Dị dạng mạch máu não nguy hiểm thế nào? Có chữa được không?

Dị dạng mạch máu nào là căn bệnh bẩm sinh tiến triển từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bệnh không gây ra những triệu chứng điển hình, khó nhận biết nên có nguy cơ tử vong rất cao. Chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm được coi là biện pháp tốt nhất để đối phó với căn bệnh “chết người” ngày. Hãy tìm hiểu chi tiết các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Dị dạng mạch máu não là bệnh gì? 

Dị dạng mạch máu não (A brain arteriovenous malformation - viết tắt AVM) là hiện tượng kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch dẫn tới rối loạn cung cấp máu ở não.
Bình thường các động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến não và tĩnh mạch dẫn máu nghèo oxy trở lại phổi và tim. Dị dạng mạch máu sẽ phá vỡ quá trình vận chuyển này, khiến máu không đi qua các mao mạch, dẫn tới thiếu máu nhu mô não. Ngoài ra, các dị dạng mạch máu dễ bị vỡ sẽ gây chảy máu não. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai biến và đột quỵ não.

Di-dang-mach-mau-nao-co-ty-le-tu-vong-cao

Dị dạng mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao

Dị dạng mạch máu não là căn bệnh bẩm sinh, rất hiếm (thường chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số) những có tỷ lệ tử vong rất cao. Nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các triệu chứng bệnh cũng không thực sự điển hình. Do vậy, cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh này là khám tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị ngừa biến chứng nặng.

Dấu hiệu dị dạng mạch máu não

Theo các chuyên gia, dị dạng mạch máu não thường không gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu rõ ràng nào cho đến khi mạch máu bị vỡ, dẫn tới xuất huyết não. Hơn một nửa số ca bệnh dị dạng mạch máu não được phát hiện và xuất huyết não là triệu chứng đầu tiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo một số triệu chứng khác sau đây có thể liên quan đến dị dạng mạch máu não, gồm:

  • Động kinh.
  • Nhức đầu cục bộ hoặc dữ dội
  • Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể.

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ở những người không bị xuất huyết. Một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn như: mất thị lực, nói ngọng, nói khó, nhầm lẫn, mất trí nhớ tạm thời, yếu cơ, tê liệt vận động….
Các triệu chứng dị dạng mạch máu não thường xuất hiện từ độ tuổi 10 đến 40 tuổi và có xu hướng nặng dần theo thời gian. Phụ nữ có thai bị dị dạng mạch máu não thường xuất hiện nhiều triệu chứng hơn do thay đổi lượng máu và huyết áp. Một tình trạng dị dạng mạch máu não nghiêm trọng được gọi là dị dạng tĩnh mạch Galen có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn như: nổi tĩnh mạch nhìn thấy trên da đầu, tích tụ chất lỏng trong não, đầu sưng lên, co giật và suy tim sung huyết.

Các nguyên nhân dị dạng mạch máu não

Nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não hiện nay vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, hầu hết các trường hợp bệnh đều xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi, còn được gọi là dị dạng mạch máu não bẩm sinh. 

Hau-het-di-dang-mach-nao-xuat-hien-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi

Hầu hết dị dạng mạch não xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi

Bất cứ ai cũng có thể sinh ra với căn bệnh dị dạng mạch máu não. Một số thống kê cho rằng, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Đặc biệt. những đứa trẻ được sinh ra trong các gia đình có tiền sử mắc bệnh thường có nguy cơ cao hơn.

Dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không?

Theo dịch tễ học, có tới hơn 35% dân số bị dị dạng mạch máu não, chiếm khoảng 2% các cơn đột quỵ xuất huyết não mỗi năm. Điều đáng lo ngại là hầu hết phình động mạch não không vỡ, không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thường không biết, bỏ qua bệnh có đến khi xuất huyết não, đột quỵ dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Các biến chứng nguy hiểm của dị dạng mạch máu não bao gồm:

  • Xuất huyết não: Nguy cơ chảy máu do dị dạng mạch máu não lên tới khoảng 2% mỗi năm. Biến chứng này do tăng áp lực lên thành động mạch, tĩnh mạch dị dạng khiến chúng trở nên mỏng yếu, dễ vỡ.
  • Giảm oxy tới não: Do không có sự hỗ trợ từ mạng lưới mao mạch nên máu chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch với tốc độ nhanh khiến các mô não không hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết. Đây là nguyên nhân khiến các mô não hoạt động kém, thậm chí suy yếu và chết hoàn toàn, dẫn tới các triệu chứng như đột quỵ, tê bì, yếu liệt, mất thị lực…

>>> Xem thêm: Xuất huyết não có nguy hiểm không? Việc dùng thảo dược giúp cải thiện tình trạng ra sao? Xem ngay!

Chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu não bằng cách nào?

Dị dạng mạch máu thường không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường xem xét triệu chứng hiện tại và thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng bao gồm:

  • Chụp động mạch não: Đây là xét nghiệm chi tiết nhất có giá trị chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu não. Xét nghiệm sẽ có thấy vị trí, đặc điểm và mức độ dị dạng của các động mạch, tĩnh mạch, từ đó xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này sử dụng các chùm tia X để tạo hình ảnh cắt ngang chi tiết của hệ thống mạch máu não để phát hiện các bất thường.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến và nam châm điện để tạo ra hình ảnh chi tiết về các dị dạng mạch máu và mô não. MRI cũng cung cấp thông tin liên quan đến dị tật, chảy máu bất thường trong não giúp bác sĩ có cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.

Cac-ky-thuat-hien-dai-giup-chan-doan-xac-dinh-di-dang-mach-mau-nao-som

Các kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu não sớm

Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng dị dạng mạch máu não

Theo chuyên gia, triệu chứng dị dạng mạch máu não thường không điển hình nên rất khó phát hiện và điều trị đúng thời điểm. Người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ kết hợp phòng tránh, hạn chế tối đa tình trạng xuất huyết não sau khi phát hiện khối dị dạng.

Phương pháp điều trị dị dạng mạch máu não

Mục tiêu của việc điều trị dị dạng mạch máu não là ngăn ngừa xuất huyết và kiểm soát các biến chứng thần kinh. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ dị dạng, nguy cơ xuất huyết của các động mạch, tĩnh mạch não, tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. 
Các loại thuốc sẽ được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do dị dạng mạch máu não gây ra như đau đầu, co giật, tê bì… Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất. Có 3 phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay:

  • Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện thông qua phẫu thuật não thông thường. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp dị dạng mạch máu não bị chảy máu hoặc nằm trong khu vực có thể tiếp cận dễ dàng.
  • Gây tắc nội mạch: Dùng một ống dài, mỏng chèn vào động mạch chân, luồn qua các mạch máu để giảm lưu lượng máu vào mạch máu bị dị dạng.
  • Kỹ thuật xạ phẫu não: Kỹ thuật này sử dụng chùm tia bức xạ để phá hủy các mạch máu dị dạng.

Phòng tránh dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não phần lớn là bẩm sinh do vậy rất khó để phòng tránh được. Tuy nhiên, người có dị dạng mạch máu não có lối sống lành mạnh, thể dục, thể thao, không hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu sẽ ít có nguy cơ bị vỡ mạch máu hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa Huperzine A - một hoạt chất quý được có tác dụng bảo vệ mạch máu và não bộ.

Huperzine-A-giup-bao-ve-mach-mau,-phong-tranh-bien-chung-di-dang-mach-nao

Huperzine A giúp bảo vệ mạch máu, phòng tránh biến chứng dị dạng mạch não

Huperzine A được chiết xuất lần đầu tiên vào năm 1948 từ cây thạch tùng răng. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của hoạt chất này trong việc chống oxy, tăng sức bền thành mạch, hạn chế vỡ mạch, xuất huyết. Người bệnh có dị dạng mạch máu sử dụng Huperzine A có thể giảm nguy cơ xuất huyết não và đột quỵ.
Bên cạnh đó, Huperzine A còn được kết hợp với đinh lăng, thiên ma vào cao natto để ứng dụng cải thiện các chức năng thần kinh não bộ sau điều trị phẫu thuật dị dạng mạch máu não. 

>>> Xem thêm: Huperzine A - Hoạt chất vàng cho các vấn đề về não bộ

Tóm lại, dị dạng mạch máu não là tình trạng bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao, có thể dẫn tới tử vong. Bệnh thường là bẩm sinh nên khó phòng tránh. Tuy nhiên, người bệnh có thể xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh. Liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp kịp thời các thắc mắc của bạn về căn bệnh này.

Bình luận