Chứng hay quên ở tuổi dậy thì là gì?
Chứng hay quên ở tuổi dậy thì (chứng hay quên ở học sinh, suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì,…) là tình trạng suy giảm trí nhớ ở giai đoạn dậy thì (10-18 tuổi), xảy ra do những rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Hiện nay, chứng hay quên ở tuổi dậy thì đã trở thành một thực trạng đáng báo động. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy: Tại Việt Nam có đến 30% thiếu niên gặp rắc rối với vấn đề này, khiến khả năng tư duy và học tập bị giảm sút. Lâu ngày có thể gây mất trí nhớ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Các dấu hiệu của chứng hay quên ở tuổi dậy thì
Biết được các triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất:
- Không thể ghi nhớ các sự việc hay hành động xảy ra trong thời gian gần.
- Hỏi lại nhiều lần một vấn đề.
- Khả năng học tập giảm sút, hay lơ đãng trong giờ, phản ứng chậm chạp.
- Mệt mỏi, stress, lo lắng, bất an, giấc ngủ chập chờn, mất ngủ, cảm giác thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng trên. Vì thế, nếu có nghi ngờ, cha mẹ nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Tình trạng hay quên ở tuổi dậy thì khiến trẻ khó ghi nhớ các sự việc
Nguyên nhân gây ra chứng hay quên ở tuổi dậy thì
Chứng hay quên ở tuổi dậy thì có thể do bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là:
Do thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn dậy thì, sự gia tăng các loại hormon trong cơ thể kích thích quá mức hoạt động của não bộ, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ thường có cảm xúc thất thường, lúc nhớ lúc quên.
Do lối sống thiếu lành mạnh
Việc sử dụng chất kích thích, ngủ không đủ giấc, lười vận động thể dục thể thao hay lạm dụng thiết bị thông minh là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hay quên ở học sinh. Cụ thể:
- Chất kích thích từ lâu đã được chứng minh có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng não bộ, khiến việc ghi nhớ hay tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn.
- Các chuyên gia thường khuyến cáo, trẻ em trong độ tuổi dậy thì cần trung bình 8-10 tiếng để ngủ mỗi ngày. Thiếu ngủ trong thời gian dài làm cản trở khả năng phục hồi của tế bào não, từ đó gây suy giảm khả năng lưu trữ thông tin, khiến trẻ lúc nào cũng trong tình trạng lơ mơ, thiếu tỉnh táo.
- Lười tập thể dục không chỉ khiến lưu lượng máu lên não bị giảm sút mà còn làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị trì trệ, dẫn đến tình trạng trẻ hay quên và chậm phát triển.
Do áp lực học tập, cuộc sống căng thẳng
Hiện nay, những áp lực vô hình từ cuộc sống, gia đình, nhà trường khiến nhiều trẻ em bị căng thẳng, stress, trầm cảm. Điều này khiến não bộ quá tải, làm trẻ em gặp khó khăn trong ghi nhớ sự việc, giảm tốc độ phản ứng hay khả năng tư duy.
Do bệnh lý khác
Tình trạng hay quên ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện thứ phát do một bệnh lý khác gây thiếu oxy lên não như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, teo não, viêm não, thoái hoá não, suy giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),...
Do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp,… có thể là nguyên nhân gây ra chứng hay quên ở tuổi dậy thì. Đây đều là những thuốc gây ức chế thần kinh trung ương, khiến bộ não mất tỉnh táo và không thể hoàn thành việc tiếp nhận hay dẫn truyền thông tin.
Thận trọng với một số loại thuốc gây chứng hay quên ở tuổi dậy thì
Do thiếu hụt các vitamin nhóm B
Sự thiếu hụt các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 và vitamin B12 gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, dẫn đến chứng hay quên ở lứa tuổi thiếu niên.
>>> XEM THÊM: Mất tập trung là gì? 9 biện pháp giúp cải thiện hiệu quả
Các cách khắc phục chứng hay quên ở tuổi dậy thì
Nếu được phát hiện sớm, có hướng xử trí phù hợp, tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì hoàn toàn có thể được cải thiện và chữa khỏi. Thông thường, cách khắc phục sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như:
- Nếu do lối sống thiếu lành mạnh:
Hướng dẫn trẻ tập thể dục đều đặn, khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng khả năng vận động, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh xa chất kích thích, hạn chế sử dụng thiết bị thông minh.
- Nếu do áp lực học tập, cuộc sống căng thẳng:
Tạo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp trẻ giải tỏa căng thẳng. Hướng dẫn trẻ cách phân bổ thời gian vui chơi và học tập hợp lý, giảm không khí căng thẳng trong gia đình, bớt đặt áp lực điểm số,…
- Nếu do bệnh lý khác:
Điều trị bệnh lý đã gây ra chứng hay quên ở tuổi dậy thì theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ như phẫu thuật lấy khối u não, dùng thuốc chữa viêm màng não, thuốc chống đông để điều trị đột quỵ…
- Nếu do tác dụng phụ của thuốc:
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc thay thế ít tác dụng phụ trên não bộ hoặc cân nhắc giảm liều, phối hợp thuốc. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm (sertraline, paroxetine), thuốc bình thần (clonazepam, bromazepam), thuốc cải thiện tuần hoàn máu não (piracetam)...
- Nếu do thiếu hụt dinh dưỡng:
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B vào chế độ ăn hàng ngày như cá hồi, rau diếp, hàu, trai, hến, đậu đen, đậu xanh, ức gà,…
Bên cạnh các giải pháp trên, nhiều nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của thảo dược thiên nhiên trong việc cải thiện chứng hay quên ở tuổi dậy thì.
Nổi bật nhất phải kể đến các thảo dược như: Thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng, cao natto. Đây đều là các thảo dược đã được chứng minh hiệu quả tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền và tăng sản xuất tiền chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia y học hàng đầu của Pháp cũng đã báo cáo rằng, chiết xuất từ thạch tùng răng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Thạch tùng răng - Thảo dược hàng đầu giúp cải thiện trí nhớ
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chứng hay quên ở tuổi dậy thì cũng như định hướng được cách điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc sống của trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng hay quên ở tuổi dậy thì, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Link tham khảo:
science.org.au, webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov