Mất trí nhớ tạm thời là bệnh gì?
Mất trí nhớ tạm thời là tình trạng người bệnh đột ngột quên hoặc nhầm lẫn một số sự kiện, sự việc xảy ra trong quá khứ ngắn và không thể kình thành ký ức mới. Đôi khi, họ không thể xác định được mình là ai, đang làm gì, đang ở đâu và tại sao lại có mặt ở địa điểm này… Tình trạng này còn được gọi là mất trí nhớ ngắn hạn hay mất trí nhớ thoáng qua.
Mất trí nhớ tạm thời thường không liên quan đến các tổn thương thần kinh tại não như động kinh, đột quỵ, cũng không xuất hiện các dấu hiệu tổn thương thực thể như tê liệt tay chân, cử động không chủ động hay khó giao tiếp. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đột ngột như:
- Mất phương hướng, lú lẫn thời gian, nhầm lẫn sự kiện trong một thời gian ngắn hạn.
- Khó liên kết, hồi tưởng các sự kiện, sự việc xảy ra trước đó.
- Quên đồ, mất đồ, lặp đi lặp lại một số câu hỏi hay hành động.
Đột nhiên thức dậy bị mất trí nhớ ngắn hạn khiến nhiều người lo lắng
Các triệu chứng mất trí nhớ tạm thời thường xảy ra trong thời gian ngắn, đột ngột và cải thiện dần theo thời gian. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng bệnh ngay sau khi ngủ dậy, uống rượu bia, quan hệ tình dục, sử dụng thuốc an thần, vận động mạnh, chấn thương do va đập, làm việc quá sức… Trong thời gian phục hồi, các ký ức sẽ từ từ xuất hiện lại và thường không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy xảy ra thường xuyên, bạn cần cảnh giác với một số tổn thương thần kinh não bộ nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp cải thiện
Mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Thông thường, mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy có thể được cải thiện và không gây ra biến chứng hay tổn thương não bộ nào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang gặp nguy cơ về sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, mất trí nhớ vĩnh viễn… Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tại sao bạn bị mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy?
Chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy thường xảy ra đột ngột và có thể gặp ở cả người già và người trẻ. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này được cho là do các tế bào thần kinh không liên lạc với nhau một cách trơn tru, hài hòa, dẫn tới rối loạn khả năng ghi nhớ, tập trung và hình thành kí ức mới.
Một số yếu tố được coi là nguyên nhân khởi phát tình trạng bệnh như:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc an thần, điều trị mất ngủ, thuốc giãn cơ, giảm đau, chống trầm cảm, kháng histamin… có thể gây ra chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy.
- Mất ngủ, thiếu ngủ: Khoảng thời gian chúng ta ngủ là thời điểm để não bộ xâu chuỗi lại các sự kiện, hình thành ký ức mới ổn định, nghỉ ngơi. Nếu thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên, não bộ sẽ rơi vào trạng thái “quá tải”, hoạt động kém và rối loạn chức năng.
Thường xuyên mất ngủ có thể khiến bạn bị mất trí nhớ tạm thời khi thức dậy
- Căng thẳng, lo âu: Căng thẳng, lo âu kéo là nguyên nhân dẫn đến những giấc ngủ kém chất lượng, khiến não bộ hoạt động kém, mất tập trung, gây ra tình trạng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy.
- Sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, alcohol, caffeine, ma túy…
- Chế độ ăn uống kém: Cung cấp thiếu các dưỡng chất cần thiết cho não bộ như: Omega-3, sắt, omega-6, Phosphatidylserine, EPA, DHA,... sẽ khiến quá trình ghi nhớ, truyền tải thông tin bị giảm sút.
>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tăng cường trí nhớ bạn không nên bỏ lỡ!
Phòng ngừa chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy nhờ thảo dược
Mất trí nhớ tạm thời không do bệnh lý tổn thương thần kinh, thực thể hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả được. Người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế tối đa việc tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích, có hại cho não bộ. Bên cạnh đó, hãy tập trung cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường các chất có lợi như các loại Omega, DHA, EPA, Axit amin, Axit béo lành mạnh để giúp hoạt động của tế bão não trơn tru, khỏe mạnh.
Ngoài ra, một chế độ tập luyện thể thao thường xuyên cũng giúp tăng cường hoạt động cung cấp oxy lên não, thúc đẩy quá trình truyền nhận thông tin, cảm giác hiệu quả hơn.
Quan trọng hơn, người bệnh cần bổ sung thêm Huperzine A - một hoạt chất được chứng minh tốt cho não, phòng ngừa chứng mất trí nhớ tạm thời hiệu quả. Huperzine A được các nhà khoa học tại Pháp chứng minh về tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giúp phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng suy giảm trí nhớ (nghiên cứu năm 2001).
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp từ năm 2002 tại Hoa Kỳ đã cho thấy Huperzine A chống lại được các trạng thái thoái hóa thần kinh, rối loạn dẫn truyền và liên kết cục bộ. Từ những thành quả nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ứng dụng Huperzine A trong hỗ trợ điều trị chứng mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy và phòng ngừa các biến chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Phòng ngừa mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy bằng Huperzine A
Huperzine A được phân lập chủ yếu từ cây thạch tùng răng. Để đạt hiệu quả phòng bệnh vượt trội, các chuyên gia thường kết hợp với đinh lăng, thiên ma và cao natto. Sự kết hợp này giúp tăng hiệu quả chống thoái hóa tế bào thần kinh, hỗ trợ tăng cường liên kết, dẫn truyền thần kinh, cải thiện chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và chức năng cơ tròn.
Mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy có thể khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Vấn đề này không hiếm gặp, ít gây ra tổn thương sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan. Khi thấy những triệu chứng bệnh nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên, hãy liên hệ ngay chuyên gia. Nếu còn thắc mắc về tình trạng bệnh của mình, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc lời nhắn bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay.