tật mang.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tai biến mạch máu não - bệnh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ tử vong cao, từ đó có giải pháp điều trị và phòng ngừa một cách khoa học nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về tai biến mạch máu não, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo: 
saebo.com, mayoclinic.org, nhs.uk, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Bình luận