Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ (chứng hay quên) là tình trạng hay gặp ở người già, do chức năng ghi nhớ của não bộ giảm sút hoặc quá trình dẫn truyền thông tin về vỏ não bị ngưng trệ. Người bị suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hay quên những điều vừa mới xảy ra và cả sự kiện trong quá khứ.
Hiện nay, chứng suy giảm trí nhớ không chỉ xuất hiện ở người già mà còn ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Theo thống kê, có khoảng 85% số người dưới 50 tuổi gặp phải ít nhất một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm khoảng 20 - 30%, phần còn lại thuộc độ tuổi trung niên.
Suy giảm trí nhớ là xuất hiện ở người già lẫn người trẻ tuổi
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Giới khoa học đã chứng minh rằng, suy giảm trí nhớ là hậu quả của sự thoái hóa hoặc rối loạn trong cách thức hoạt động của tế bào thần kinh ở não bộ và chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine,... bởi một số nguyên nhân sau:
Tuổi tác gây suy giảm trí nhớ
Đây có thể coi là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ ở người già. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh ở não bộ bị phá hủy. Do đó, càng lớn tuổi con người càng khó khăn trong việc tiếp thu và ghi nhớ thông tin.
Căng thẳng, stress, trầm cảm
Khi gặp nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống khiến tâm trí bạn căng thẳng, lo lắng. Điều này có thể khiến thần kinh ở não bộ bị kích thích quá mức, làm bạn khó tập trung, dễ bị phân tán tư tưởng và ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ.
Thiếu ngủ làm giảm trí nhớ
Thiếu ngủ cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở cả người già lẫn người trẻ. Giấc ngủ là thời gian để các tế bào và mô được phục hồi, để cơ thể cũng như tâm trí của bạn luôn khỏe mạch. Bên cạnh đó, khi ngủ sẽ tạo ra sóng não, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ ký ức của não bộ. Vì vậy, để cải thiện trí nhớ thì cần dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày cho giấc ngủ.
>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên chủ quan
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây suy giảm trí nhớ, bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống lo âu, thuốc giãn cơ,...
Sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kính thích
Đồ uống chứa cồn cũng như các chất kích thích có thể phá hủy các tế bào thần kinh. Đồng thời việc uống quá nhiều rượu cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 cung cấp năng lượng cho các tế bào thần kinh ở não bộ. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông oxy lên não, khiến trí nhớ kém đi.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, các món chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia,… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây ảnh hưởng tới hoạt động não bộ và làm suy giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin B1 và B12 trong chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Bởi loại vitamin này có chức năng sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người.
Các bệnh lý làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ
Các bệnh lý như suy giáp, viêm não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não cũng là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.
Dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ
Có thể nhận biết một người bị suy giảm trí nhớ thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Kém tập trung, thường xuyên lơ đãng trong công việc, học tập,…
- Khó khăn để ghi nhớ thông tin mới.
- Người bệnh có thể quên ngay những gì vừa nghe, những điều bản thân dự định làm.
- Bị lạc ở những địa điểm rất quen thuộc hoặc không thể nhớ làm cách nào để đến được nơi đó.
- Quên đi vị trí của một số đồ vật mà bệnh nhân thường để ở những nơi quen thuộc.
- Khả năng tư duy, nhìn nhận, đánh giá sự việc kém đi.
- Nhắc đi nhắc lại một câu nói, quên đi một số từ ngữ đơn giản.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng người bệnh thay đổi thất thường, khó kiểm soát được hành vi.
- Khó khăn trong việc tính toán và sử dụng các con số.
Người bị suy giảm trí nhớ thường hay quên những chuyện xảy ra trong quá khứ
Hậu quả của suy giảm trí nhớ
Tình trạng suy giảm trí nhớ kéo dài, nếu không có biện pháp cải thiện hiệu quả bệnh có thể tiến triển xấu đi dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là:
- Hiệu suất làm việc giảm sút
Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng rất rõ ràng đến hiệu suất học tập và công việc do khả năng tư duy, tập trung của bệnh nhân kém đi, không thể xử lý được công việc một cách hiệu quả.
- Hội chứng sa sút trí tuệ
Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ, trung bình sau 3 năm sẽ chuyển thành hội chứng sa sút trí tuệ với các biểu hiện như: Khả năng ghi nhớ kém, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động,…
Tình trạng sa sút trí tuệ tiến triển nặng khiến bệnh nhân mất dần khả năng nhận thức, tư duy dẫn đến không thể tự chăm sóc cá nhân.
- Bệnh Alzheimer
Theo các chuyên gia, khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh Alzheimer. Đây là căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ cũng như các chức năng nhận thức, tư duy,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc và gia đình. Người bệnh Alzheimer có thể tử vong sau khoảng 8-10 năm nếu không được điều trị đúng cách.
- Bệnh teo não
Suy giảm trí nhớ sau một thời gian sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ, gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với não bộ như như teo não, sang thương mạch máu, tổn thương chất trắng, giãn não thất trong MRI não,…
- Bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh xảy ra do sự thoái hóa của hệ kinh trung ương làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền dopamine và ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động của cơ thể. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng điển hình như run, tăng trương lực cơ, chậm chạp và mất ổn định tư thế.
>>> Xem thêm: Các thông tin về hội chứng mất trí nhớ tạm thời bạn nên biết
Biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Nếu bạn hay người thân xuất hiện các dấu hiệu của suy giảm trí nhớ thì hãy thực hiện một số biện pháp dưới đây để có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Người bệnh cần làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ?
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị suy giảm trí nhớ nên có một chế độ ăn uống khoa học và tuân theo những nguyên tắc sau:
- Hạn chế đường: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ kém và giảm khối lượng não, đặc biệt là ở vùng não lưu trữ trí nhớ ngắn hạn.
- Bổ sung dầu cá: Dầu cá chứa hàm lượng lớn axit béo omega-3. Chất béo này có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe và đã được chứng minh giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.
- Bổ sung thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa: Trong trái cây, rau củ có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, do đó cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Đối với người có dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ, việc xây dựng một lối sống lành mạnh có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh, bao gồm:
- Rèn luyện trí não
Người bị suy giảm trí nhớ có thể chơi giải ô chữ, những trò chơi liên quan đến rèn luyện trí não hay tham gia các hoạt động tập thể,… Những hoạt động này giúp người bệnh luôn giữ đầu óc minh mẫn, tỉnh táo và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Rèn luyện trí não giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
- Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để cải thiện trí nhớ của bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ.
- Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn cũng có thể cải thiện tình trạng trí nhớ kém, đồng thời còn giúp nâng cao sức khỏe cho người bị suy giảm trí nhớ. Người bệnh có thể luyện tập 3 – 4 lần/tuần các môn thể thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…
- Ngồi thiền
Thiền định có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân theo nhiều cách. Nó có tác dụng thư giãn cơ thể, đồng thời đã được chứng minh giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp và cải thiện trí nhớ.
Sử dụng các thảo dược tự nhiên
Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng thêm các thảo dược giúp cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp cho thấy, hoạt chất huperzine A chiết xuất từ thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa nguy cơ Alzheimer và suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Tác dụng sẽ được tăng thêm khi có sự kết hợp cùng các thảo dược khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto,...
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về suy giảm trí nhớ. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn ngay.