AVM não là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

AVM não hay dị dạng mạch não là tình trạng nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, suy tim, đột quỵ dẫn tới tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh này để người đọc có thể phát hiện sớm và phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh.

Khái quát về bệnh AVM não

AVM não còn gọi là dị dạng mạch não hay dị dạng động tĩnh mạch não. Đây là tình trạng nối thông bất thường giữa các động mạch và tĩnh mạch não, gây thiếu oxy, tăng áp lực thành mạch, dẫn tới vỡ và chảy máu não.
Thông thường, động mạch mang máu giàu oxy, tĩnh mạch ít oxy và giàu CO2. Các động mạch chia nhánh nhỏ đến mao mạch rồi tới mô. Tại đây, chúng trao đổi oxy và nhận CO2 từ tế bào, dẫn máu qua tĩnh mạch dẫn trở về tim.
Ở người có AVM não, hệ thống mao mạch bị thiếu hụt. Lúc này, máu sẽ lưu thông trực tiếp từ nơi có áp lực cao là động mạch tới nơi có áp lực thấp là tĩnh mạch, từ đó là tăng nguy cơ vỡ và chảy máu não. Vùng não bị thiếu hụt hệ mao mạch ít nhận được dinh dưỡng và oxy từ máu hơn. Từ đó vị trí não này sẽ trở nên bất thường, hoạt động kém dẫn tới các rối loạn chức năng vận động, cảm giác, trí nhớ, ngôn ngữ…

AVM-nao-la-tinh-trang-noi-thong-bat-thuong-giua-dong-mach-va-tinh-mach-nao

AVM não là tình trạng nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch não

Theo các thống kê, AVM não khá hiếm gặp và thường là bẩm sinh. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, hoại tử mô não, phình động mạch, tràn dịch não, suy tim sung huyết, đột quỵ, tử vong…. Người bệnh AVM não có nguy cơ tử vong tới 10%, khoảng 30 - 40% còn lại có thể gặp các di chứng về thần kinh hay vận động.
AVM não có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, phổ biến nhất là độ tuổi từ 18 - 40.

Nguyên nhân gây gây dị dạng mạch não - AVM

Hiện nay, nguyên nhân của dị dạng mạch não AVM vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh thường xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi.
Bất cứ ai cũng có thể sinh ra với bệnh dị dạng mạch não. Một số yếu tố dưới đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh AVM não cao hơn nữ giới nhiều lần.
  • Tiền sử bệnh tật: Mặc dù chưa có căn cứ khoa học khẳng định AVM não do di truyền, tuy nhiên những người được sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thường có nguy cơ bị AVM não cao hơn.

Triệu chứng nhận biết bệnh AVM não

AVM não có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bởi người bệnh thường phát hiện bệnh khi động mạch não đã bị vỡ và bị xuất huyết. Hơn một nửa số người mắc chứng dị dạng động tĩnh mạch não AVM có dấu hiệu đầu tiên là xuất huyết não. 
Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng không điển hình khác như:

  • Co giật, động kinh.
  • Đau nhức một vùng đầu hoặc toàn bộ, đau từ nhẹ đến nặng.
  • Yếu cơ hoặc tê bì tay, chân, không thể cử động hoặc mất cảm giác đối với một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Cứng miệng, khó nói, nói ngọng hoặc mất tiếng.
  • Chóng mặt.
  • Rối loạn tâm thần, ảo giác hoặc mất trí nhớ tạm thời.

>>> Xem thêm: Liệt nửa người bên phải - Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị. XEM NGAY!

Các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ đến nguy hiểm, phụ thuộc vào vị trí của dị dạng động mạch não.

Trieu-chung-AVM-nao-thuong-xuat-hien-o-do-tuoi-truong-thanh

Triệu chứng AVM não thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành

AVM não có thể làm teo, hỏng mô não theo thời gian. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ ở độ tuổi trưởng thành sớm. Khi bước sang tuổi trung niên, AVM não có xu hướng ổn định và ít gây triệu chứng hơn. 
Trường hợp AVM não nghiêm trọng có thể kể đến tĩnh mạch khiếm khuyết Galen. Căn bệnh này có thể gây sưng tĩnh mạch, nhìn thấy rõ trên da đầu, dẫn tới biến chứng suy tim sung huyết.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa biến chứng AVM não

Theo các chuyên gia, chẩn đoán phát hiện sớm AVM não là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các di chứng, biến chứng của bệnh. Dựa trên vị trí, mức độ tổn thương và độ tuổi của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả với từng người.

