Bị thiếu máu não uống nước gì để cải thiện và ngăn tái phát?

Biết được thông tin thiếu máu não uống nước gì sẽ giúp người bệnh sớm cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những loại nước tốt nhất cho người bệnh thiếu máu não cùng những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia để xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh.

Bị thiếu máu não uống nước gì thì tốt?

Các chuyên gia đánh giá chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò như một giải pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não cực kỳ quan trọng. 
Trong đó, biết được thiếu máu não uống gì sẽ giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn phù hợp, góp phần cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát trong tương lai và nâng cao sức khỏe toàn trạng. 
Sau đây là những loại nước tốt nhất nên xuất hiện trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh thiếu máu não:

Nước ép từ rau quả giúp tăng lượng máu não

Nước ép từ rau xanh và trái cây chắc chắn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi trả lời câu hỏi thiếu máu não uống nước gì tốt. Với thành phần giàu vitamin và khoáng chất, loại nước này không chỉ giúp giải khát, tăng cường sức khoẻ chung mà còn là cách làm máu lưu thông lên não hiệu quả, ngăn ngừa thiếu máu não.
- Nước ép giàu sắt và chất tạo máu: Nước ép từ cà rốt hay các loại rau màu xanh đậm (bông cải xanh, rau cần tây)… đều là các siêu thực phẩm cho người bị thiếu máu não, giúp duy trì lượng hồng cầu phù hợp và ngăn ngừa biến chứng đột quỵ.

Nuop-ep-ca-rot-giau-sat-va-chat-tao-mau-nen-rat-tot-cho-nguoi-bi-thieu-mau-nao

Nướp ép cà rốt giàu sắt và chất tạo máu nên rất tốt cho người bị thiếu máu não

- Nước ép giàu vitamin C: Bạn có thể sử dụng luân phiên nước ép cam, bưởi, táo, ổi, kiwi, quýt, nho, dưa hấu, cà chua, củ cải đường hàng ngày để tăng cường hoạt động bộ não.
- Nước ép giàu chất chống oxy hoá: Một số loại như nước ép việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, cherry,… giúp chống viêm và bảo vệ tế bào não, cải thiện triệu chứng thiếu máu não như stress, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, choáng váng,…

>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường

Nước lọc giúp cải thiện thiếu máu não

Nước lọc là thức uống quan trọng cần được nhắc đến để trả lời cho câu hỏi thiếu máu lên não uống gì. Loại nước đơn giản mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày giúp các cơ quan trong cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì thế, tác dụng của nước rất quan trọng với người thiếu máu não, khi mà các tế bào não đang thiếu hụt nghiêm trọng chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động.
Tốt nhất, bạn nên uống tối thiểu khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, chia đều thành nhiều lần. Trường hợp thời tiết nóng bức hay lao động nặng nhọc, lượng nước có thể tăng lên 3 lít tùy vào nhu cầu của người bệnh.

Đậu nành giúp cải thiện triệu chứng do thiếu máu não

Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ và đặc biệt là hoạt chất lecithin rất tốt cho người bị thiếu máu não. Các món ăn từ đậu nành đều có thể giúp tăng dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng phản xạ của não bộ. Nhờ đó, tình trạng tư duy chậm chạp hay suy giảm trí nhớ do thiếu máu não sẽ được cải thiện đáng kể.

Nguoi-bi-thieu-mau-nao-nen-bo-sung-dau-nanh-vao-che-do-an-hang-ngay

Người bị thiếu máu não nên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày

Khi chế biến đậu nành, người bệnh cần lưu ý nấu chín kỹ, không dùng cùng với đường đỏ, trứng mà nên ăn cùng với những thực phẩm chứa tinh bột (bánh mì, bánh bao,…). Nếu dùng sữa đậu nành, bạn không nên uống quá nhiều, tối đa chỉ khoảng 500ml/ngày. 

Sữa giúp tăng chức năng não bộ

Thiếu máu não uống sữa gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Trên thực tế, để tăng lưu lượng máu não, người bệnh nên sử dụng một số loại sữa như sữa bò hữu cơ, sữa ít béo hoặc đã tách béo và sữa chua. 
Sở dĩ như vậy là vì 3 loại sữa trên rất giàu dinh dưỡng, tốt cho tiêu hoá và não bộ nhưng lại không tăng lipid máu - nguyên nhân khiến tình trạng thiếu máu não thêm trầm trọng.

>>> Xem thêm: Bị thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì để nhanh cải thiện?

Trà giúp phòng ngừa biến chứng do thiếu máu não

Nếu được sử dụng đúng cách thì một số loại trà cũng là một trong những câu trả lời không thể thiếu cho vấn đề thiếu máu lên não nên uống nước gì.
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã làm sáng tỏ vai trò của một số loại trà với người bệnh thiếu máu não. Ví dụ như trà gừng giúp cải thiện một số triệu chứng khó chịu như đau đầu, choáng váng, buồn nôn do thiếu máu não gây ra. Hay trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá lớn, giúp tăng tuần hoàn máu não và phòng ngừa biến chứng đột quỵ cho người bệnh.

Thảo dược hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não

Không thể phủ nhận việc biết được thiếu máu não nên uống nước gì    là vô cùng quan trọng với người bệnh. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để đạt được hiệu quả điều trị thiếu máu não tốt nhất. Do đó, nhiều chuyên gia đều tư vấn cho người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm một số thảo dược giúp giảm nhẹ triệu chứng thiếu máu não, ngăn ngừa biến chứng và tránh tái phát.

Su-dung-them-thao-duoc-giup-nang-cao-hieu-qua-dieu-tri-thieu-mau-nao

Sử dụng thêm thảo dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị thiếu máu não

Thống kê từ các bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não, có 4 thảo dược thường được sử dụng nhiều nhất, đó là Thạch tùng răng, Thiên ma, Đinh Lăng, cao Natto. Gần đây nhất, nhóm các nhà khoa học hàng đầu người Pháp đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng từ chiết xuất Thạch tùng răng và nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn. Kết quả nghiên cứu cho thấy thảo dược này giúp bảo vệ tế bào não và cải thiện triệu chứng suy giảm trí nhớ do thiếu máu não hiệu quả.
Khi kết hợp Thạch tùng răng với Thiên ma, Đinh lăng, cao Natto thì hiệu quả thực tế tăng lên nhiều lần. Thời gian đầu sử dụng, các thảo dược này giúp tăng tuần hoàn máu não và giúp máu dễ lưu thông về não, từ đó cải thiện triệu chứng thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, khó vận động, suy giảm trí nhớ,… Về lâu dài, sự kết hợp hoàn hảo này giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát thiếu máu não, phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức năng não bộ cho người bệnh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ cho vấn đề thiếu máu não uống nước gì để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, ngăn tái phát. Nếu bạn vẫn còn lo lắng hoặc băn khoăn về bệnh lý này, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho riêng tình trạng bệnh của bạn.

Bình luận