Các thông tin về hội chứng mất trí nhớ tạm thời bạn nên biết

Mất trí nhớ tạm thời là một dạng rối loạn trí nhớ khiến bạn không thể nhớ mình đang ở đâu và đã làm gì tại một thời điểm nhất định. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, gây phiền toái trong cuộc sống và công việc. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hội chứng này.

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời là gì?

Mất trí nhớ tạm thời hay mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua (tên tiếng Anh là transient global amnesia) là một dạng rối loạn trí nhớ thường gặp, khởi phát đột ngột và kéo dài từ 1 đến 8 giờ, thậm chí đến 24 giờ. Người gặp hội chứng này có thể mất một phần hoặc toàn phần ký ức trong một khoảng thời gian nhất định. Bệnh nhân thường bị mất phương hướng về thời gian, không gian, địa điểm nhưng vẫn có thể nhớ mình là ai và nhận ra những người quen biết. 

Các triệu chứng mất trí nhớ tạm thời thường khởi phát đột ngột và cải thiện dần trong khoảng vài giờ. Trong thời gian hồi phục, người bệnh thường sẽ từ từ nhớ ra các sự kiện và hoàn cảnh dẫn đến chúng. 

Hầu hết (khoảng 75%) trường hợp mất trí nhớ tạm thời, thoáng qua xảy ra ở những người từ 50 đến 70 tuổi. Hội chứng này hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi. 

nguoi-cao-tuoi-la-nhung-doi-tuong-de-bi-mat-tri-nho-thoang-qua.webp

Người cao tuổi là những đối tượng dễ bị mất trí nhớ thoáng qua

Chuyên gia cho rằng, hội chứng mất trí nhớ tạm thời không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều phiền toái, xáo trộn trong cuộc sống. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo những bệnh lý nguy hiểm ở não bộ như mất trí nhớ vĩnh viễn, động kinh, đột quỵ mà người mắc không nên bỏ qua.

>>> XEM THÊM: Cách tăng cường trí nhớ

Các triệu chứng của hội chứng mất trí nhớ tạm thời

Các dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

  • Mất phương hướng, lú lẫn về thời gian, địa điểm, không nhớ mình đã làm gì, ở đâu trong một khoảng thời gian. 
  • Nhiều người bệnh có biểu hiện lo lắng, kích động, liên tục lặp đi lặp lại những câu hỏi về các sự kiện đã diễn ra, đã được trả lời. 
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu hình ảnh trực quan, khó liên kết các sự kiện trong không gian.
  • Đặt đồ vật nhầm chỗ, quên đồ, mất đồ.
  • Mất khả năng hồi tưởng lại các bước hay sự kiện trước đó.

Người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời nhưng các chức năng về ngôn ngữ, thị giác không gian, chức năng vận động và kỹ năng xã hội vẫn bình thường. 

lu-lan-ve-thoi-gian-va-phuong-huong-la-trieu-chung-co-the-gap-o-nguoi-bi-mat-tri-nho-tam-thoi.webp

Lú lẫn về thời gian và phương hướng là triệu chứng có thể gặp ở người bị mất trí nhớ tạm thời

Nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời

Tình trạng mất trí nhớ tạm thời xảy ra khi các tế bào thần kinh không liên lạc được với nhau một cách thích hợp, dẫn đến những rối loạn về khả năng ghi nhớ và học hỏi. Dù vậy, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Một số yếu tố được cho là có khả năng làm khởi phát tình trạng mất trí nhớ tạm thời gồm:

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể do đột ngột ngâm mình vào nước lạnh hoặc nước nóng.
  • Mất trí nhớ tạm thời sau quan hệ tình dục.
  • Uống rượu quá mức.
  • Thoái hóa thần kinh.
  • Sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc kích thích quá liều.
  • Chấn thương hoặc đau đớn quá mức.
  • Căng thẳng, stress hoặc đột ngột thay đổi cảm xúc sau khi nhận một tin xấu, cãi vã, xung đột.
  • Vận động, làm việc gắng sức.
  • Hoạt động thể lực nặng, quá sức.
  • Thực hiện một số thủ thuật y tế tại đầu hoặc nghiệm pháp Valsalva…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây mất trí nhớ tạm thời, bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi có nguy cơ gặp tình trạng mất trí nhớ, suy giảm trí tuệ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Thiếu ngủ: Chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy thường gặp ở những người bị mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên.
  • Căng thẳng, lo âu, stress: Tình trạng này sẽ làm giảm khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ, từ đó gây ra những cơn mất trí nhớ tạm thời.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Bữa ăn thiếu những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của não bộ như omega-3, 6, 9, DHA… sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về não, trong đó bao gồm cả hội chứng mất trí nhớ tạm thời.
  • Tiền sử đau nửa đầu: Những người mắc phải căn bệnh này có nguy cơ bị mất trí nhớ tạm thời, sa sút trí tuệ cao hơn bình thường.

ruou-bia-lam-tang-nguy-co-khien-ban-bi-mat-tri-nho-tam-thoi.webp

Rượu bia làm tăng nguy cơ khiến bạn bị mất trí nhớ tạm thời

Mất trí nhớ tạm thời có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mất trí nhớ tạm thời thường không quá nguy hiểm, do hội chứng này có thể từ từ cải thiện và biến mất mà không gây ra bất kỳ tổn thương não bộ nào. 

Tuy nhiên, cơn mất trí nhớ tạm thời có thể cảnh báo các biến chứng về việc sa sút trí tuệ, mất trí nhớ vĩnh viễn, bệnh Alzheimer,... Do vậy nếu có những dấu hiệu bất thường của tình trạng mất trí nhớ đột ngột, người bệnh cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị mất trí nhớ tạm thời?

  • Có dấu hiệu lú lẫn, không phân biệt được những việc vừa xảy ra.
  • Không nhận biết được phương hướng.
  • Không nhận ra bản thân là ai, đến từ đâu, không nhận ra người và đồ vật quen thuộc.

Chứng mất trí nhớ tạm thời thường không gây hại nhưng có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Chẩn đoán y khoa, thăm khám bệnh là cách tốt nhất để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị tích cực.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Các phương pháp chẩn đoán chính xác hội chứng mất trí nhớ tạm thời

Để chẩn đoán xác định người bệnh mất trí nhớ tạm thời thoáng qua, chuyên gia chủ yếu dựa trên các đánh giá lâm sàng và kết quả chẩn đoán hình ảnh thần kinh.

chan-doan-mat-tri-nho-tam-thoi-bang-kham-lam-sang-va-can-lam-sang.webp

Chẩn đoán mất trí nhớ tạm thời bằng khám lâm sàng và cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thực hiện gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm máu đông.
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ sọ não.
  • Điện não đồ.

Thông thường trong 24 giờ khởi phát triệu chứng, các xét nghiệm thần kinh có thể đánh giá mức độ rối loạn não bộ gây mất trí nhớ tạm thời ở người bệnh.

Cách điều trị hiệu quả hội chứng mất trí nhớ tạm thời

Để ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ tạm thời, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế tối đa các tác nhân có thể gây hại cho não bộ. Một số giải pháp có thể giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa chứng mất trí nhớ tạm thời gồm:

Thực hiện chế độ ăn hợp lý

Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học là cách tốt nhất giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh bình thường của cơ thể cũng như não bộ. Bạn nên chú ý tăng cường những thực phẩm tốt cho não bộ và thần kinh như các loại cá hồi, cá basa, ngũ cốc, hạt óc chó,…

Đặc biệt, bạn cần tránh xa các thực phẩm gây hại cho não bộ như đồ uống có gas, bia rượu, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt,…

che-do-dinh-duong-hop-ly-giup-phong-tranh-cac-benh-ve-nao.webp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh các bệnh về não

Sử dụng thảo dược tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ

Một số loại thảo dược như thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,... được chứng minh là hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện các triệu chứng mất trí nhớ tạm thời, đồng thời bảo vệ và tăng cường chức năng ghi nhớ của não bộ. Hoạt chất Huperzine A có trong cây thạch tùng răng có tác dụng ức chế cholinesterase, ngăn chặn sự phá hủy acetylcholine - một hoạt chất cần thiết cho việc học tập và ghi nhớ. Nghiên cứu tại Trung Quốc (2000) đã chứng minh Huperzine A chứa trong thạch tùng răng giúp làm giảm tổn thương oxy hóa của do peptit amyloid - một nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng thảo dược đinh lăng, thạch tùng răng, thiên ma giúp tăng cường lưu lượng máu tới não, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện tình trạng mất ngủ, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ tạm thời, sa sút trí tuệ.

Thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp

Não bộ cần được hoạt động và nghỉ ngơi khoa học để có thể “làm việc” hiệu quả, tránh các rối loạn như mất trí nhớ thoáng qua xảy ra. Để làm được điều này, bạn nên xây dựng một kế hoạch làm việc, sử dụng trí óc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế làm việc gắng sức, thư giãn, nghỉ ngơi khoa học để tránh các tác động căng thẳng, stress quá mức. Đặc biệt, bạn nên sắp xếp để dành thời gian ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.

ngu-du-giac-giup-bao-ve-nao-bo-khoi-nguy-co-mat-tri-nho.webp

Ngủ đủ giấc giúp bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mất trí nhớ

Việc luyện tập thể thao nhẹ nhàng, tham gia khóa học yoga, thiền hoặc câu lạc bộ nghệ thuật theo sở thích ngoài giờ làm việc cũng là cách hiệu quả để não bộ được thư giãn, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, ghi nhớ, phòng tránh các bệnh lý thần kinh.

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời chưa xác định được nguyên nhân và phương pháp điều trị đặc hiệu. Do vậy, bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, đột ngột mất trí nhớ về thời gian và không gian. Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

www.mayoclinic.org/diseases-conditions/transient-global-amnesia/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21028-transient-global-amnesia 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10956426/

Bình luận