Đãng trí ở người già là bệnh gì?
Bệnh đãng trí ở người già (hay suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi) là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng trí nhớ và nhận thức của người bệnh ngày càng kém đi do sự thoái hóa của não bộ. Bệnh gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống của người già với một số biểu hiện như giảm sự tập trung, khả năng tư duy kém đi, hay quên,…
Nguyên nhân gây ra bệnh đãng trí ở người già
Bệnh đãng trí ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Tuổi tác
Đây có thể coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đãng trí ở người già. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh ở não bộ bị phá hủy. Do đó, càng lớn tuổi thì con người càng gặp khó khăn trong việc tiếp thu và ghi nhớ thông tin.
Tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
Người già thường ngủ ít, hay tỉnh giấc vào lúc rạng sáng và khó đi ngủ lại. Điều này khiến họ dễ thay đổi tâm trạng và trở nên lo lắng, căng thẳng,… dẫn đến các vấn đề về trí nhớ.
>>> XEM THÊM: Mất trí nhớ sau va chạm
Sử dụng thuốc
Một số thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp,… có thể gây tác dụng phụ là giảm trí nhớ, kém tập trung ở người già.
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kính thích
Đồ uống chứa cồn cũng như các chất kích thích có thể ảnh hưởng tới trí nhớ ngắn hạn, gây ra bệnh đãng trí ở người già. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sự lưu thông oxy lên não, khiến trí nhớ người già giảm sút.
Bệnh Alzheimer
Alzheimer xảy ra do tổn thương tế bào thần kinh và sự thoái hóa não bộ không hồi phục, làm giảm khả năng tư duy của người bệnh, khiến họ quên dần những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe như suy giáp, tai biến mạch máu não, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não cũng là nguyên nhân gây bệnh đãng trí ở người già.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đãng trí ở người già
Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết bệnh đãng trí ở người già:
- Người bệnh có thể quên ngay những gì vừa nghe, những điều bản thân dự định làm.
- Bệnh nhân thường xuyên quên một số từ ngữ đơn giản.
- Có thể bị lạc ở những địa điểm rất quen thuộc hoặc không thể nhớ làm cách nào để đến được nơi đó hay từ đó trở về nhà.
- Quên đi vị trí của một số đồ vật mà bệnh nhân thường để ở những nơi quen thuộc.
- Tâm trạng người bệnh thay đổi thất thường, cả tính cách lẫn hành vi.
- Thậm chí nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể quên đi cách thực hiện một số bước sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân, mặc áo quần, ăn uống,…
- Khó khăn trong việc tính toán và sử dụng các con số.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đãng trí ở người già
Nếu bạn hay người thân xuất hiện các dấu hiệu hay quên thì hãy thực hiện một số biện pháp dưới đây để có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Cần làm gì để điều trị và phòng ngừa bệnh đãng trí ở người già?
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau củ và uống trà xanh vì những thực phẩm này chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, có thể giữ cho các tế bào não không bị “rỉ sét”. Đồng thời, việc ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó,… có tác dụng rất tốt cho não bộ và trí nhớ của người già.
Ngoài ra, bệnh nhân không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo có hại như mỡ động vật.
>>> XEM THÊM: Tiểu không tự chủ ở người già
Xây dựng lối sống lành mạnh
Đối với người già bị đãng trí, việc xây dựng một lối sống lành mạnh có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh, bao gồm:
- Rèn luyện trí não: Người già nên thường xuyên đọc sách, báo, chơi cờ, xem tivi hay tham gia các hoạt động tập thể,… Những hoạt động này giúp người già luôn giữ được đầu óc minh mẫn, tỉnh táo và cải thiện trí nhớ khá hiệu quả.
- Không nên hoạt động trí óc liên tục quá 3 giờ: Do điều này có thể gây căng thẳng đầu óc ở người già, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để cải thiện trí nhớ của người cao tuổi. Thiếu ngủ khiến các tế bào thần kinh ở não bộ giảm sự phát triển, gây ra vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và quyết định.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn sẽ cải thiện tình trạng đãng trí ở người già, đồng thời còn giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Người cao tuổi có thể luyện tập 3 – 4 lần/tuần các môn thể thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…
Đọc sách giúp người già giữ được đầu óc tỉnh táo, minh mẫn
Sử dụng các thảo dược tự nhiên
Một số loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện bệnh đãng trí ở người già như:
- Thạch tùng răng: Một nghiên cứu được thực hiện bởi N Callizot và cộng sự tại Pháp cho thấy, chiết xuất thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa nguy cơ Alzheimer cũng như suy giảm trí nhớ hiệu quả… Vì vậy, một số công ty dược lớn trên thế giới hiện nay đã phối hợp thạch tùng răng với một số hoạt chất khác như cao natto, thiên ma, vitamin nhóm B… để cải thiện bệnh đãng trí ở người già.
- Đinh lăng: Trong đinh lăng có chứa nhiều các vitamin nhóm B, vitamin C, 20 loại acid amin và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Những thành phần này có công dụng chống stress, giúp giải tỏa lo âu, mệt mỏi, kích thích các hoạt động của thần kinh não bộ. Hiện nay, thảo dược này được coi là một vị thuốc sử dụng trong việc cải thiện và phòng chống bệnh đãng trí ở người già.
Ngoài 2 thảo dược này, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng các thảo dược khác như thiên ma, cao natto,... giúp tăng khả năng cải thiện bệnh đãng trí.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh đãng trí ở người già, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách cải thiện. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy ghi lại số điện thoại hoặc bình luận để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo: