Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi - Cần làm gì để phòng tránh?

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi chiếm khoảng 10% tổng số các ca bệnh Alzheimer hiện nay và ngày càng gia tăng. Ở người trẻ, chứng bệnh này khó chẩn đoán phát hiện sớm, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Vậy, làm thế nào để nhận biết và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là gì? Xảy ra khi nào?

Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ, thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Người bệnh thường có triệu chứng giảm hoặc mất dần trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng ghi nhớ, đọc hiểu, nhận thức, phán đoán,… theo thời gian. 
Ở những trường hợp nặng, căn bệnh này còn làm đi mất đi khả năng tự vận động, sinh hoạt hàng ngày, khiến người mắc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Mặc dù Alzheimer phổ biến hơn ở những lớn tuổi, tuy nhiên, người trẻ vẫn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Đây được xem là trường hợp khởi phát sớm, gọi là bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi, chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc bệnh Alzheimer. 

Benh-Alzheimer-o-nguoi-tre-tuoi-khong-hiem-gap

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi không hiếm gặp

>>> Xem thêm: Triệu chứng của người bị bệnh Alzheimer. TÌM HIỂU NGAY!

Bệnh Alzheimer ở người trẻ thường khởi phát từ sau tuổi 30. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa trường hợp bệnh khởi phát sớm với những thay đổi về mặt di truyền gen. 
Cụ thể, nếu người bệnh mang 1 trong 3 gen đột biến liên quan đến bệnh Alzheimer sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm: APP (1 loại protein tiền thân trên nhiễm sắc thể 21), PSEN1 (presenilin trên nhiễm sắc thể 14) và PSEN2 (presenilin trên nhiễm sắc thể 1).
Hiện nay, xét nghiệm di truyền là cách hiệu quả để biết được bạn có mang 3 mã gen này không, từ đó chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ. Nếu bạn mang 1 gen khởi phát chứng bệnh hay quên ở người trẻ tuổi này, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách phòng ngừa tối đa nguy cơ khởi phát.

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi thường gặp

So với Alzheimer ở người cao tuổi, những người trẻ mắc phải căn bệnh này thường khó phát hiện hơn. Người bệnh có thể gặp một triệu chứng như lúc nhớ lúc quên, khó tập trung, dễ cáu gắt,… nhưng thường chủ quan, không thăm khám chẩn đoán xác định kịp thời. Do đó, họ thường để lỡ “thời gian vàng” để điều trị bệnh hiệu quả, dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng nổi bật dưới đây, người trẻ nên đi khám để sớm xác định nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Quên nơi cất đồ vật, quên một số sự kiện xảy ra trước đó, khó tập trung, khó tiếp nhận kiến thức mới, khó khăn trong việc suy luận các vấn đề mà trước đó bạn giải quyết rất tốt,... Một số trường hợp nặng có thể giảm khả năng đọc, nói, hiểu, phán đoán sự việc,…

  • Rối loạn ngôn ngữ:

Thường xuyên nói lắp, khó diễn đạt lời nói, nói ngọng, nói lặp đi lặp lại,…

  • Rối loạn cảm xúc:

Lo âu, căng thẳng, stress, ảo tưởng, dễ thay đổi tính cách, dễ cáu gắt, nóng giận, thờ ơ, chán nản, thích đi lang thang, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.

Nguoi-tre-tuoi-co-the-gap-trieu-chung-“nho-nho-quen-quen”-khi-mac-benh

Người trẻ tuổi có thể gặp triệu chứng “nhớ nhớ quên quên” khi mắc bệnh

Những triệu chứng Alzheimer ở người trẻ tuổi khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với những chứng bệnh căng thẳng, trầm cảm, mất tập trung tạm thời,… Tuy nhiên, người trẻ không nên chủ quan nếu xuất hiện những triệu chứng trên. Hãy đi khám chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra, loại trừ các bệnh lý về thần kinh, não bộ, từ đó mới có phương pháp điều trị và kiểm soát hiệu quả.

