Mất tập trung là gì? 9 biện pháp giúp cải thiện hiệu quả

Mất tập trung hay thiếu tập trung có thể đi kèm với suy giảm trí nhớ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đãng trí, hay quên, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, học tập và công việc. Để biết lý do tại sao bạn thường xuyên mất tập trung và cách để giải quyết tình trạng này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Mất tập trung là gì? Hậu quả của việc mất tập trung kéo dài

Mất tập trung là quá trình não bộ chuyển hướng sự chú ý ra khỏi vấn đề cần tập trung với các biểu hiện như:

  • Giảm hoặc khó tiếp nhận thông tin, không nhớ được điều mới xảy ra.
  • Cảm giác bồn chồn, khó ngồi yên, dễ bực tức, hay cáu gắt.
  • Giảm khả năng tư duy, gặp khó khăn khi xử lý những việc quen thuộc trước đó đã làm rất tốt, không có sự đột phá trong công việc và học tập,…
  • Giảm trí nhớ, hay quên đồ, mất đồ,…

Mất tập trung có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở đối tượng lao động trí óc như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… và người lớn tuổi. Chứng mất tập trung ở người lớn tuổi thường đi kèm với tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn hoạt động hàng ngày.

Mất tập trung không phải là bệnh, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Người mắc chứng mất tập trung thường xuyên ở trong trạng thái đầu óc trống rỗng, mơ hồ, nhớ nhớ quên quên, khó tiếp nhận và xử lý các thông tin xung quanh,… Từ đó gặp khó khăn trong việc tư duy logic, ghi nhớ, làm việc và hoàn thành các công việc đã đề ra. 

tac-hai-cua-viec-mat-tap-trung-la-su-giam-sut-chat-luong-cong-viec-va-hoc-tap.webp

Tác hại của việc mất tập trung là sự giảm sút chất lượng công việc và học tập

Nguyên nhân gây mất tập trung

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn mất tập trung. Các chuyên gia chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân chính gồm:

Các nguyên nhân bên trong gây mất tập trung

Rối loạn mất tập trung, suy giảm trí nhớ có thể xảy ra do những tổn thương bên trong ở thần kinh, não bộ. Sự tổn thương não bộ do mệt mỏi, áp lực, lo lắng quá mức, bệnh tật,… sẽ làm các liên kết thần kinh bị lỏng lẻo hoặc gián đoạn. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh dễ phân tâm, đầu óc trống rỗng, không tập trung được.

Một số bệnh lý có thể gây ra các tổn thương ở não bộ, dẫn tới tình trạng rối loạn mất tập trung, suy giảm trí nhớ như:

  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu.
  • Mất ngủ.
  • Trầm cảm, rối loạn tâm thần.
  • Thiếu máu.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Bệnh Alzheimer, còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh động kinh hay Parkinson.
  • Hội chứng Cushing, còn gọi là hội chứng rối loạn phân bố mỡ, thường gặp ở những người sử dụng thuốc corticoid kéo dài.

mat-ngu-keo-dai-lam-ton-thuong-cac-te-bao-than-kinh-khien-ban-kho-tap-trung.webp

Mất ngủ kéo dài làm tổn thương các tế bào thần kinh, khiến bạn khó tập trung

Các nguyên nhân bên ngoài gây mất tập trung

Một số tác động từ môi trường bên ngoài hay lối sống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất tập trung, đầu óc trống rỗng, chậm tư duy. Thường gặp như:

  • Sử dụng internet quá nhiều.
  • Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi.
  • Làm nhiều việc cùng lúc.
  • Tác động từ môi trường như không gian làm việc không thoải mái, ồn ào, ô nhiễm, ánh sáng quá mức, thời tiết nóng bức, khó chịu.
  • Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, lười vận động,...
  • Lạm dụng cafein.

>>> XEM THÊM: Rèn luyện sự tập trung cao độ

9 cách khắc phục hiệu quả tình trạng mất tập trung

Chứng mất tập trung có thể gây ra nhiều rắc rối, phiền toái trong cuộc sống, giảm khả năng tư duy, làm sa sút hiệu suất học tập, công việc,… Nếu kéo dài, tình trạng này có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như sa sút trí tuệ, teo não, Alzheimer...  Để khắc phục tình trạng rối loạn mất tập trung, các chuyên gia đưa ra 9 giải pháp sau:

Loại bỏ các nguyên nhân gây mất tập trung

Giải pháp hiệu quả hàng đầu để loại bỏ chứng mất tập trung khi làm việc là giải quyết nguyên nhân. Nếu bạn hay quên và mất tập trung do các vấn đề về sức khỏe, bệnh lý, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị hiệu quả. Nếu chứng mất tập trung là do sử dụng thuốc, chất kích thích, hãy ngừng sử dụng ngay các sản phẩm này và liên hệ với chuyên gia để được tư vấn.

Xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý

Thay vì thực hiện nhiều công việc cùng lúc dễ gây mất tập trung, bạn có thể thiết lập một kế hoạch làm việc với thời gian biểu hợp lý. Các công việc nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về thời gian và mức độ cần thiết. Với những công việc khối lượng lớn, bạn có thể chia thành nhiều việc nhỏ, đặt giới hạn thời gian hoàn thành và cố gắng thực hiện trong đúng khoảng thời gian đó. Điều này có thể giảm bớt sự căng thẳng, áp lực, giúp nâng cao khả năng tập trung.

xay-dung-ke-hoach-lam-viec-hop-ly-giup-tang-kha-nang-tap-trung-ghi-nho.webp

Xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ

Tạo không gian làm việc, học tập thoải mái

Tạo không gian học tập, làm việc, yên tĩnh, thoải mái là một cách để không mất tập trung hiệu quả, giúp não làm việc tối đa. Nơi làm việc của bạn nên đủ sáng, có nhiệt độ thích hợp và không xuất hiện các vật dụng dễ gây xao nhãng như điện thoại, đồ chơi, đồ ăn vặt,... 

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng. Giấc ngủ tự nhiên, lành mạnh còn giúp hạn chế sản sinh gốc tự do, ngăn ngừa các tổn thương tế bào thần kinh, bảo vệ não bộ và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Do vậy, để tránh tình trạng giảm trí nhớ, kém tập trung, bạn nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.

Tăng cường rèn luyện khả năng tập trung, ghi nhớ

Các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, sudoku, hoạt động cộng đồng, biến công việc thành sở thích sẽ giúp não bộ được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cũng có thể dành thời gian để học thêm một ngôn ngữ mới, tìm hiểu các lĩnh vực mới để nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ của bản thân.

Sử dụng thảo dược giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung

Một số loại thảo dược như thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,... được chứng minh giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao sự tập trung nhờ khả năng làm bền vững các liên kết thần kinh ở tế bào não. 

Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng mất tập trung, suy giảm trí nhớ trong thời gian dài là do sự đứt gãy các liên kết thần kinh ở tế bào não, khiến sự dẫn truyền thần kinh bị rối loạn. Điều này lý giải vì sao người bệnh thường có biểu hiện thiếu tập trung, chậm tư duy, nhớ nhớ quên quên, nặng hơn có thể giảm hoặc mất trí nhớ.

mot-so-thao-duoc-quy-giup-tang-cuong-tri-nho-su-tap-trung-hieu-qua.webp

Một số thảo dược quý giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung hiệu quả

Các hoạt chất có trong thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,… giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường dẫn truyền, làm bền vững liên kết thần kinh và chống gốc tự do. Từ đó, giúp tăng cường chức năng của não bộ, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung. Nghiên cứu tại Trung Quốc (2000) đã chứng minh Huperzine A chứa trong thạch tùng răng giúp làm giảm tổn thương oxy hóa của do peptide amyloid - một nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.

Giải tỏa căng thẳng

Chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý về những vấn đề bạn đang lo lắng để tìm giải pháp xử lý ổn thỏa sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, stress. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế sự xao nhãng, thiếu tập trung khi làm việc.

Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện hiệu quả các triệu chứng suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Bạn nên xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, tăng cường các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin B, C, A, D,… uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng sẽ làm giảm tổn thương đến não bộ, cải thiện sự tập trung lâu dài.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để thư giãn đầu óc, tăng cường oxy lên não, cải thiện tuần hoàn, giúp não bộ được cung cấp nhiều dưỡng chất, hạn chế suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung.

Ngồi thiền

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi thiền hoặc thực hiện một số động tác yoga đơn giản có thể giúp não bộ khỏe mạnh, tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ. Bên cạnh đó, thường xuyên ngồi thiền còn giúp bạn thoải mái tinh thần, có cảm giác thư giãn, hạnh phúc, nhờ đó, tăng hiệu quả học tập, làm việc, ngăn ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ về sau.

Mất tập trung có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và tìm được giải pháp hiệu quả để luôn có một tinh thần thoải mái, tỉnh táo, minh mẫn. Nếu còn băn khoăn về tình trạng mất tập trung, suy giảm trí nhớ, bạn hãy liên hệ ngay chuyên gia để được giải đáp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26040282/

https://www.healthline.com/health/mental-health/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10956426/

Bình luận