Phương pháp chẩn đoán AVM

Để chẩn đoán xác định AVM não, các chuyên gia thường kết hợp thăm khám lâm sàng và áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để có kết quả chính xác nhất. Một số xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định như:

  • Chụp động mạch não: Kết quả xét nghiệm này sẽ cho thấy vị trí và đặc điểm chi tiết của động mạch, tĩnh mạch vùng dị dạng. Đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất để chẩn đoán AVM não, đóng vai trò quyết định lựa chọn phương án điều trị cho người bệnh.
  • Chụp CT não: Phương pháp này sử dụng chùm tia X để tạo hình ảnh cắt ngang tại vị trí động mạch, tĩnh mạch bị dị dạng.
  • Chụp MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về não bộ của người bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm MRI, các bác sĩ sẽ có được thông tin chi tiết của dị tật và vị trí vùng chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.

Cac-phuong-phap-xet-nghiem-hien-dai-giup-chan-doan-xac-dinh-AVM-chinh-xac

Các phương pháp xét nghiệm hiện đại giúp chẩn đoán xác định AVM chính xác

Hướng điều trị bệnh

Mục tiêu của điều trị AVM não là ngăn ngừa xuất huyết và giảm thiểu tối đa di chứng cho người bệnh. Khi điều trị, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ triệu chứng, vị trí và đánh giá nguy cơ dị tật của từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị bằng thuốc hay can thiệp ngoại khoa phù hợp.

  • Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị AVM não thường là thuốc điều trị triệu chứng. Chẳng hạn: thuốc giảm đau, thuốc điều trị co giật, động kinh, thuốc chống đông máu…. Phương pháp điều trị này thường được cân nhắc áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm hoặc chưa có điều kiện về kinh tế, sức khỏe để phẫu thuật can thiệp ngoại khoa.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị AVM não phổ biến nhất. Tùy vào vị trí của AVM não, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phẫu thuật cắt bỏ, thuyên tắc nội mạch hoặc phẫu thuật SRS. Các phẫu thuật AVM não có độ khó cao, nhiều rủi ro, đòi hỏi người thực hiện có kỹ thuật chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn.

Ngoài 2 phương pháp điều trị này, với những vị trí dị dạng mạch não phức tạp hơn, các chuyên gia có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật xạ trị (hay xạ phẫu). Xạ phẫu được thực hiện bằng cách sử dụng chùm tia năng lượng để tạo sẹo và bị kín vùng dị dạng.

>>> Xem thêm: Thuốc bổ thần kinh tốt nhất hiện nay là loại nào? Xem ngay!

Phòng ngừa biến chứng AVM não

AVM não có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, tràn dịch màng não, suy tim, đột quỵ, cuối cùng sẽ dẫn tới tử vong. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi các mạch máu bị vỡ, xuất huyết, do đó tỷ lệ người bệnh gặp phải biến chứng AVM não rất cao.
Để phòng ngừa biến chứng AVM não, các chuyên gia thường khuyến cáo cần khám sức khỏe, tầm soát nguy cơ bệnh định kỳ. Bên cạnh đó, người có nguy cơ cao nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hợp lý và sử dụng một số thực phẩm bổ sung chứa hoạt chất Huperzine A.
Theo một nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học đến từ Pháp, hoạt chất Huperzine A có khả năng hỗ trợ làm tăng tính bền thành mạch, hạn chế nguy cơ vỡ mạch, xuất huyết ở người mắc AVM não. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó làm giảm tối đa các triệu chứng tổn thương thần kinh như chậm nói, nói ngọng, yếu, liệt cơ…

Huperzine-A-duoc-chiet-xuat-chu-yeu-tu-cay-thach-tung-rang

Huperzine A được chiết xuất chủ yếu từ cây thạch tùng răng

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các biến chứng AVM não, các nhà nghiên cứu thường kết hợp Huperzine A với một số hoạt chất quý có trong các loại thảo dược như đinh lăng, thiên ma…. Sự kết hợp này không chỉ phòng ngừa, hạn chế di chứng AVM não mà còn giúp cải thiện chức năng tuần hoàn não, trí nhớ, thần kinh, ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Nhìn chung, AVM não là một căn bệnh nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh thường là bẩm sinh, khó phòng tránh nhưng có thể phát hiện và phòng ngừa biến chứng bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ và thay đổi chế độ sinh hoạt, bổ sung thực phẩm có lợi. Người bệnh có thể tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bằng cách để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay.

Bình luận