Nguyên nhân người trẻ mắc bệnh Alzheimer

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân gây ra chứng bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi. Ngoài sự lão hóa của não bộ không chỉ bởi tuổi tác, tình trạng xuất hiện nhiều gốc tự do làm giảm số lượng tế bào thần kinh, thì lối sống, căng thẳng cũng là nguyên nhân thúc đẩy căn bệnh Alzheimer khởi phát sớm.
Cụ thể, các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố khiến người trẻ bị Alzheimer sớm, bao gồm:

  • Căng thẳng, áp lực công việc, học hành.
  • Làm quá nhiều việc cùng lúc.
  • Thiếu ngủ hay mất ngủ thường xuyên.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafein, ma túy,…
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu các vitamin và dưỡng chất có lợi, dư thừa chất béo, chất độc hại từ việc tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, đồ hộp, đường hóa học,…
  • Dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ thông tin, lười ghi nhớ, lười sử dụng não bộ,…

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tăng cường trí nhớ bạn không nên bỏ lỡ!

Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi

Việc chẩn đoán sớm, chính xác bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi trong giai đoạn khởi phát là yếu tố quan trọng để xác định được phương pháp điều trị và kiểm soát biến chứng tốt nhất.

Phương pháp chẩn đoán Alzheimer

Hiện nay, việc chẩn đoán chính xác bệnh Alzheimer ở giai đoạn khởi phát gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các phương pháp đều chỉ giúp hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, khó có đủ cơ sở để xác định chính xác rằng bạn có đang bị Alzheimer không. Tuy nhiên, đây vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Người bệnh cần đi khám chuyên khoa thần kinh. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh, yếu tố nguy cơ như di truyền, môi trường sống và kết quả từ kỹ thuật cận lâm sàng gồm CT não, cộng hưởng từ MRI, bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân bệnh. Từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Chup-cong-huong-tu-giup-ho-tro-chan-doan-benh-Alzheimer-o-nguoi-tre-tuoi

Chụp cộng hưởng từ giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi

Cách điều trị Alzheimer ở người trẻ tuổi

Nguyên tắc điều trị Alzheimer ở người trẻ tuổi thường kết hợp dùng thuốc và sử dụng liệu pháp tinh thần giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi có các biểu hiện bệnh. Các loại thuốc giúp duy trì chức năng thần kinh, kiểm soát hành vi sẽ làm nhẹ triệu chứng và giảm bớt áp lực cho người chăm sóc.
Bên cạnh đó, sự chăm sóc, động viên của người thân, bạn bè là điều vô cùng quan trọng giúp người bệnh giữ vững tâm lý trong con đường “chiến đấu với bệnh tật”. Do vậy, người bệnh và người thân nên chia sẻ thẳng thắn với nhau về suy nghĩ, cảm xúc để việc điều trị Alzheimer được thuận lợi, có kết quả tốt.
Không chỉ điều trị, việc phòng ngừa biến chứng Alzheimer ở người trẻ tuổi rất quan trọng, giúp người bệnh có được cuộc sống thoải mái, lâu dài, chia sẻ áp lực chăm sóc với người thân. Vào năm 2021, nghiên cứu của N Callizot  và các cộng sự tại Pháp đã cho thấy chiết xuất huperzine A trong cây thạch tùng răng có hiệu quả tốt trong phòng ngừa, kiểm soát biến chứng bệnh Alzheimer.

Hoat-chat-trong-thach-tung-rang-giup-ho-tro-cai-thien-benh-Alzheimer

Hoạt chất trong thạch tùng răng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh Alzheimer

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất huperzine A giúp loại bỏ tối đa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó phòng ngừa nguy cơ Alzheimer. Đặc biệt, khi kết hợp với các thảo dược quý như đinh lăng, thiên ma, natto sẽ hỗ trợ tối đa việc cải thiện triệu chứng sa sút trí tuệ ở người bị Alzheimer, đồng thời phòng ngừa biến chứng về thần kinh, vận động, ngôn ngữ và cảm xúc ở người bệnh trẻ tuổi.

Cần làm gì để phòng tránh Alzheimer ở người trẻ tuổi?

Để hạn chế mắc bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi, một số lưu ý dưới đây bạn chớ bỏ qua:
Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng hiệu quả thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Dành thời gian thư giãn để giảm bớt áp lực, căng thẳng, lo âu hàng ngày.

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, đường hóa học…
  • Tạo thói quen tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, vừa giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer vừa phòng tránh béo phì.
  • Tăng cường các hoạt động giao tiếp xã hội, thường xuyên đọc sách, ghi chép, học ngôn ngữ hoặc bộ môn nghệ thuật mới.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát nguy cơ mắc bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi gia tăng là dấu hiệu đáng báo động. Áp lực cuộc sống, công việc, gia đình khiến nhiều bạn trẻ khó kiểm soát được lối sống lành mạnh, khoa học. Tuy vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức khoa học đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Bình luận