Tai biến nhẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tai biến nhẹ thực chất là cơn thiếu máu não thoáng qua, xảy ra đột ngột, thường không gây liệt nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị tai biến nặng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được cách nhận biết, xử lý khi gặp phải tình trạng tai biến nguy hiểm này.

Tai biến nhẹ là gì? Đánh giá mức độ cơn tai biến nhẹ

Tai biến (hay đột quỵ) là tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh trung ương khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết. Dựa trên thang điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) gồm 6 yếu tố: Mức độ ý thức, thị lực, chức năng vận động, cảm giác - mức độ chú ý, chức năng tiểu não và ngôn ngữ, các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ tai biến nặng hay nhẹ. Nếu điểm NIHSS là 5/42, người bệnh được xác định là tai biến nhẹ. Tai biến nặng có mức điểm từ 24 trở lên.

tai-bien-nhe-tiem-an-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Tai biến nhẹ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Tai biến nhẹ thực chất là cơn thiếu máu não thoáng qua (transient cerebral ischemia) hay cơn tai biến mạch máu não phục hồi nhanh. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não đột ngột dừng cung cấp máu nuôi dưỡng não. Hậu quả là các tế bào não thiếu oxy, sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và gây ra triệu chứng rối loạn thần kinh khu trú như: Nói khó, mất thăng bằng, đi đứng không vững,…

Tai biến mạch máu não nhẹ là dạng tai biến có thời gian hồi phục nhanh. Các triệu chứng xuất hiện trong khoảng từ vài phút đến vài giờ và không gây yếu liệt. Dù vậy, đây vẫn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thiếu máu não thực sự, làm tăng tỷ lệ tai biến nặng - nguyên nhân tử vong hàng đầu trong nhiều năm gần đây.

Những dấu hiệu tai biến nhẹ

Các triệu chứng tai biến nhẹ xảy ra do vùng não bị tổn thương do thiếu oxy tạm thời. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tắc nghẽn mạch máu não khi xuất hiện các cục máu đông, làm gián đoạn sự vận chuyển oxy đến não. 

cuc-mau-dong-la-nguyen-nhan-truc-tiep-gay-ra-con-tai-bien-nhe.webp

Cục máu đông là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn tai biến nhẹ

Tùy theo vị trí và mức độ vùng não bị tổn thương mà bệnh nhân có các dấu hiệu tai biến nhẹ như:

  • Đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc nôn ói đột ngột và dữ dội (giống các triệu chứng rối loạn tiền đình).
  • Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc mù thoáng qua ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Suy giảm hoặc mất trí nhớ tạm thời, đột nhiên mất định hướng về không gian và thời gian trong vài phút đến vài giờ.
  • Khó nuốt.
  • Rối loạn ngôn ngữ đột ngột: Khó nói, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc không nói được.
  • Tê yếu, run tay, chân 1 bên hoặc nửa người; Đi đứng không vững, dễ té ngã.

Các triệu chứng tai biến nhẹ thường không rõ ràng và dữ dội như tình trạng tai biến mạch máu não nặng. Chúng thường xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 2 đến 30 phút sau đó hết hẳn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng tai biến nhẹ vài lần/năm hoặc 2 - 3 lần trong vài năm.

>>> XEM THÊM: Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tai biến nhẹ

Xác định được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả tình trạng tai biến nhẹ.

Nguyên nhân gây tai biến nhẹ

Cơn tai biến mạch máu não nhẹ xảy ra khi máu lưu thông đến não không tốt. Tình trạng này thường xuất hiện ở người mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp như:

  • Bệnh cao huyết áp khiến thành mạch bị rạn, nứt, tạo thành các chỗ phình nhỏ, nguy cơ vỡ mạch gây xuất huyết não, dẫn tới tai biến.
  • Bệnh xơ vữa động mạch khiến lòng mạch máu hẹp lại, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não.
  • Các bệnh lý tim mạch như loạn nhịp tim, rung nhĩ, hẹp van tim,...
  • Các bệnh mạch máu như dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu não, u não, máu khó đông,…
  • Bệnh tiểu đường: Làm thành mạch máu kém bền, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch và xuất huyết.

cac-benh-ly-ve-tim-mach-huyet-ap-co-the-la-nguyen-nhan-dan-toi-tai-bien-nhe.webp

Các bệnh lý về tim mạch, huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn tới tai biến nhẹ

Ai là người có nguy cơ dễ bị tai biến?

Các chuyên gia chỉ ra những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua cao hơn so với bình thường, gồm:

  • Người trên 55 tuổi.
  • Người có tiền sử gia đình bị tai biến, đột quỵ.
  • Người thừa cân, béo phì, lười vận động.
  • Người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, hồng cầu, đau nửa đầu.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích như ma túy, heroin,…
  • Nguy cơ bị tai biến ở phụ nữ cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Sự nguy hiểm của cơn tai biến mạch máu não nhẹ

Hầu hết các bệnh nhân tai biến nhẹ có thể tự hồi phục nhanh chóng nên thường chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, đây là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng bởi theo các chuyên gia, mức độ tai biến có thể nặng dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 15% số bệnh nhân tai biến nhẹ có nguy cơ tiến triển thành tai biến nặng (hay đột quỵ) trong vòng 3 tháng. Hơn một nửa trong số đó thường bị đột quỵ trong vòng 48 giờ sau cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó. 

Nguy hiểm hơn là các cơn thiếu máu não thực sự có thể dẫn tới hôn mê và để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thậm chí là tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm, kiểm soát và điều trị kịp thời, đúng cách là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tai biến nhẹ.

Điều trị và phòng ngừa tai biến nhẹ

Tai biến nhẹ thường không gây tổn thương, biến chứng ngay tại thời điểm xuất hiện. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não nghiêm trọng đang đến gần. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của cơn tai biến nhẹ, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể. Việc điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao như bệnh nhân cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… sẽ góp phần làm giảm tối đa các nguy cơ đột quỵ sau này.

kham-bac-si-kip-thoi-giup-giam-nguy-co-bien-chung-nang-sau-tai-bien-nhe.webp

Khám bác sĩ kịp thời giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng sau tai biến nhẹ

Sử dụng thuốc giúp kiểm soát tai biến nhẹ

Điều trị triệu chứng: Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng tại thời điểm khởi phát để chỉ định thuốc hay biện pháp điều trị phù hợp. Thuốc sử dụng trong điều trị tai biến nhẹ chủ yếu là thuốc chống đông máu, phổ biến nhất là aspirin để ngăn hình thành cục máu đông. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp các loại thuốc chống huyết khối và làm bền vững thành mạch khác như: Heparin, clopidogrel,…

Điều trị dự phòng: Trường hợp có tiền sử mắc các bệnh lý nền về tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường cần điều trị dự phòng để kiểm soát nguy cơ tái phát và biến chứng. Tùy theo tiền sử bệnh nền, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc điều trị phù hợp.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tai biến nhẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống phù hợp. Bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi, ngũ cốc nguyên hạt,… để cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và axit folic như súp lơ, rau xanh, đậu bắp,… cũng giúp ngăn ngừa ngừa nguy cơ tai biến rất tốt. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu vitamin K như gan, lòng đỏ trứng, măng tây,… và thực phẩm nhiều muối, đạm, chất béo như thịt đỏ, nội tạng động vật để tránh tai biến tái phát.

>>> XEM THÊM: Bấm huyệt chữa tai biến

Thảo dược giúp cải thiện tai biến nhẹ

Cùng với việc dùng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng, người mắc nên kết hợp sử dụng một số loại thảo dược như: Thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma, cao natto,... để giúp kiểm soát tình trạng tai biến nhẹ, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn.

mot-so-thao-duoc-giup-phong-va-cai-thien-bien-chung-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Một số thảo dược giúp phòng và cải thiện biến chứng tai biến mạch máu não

Một nghiên cứu được thực hiện bởi RK Gordon và các đồng nghiệp từ năm 2002 tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra hoạt chất Huperzine A trong cây thạch tùng răng có thể làm giảm biến chứng thần kinh như rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ tạm thời, liệt vận động,… ở những người tai biến mạch máu não. Nguyên nhân là do hoạt chất Huperzine A này có khả năng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do ở các tế bào thần kinh. Do vậy, chúng mang lại nhiều lợi ích trong điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nhật Bản năm 1987 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng nattokinase trong cao natto có thể làm tan cục máu đông, tác nhân gây tai biến mạch máu não hiệu quả. Hoạt chất này kết hợp với các thành phần đinh lăng, L-Carnitine, sulbutiamine (dẫn xuất của vitamin B1) giúp làm tăng tuần hoàn não, hoạt hóa nhẹ vỏ não, giảm nguy cơ huyết khối.

Tai biến nhẹ mặc dù không gây nguy hiểm ngay nhưng cần được phát hiện, điều trị và dự phòng sớm, kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau. Nếu còn thắc mắc về tình trạng này, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, www.webmd.comwww.mayoclinic.org

Bình luận